Hôm nay,  

Thị Dân Cầu Sắt Sài Gòn

23/09/200800:00:00(Xem: 4020)
Bạn,

Theo báo Sài Gòn, trong hệ thống cầu đường thuộc trên địa bàn quận Bình Thạnh, thành phố Sài Gòn,có cầu Đỏ hay còn gọi là cầu Sắt (cầu làm bằng sắt) mang trong mình những nét đặc biệt, Thị dân dưới cầu này thuộc khu phố 5, phường 13, quận Bình Thạnh  bao gồm 3 con hẻm nhỏ với chừng 20  gia đình. Ở đây chất chứa bao nỗi nhọc nhằn như ghi nhận của báo Tiền Phong qua đoạn ký sự như sau.

Thị dân trong xóm nhỏ này có nhiều người chọn cái ghe đậu dưới dòng kênh làm phương tiện kiếm cơm bằng nghề chở cát xây dựng, hay cũng có thể làm nơi tá túc mỗi tối. Vài năm qua, có vợ chồng bác Sáu quê ở Vĩnh Long lên gia nhập xóm này. Suốt ngày cả hai vợ chồng lam lũ trong tập vé số dày cộm, tối đến hay khi nào hết vé, hai vợ chồng già lại về xóm và ra bờ kênh, nơi có chiếc ghe đang neo đậu. Ngày mới lên, bác sáu còn thuê nhà trên bờ, nhưng giá càng ngày càng đắt, có một người quen bán lại chiếc ghe rách nát với giá 2 triệu đồng, thế là vợ chồng người bán vé số lấy tiền dành dụm mua luôn chiếc ghe để hàng tháng khỏi lo tiền nhà.

Một quy hoạch "treo" đã được áp dụng tại khu vực này từ hơn 10 năm nay và lẽ dĩ nhiên, giống như các dự án "treo" khác, người dân không được xây cất nhà mới, mà chỉ được sửa chữa. Ngoài ra, không được bán, sang nhượng cho người khác.Thế là nhiều ngôi nhà phải chịu sống trong cảnh xập xệ, nắng hay mưa thì cũng tồi tàn như nhau. Từ cầu Đỏ nhìn xuống, khu vực dưới cầu quá nhếch nhác. Trước mặt tôi là những ngôi nhà rách nát, cũ kỹ mà người dân dù muốn xây dựng lại cũng sợ vì nằm trong khu quy hoạch, lỡ xây lên bị đập thì cũng uổng công.

Điện đã đưa vào tận xóm, nhưng thiếu nước. Dân trong xóm biết bao nhiêu lần làm đơn lên phường, lên công ty cấp nước Gia Định xin đường ống dẫn nước về, nhưng đều bất thành. "Dạo trước Tết, có nhân viên công ty nước về hứa hẹn Tết vừa rồi sẽ có, nhưng đến giờ vẫn chưa có", một cư dân cho biết. Hiện tại, cả cụm dân cư này phải câu nước nhờ từ một  nhà ngoài đường. Cũng vì câu nhờ như vậy nên tiền thất thoát nước rất nhiều. Nhiều người "đu" một đường ống dẫn từ ngoài đường vào sâu trong các con hẻm nhỏ nên nước rất yếu. Chị Hằng- một người dân trong xóm nói: "Gia đình tôi gồm bốn người, quần áo thì giặt ngoài tiệm, chỉ có lo hứng nước vào 1-2 h sáng thì mới có nước  dùng". Một bộ phận khác thì phải xách xô lên bến xe miền Đông,cách đó gần 2 km để mua nước.

Bạn,

Cũng theo báo Tiền Phong, nước vẫn là mối lo thường trực của xóm cư dân, bởi ngày nào không có nước, ngày đó người dân còn khổ. Nhiều ngày không có nước, người dân gọi điện lên công ty cầu cứu, Công ty cũng cho một xe téc nước, nhưng chỉ là giải pháp tạm thời, chẳng đáp ứng được với nhu cầu của thị dân xóm này mỗi ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.