Hôm nay,  

‘biển Nhỏ’ Của Dân Nghèo

10/03/200900:00:00(Xem: 2668)

‘BIỂN NHỎ’ CỦA DÂN NGHÈO 

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, trên địa bàn tỉnh Cà Mau, có  đầm Thị Tường với địa hình giống như biển nhỏ trong đất liền, hiền hoà đùm bọc người dân nghèo khó bao đời nay. Con cá, con tôm trong đầm đã nuôi sống họ trong cảnh nghèo nàn. Về sự hình thành và nguồn gốc tên của đầm này cũng có nhiều truyền thuyết như ghi nhận của báo Lao Động qua đoạn ký sự như sau.
Theo truyền thuyết của người dân tại đây, ngày xưa chúa Hổ cầu hôn con gái vua Thuỷ tề không được nên nổi giận sai bầy chim khổng lồ lấp biển. Trong vùng có người con gái tên Tường, ngày đêm dũng cảm đứng ra xua đuổi bầy chim hung tợn. Những khoảng trống còn lại nguyên vẹn không bị đá che lấp để cá tôm sinh sản nuôi sống con người. Cảm kích trước công đức của bà Tường, người ta lấy tên bà mà đặt cho đầm.
Còn theo những người lớn tuổi thì ngày xưa có người con gái tên Tường đến đây khai cơ lập nghiệp đầu tiên. Truyền thuyết có những sắc màu huyền ảo của nó, cũng như chính bản thân đầm Thị Tường về đêm lung linh dưới ánh trăng. Còn theo các nhà khoa học, đầm Thị Tường biểu hiện sự xâm lấn chưa hoàn chỉnh của biển cả. Những vệt nước biển mênh mông chưa bị đất liền liếm mất. Đất, phù sa của biển, không kịp bồi lắng để tạo thành vệt đất. Đầm là những gì còn sót lại trong quá trình "lấn biển" của tạo hoá. Nó giống như một biển nhỏ nằm sâu trong đất liền.


Đầm Thị Tường cách thành phố Cà Mau khoảng 2 giờ ngồi đò, nằm cạnh kênh xáng Bà Kẹo, nối ra vịnh Thái Lan qua sông Mỹ Bình.  Đầm có diện tích khoảng 800 hécta, dài hơn 10 cây số, rộng khoảng 2 cây số, ăn sâu vào 3 huyện Trần Văn Thời, Cái Nước, Phú Tân và chia làm 3 đoạn: đầm trên, đầm giữa và đầm dưới.  Điều khá lạ là mực nước của đầm chỉ sâu hơn 1m; nơi sâu nhất là 3m.
Đã từ bao đời nay, giữa con nước thuỷ triều lên xuống, đầm không bị bồi lắng cũng như không sâu thêm chút nào. Chính vì thế đầm trở thành "mỏ tôm cá" của tỉnh Cà Mau. Những con cá, con tôm xuôi theo dòng sông Mỹ Bình vào đầm sinh sôi nảy nở, tạo nguồn sống cho người dân xung quanh. Những lú, chà, lưới... giăng đầy trên mặt nước. Ịêm, những ngọn đèn chong canh giữ hắt ra từ những căn chòi lá chơ vơ sông nước lung linh huyền diệu.
Bạn,
Báo  Lao Động viết rằng "không biết con tôm, con cá dẫn dụ người dân về đây khai thác hay người dân đã dẫn dụ cá tôm. Chẳng ai muốn nghiên cứu làm gì, chỉ biết rằng chính đầm đã tạo điều kiện mưu sinh cho hàng ngàn người nghèo."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.