Hôm nay,  

Thị Trấn Của Xã Hội Đen

9/12/200400:00:00(View: 5855)
Bạn,
Theo báo Lao Động, tại thị trấn La Gi, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận và các khu vực gần thị trấn, nạn cướp giật, đâm chém xảy ra hàng ngày. Nhiều nạn nhân lặng lẽ chịu đựng, không dám trình báo công an, hoặc có khi trình báo cũng không giải quyết được gì. Người dân sống trong nỗi lo sợ. Báo Lao Động ghi lại một vụï thanh tóan kiểu xã hội đen tại thị trấn này như sau.
Hôm đó là ngày 26.6, khoảng hơn 11 giờ đêm, ông Lê Phú Nhung - 46 tuổi ngụ ở thôn Tân Long 2, xã Tân Bình, đang chở cá ở cảng La Gi. Khu vực này nằm ngay cửa sông, có rất nhiều người làm nghề chèo xuồng chở cá, chở khách. Có 3 thanh niên khoảng 20 tuổi, cởi trần, đến xuồng cô Thuý đậu gần đó, bảo chở ra thuyền máy của Đoàn Xuân Dũng neo ngoài cửa sông. Dũng là người vận chuyển, mua bán cá ở cảng, có 3 thuyền máy trọng tải 5-6 tấn, thuê gần chục tên đàn em đầu gấu, trong đó có 3 tên kể trên. Thấy bọn chúng dữ dằn, cô Thuý từ chối. Một tên túm tóc Thuý chửi, đòi đánh. Ông Nhung lên tiếng bảo sẽ chở giúp. Con trai ông Nhung là Lê Phú Dũng - 19 tuổi, lo sợ nên chèo một chiếc xuồng khác đi theo sau.Ra đến thuyền máy, bọn chúng túm lấy ông Nhung, đánh tới tấp vào đầu, mặt và bảo: "Mày bảo kê cho con Thuý, bọn tao sẽ cho một trận". Ông Nhung rơi xuống nước, chúng nổ máy đuổi theo, dùng móc sắt lôi lên đánh tiếp. Lê Phú Dũng định giúp bố nhưng bị chúng cầm mã tấu, gậy gộc tấn công, phải nhảy xuống biển trốn. Hai tên trong bọn chúng dùng gậy đánh ông Nhung, một tên lái thuyền và rọi đèn tìm Lê Phú Dũng. Một người quen chèo xuồng đi ngang, Dũng kêu cứu và lặng lẽ bám sau lái để nương theo vào bờ.

Chúng tra tấn ông Nhung một cách dã man, mỗi khi nạn nhân chết ngất lại đổ nước vào mặt. Trước khi ngất lần thứ 3, ông Nhung nghe chúng bảo nhau "đem ném xác thằng này xuống biển". Khi chúng bắt đầu lượn thuyền ra khơi thì hàng chục người dân và 3 nhân viên biên phòng được Lê Phú Dũng báo tin đã đến bờ sông thổi còi gọi lại. Chúng làm ngơ chạy tiếp. Đoàn Xuân Dũng vội ra gọi, chúng mới chịu ghé bờ. Ông Nhung được chở đi cấp cứu với nhiều vết thương trên đầu, mặt, giám định pháp y tỉ lệ thương tật vĩnh viễn là 18%.
Bạn,
Cũng theo báùo LĐ dẫn lờì một số người làm nghề chèo xuồng, sau 3- 4 năm "hành nghề" chở cá cho thuyền từ các địa phương khác đến neo đậu ngoài cửa sông, đến nay Dũng đã giành được "độc quyền". Một phó giám đốc cảng, cho biết: "Mỗi khi xảy ra đâm chém, cướp giật, chúng tôi và người dân ở đây điện thoại cho công anthị trấn La Gi nhưng thường không có ai đến, hoặc chỉ đến sau khi bọn côn đồ đã rút lui và trách chúng tôi là báo động giả. Thậm chí có lần bọn côn đồ còn chở trên ôtô hàng chục tên cầm mã tấu, xông vào cảng đại náo".

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong ba tuần qua, giá vàng tại VN tăng vọt, hết mức kỷ lục này đến mức kỷ lục khác và thường xuyên nằm ở trang nhất các báo. Phía sau biểu đồ biến thiên của giá vàng là những trường hợp giao dịch nhà đất dở khóc dở cười vì đã chọn vàng làm mức định giáù để thanh toán trong việc mua bán địa ốc. Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Theo báo quốc nội, thành phố Đà Nẵng đang tiến hành giải tỏa nhà tại nhiều khu cư dân để có đất cho các dự án "quy hoạch đô thị". Trong tiến trình thực hiện, tại một số quận, ban phụ trách giải tỏa đã nghĩ ra một cách chiêu dụ các gia đình di dời nhà nhanh chóng
Theo báo Người Lao Động, những công ty dịch vụ môi giới ái tình đang mọc lên như nấm ở Hà Nội. Có cầu thì có cung, và, tình ái cũng buôn bán được, nên có những công ty môi giới tình yêu, hôn nhân. Hoạt động của dịch vụ này đang nở rộ ở Hà Nội và rồi đây nó sẽ lan nhanh đến các tỉnh thành. Một nữ phóng viên báo NLĐ ghi nhận về hoạt động dịch vụ môi giới ái tình tại HN như sau.
Theo SGGP, hạn hán đang gây thiệt hại nặng cho các tỉnh ở Tây nguyên. Tại tỉnh Đắc Nông (tỉnh mới tách từ tỉnh Darlac, gồm một số quận thuộc tỉnh Quảng Đức cũ), tính đến giưã tháng 11, ttỉnh miền núi mới thành lập này đã bị mất trắng hơn 15 ngàn mẫu cây trồng, thiệt hại ước tính khoảng 165 tỷ đồng.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, chỉ hơn 1 tháng hạn hán, số thiệt hại về nông nghiệp của tỉnh Darlac ở Tây nguyên đã tăng từ 3 lên 450 tỷ đồng và đang ngày càng lớn. Trời nắng rát, các đồng lúa nứt toác, nương ngô chết khô vì thiếu nước.Nhiều gia đình cư dân lâm vào cảnh khốn cùng vì mất mùa. TNVN ghi nhận về thực trạng tại Darlac như sau.
Theo SGGP, tại thành phố Cần Thơ, có 1 phụ nữ tên là Nguyễn Thị Hiền, 30 tuổi, ở ấp Thới Nhựt, phường Bình An, Ninh Kiều, hơn 7 năm qua, được cư dân lối xóm khen là "Thoại Khanh" ngày nay. Phụ nữ này không quản ngại khổ nhọc, cáng đáng mọi công việc trong gia đình chồng, săn sóc mẹ chồng cùng 3 anh, chị chồng liệt và câm. Báo SGGP viết về phụ nữ này như sau.
Trên địa bàn quận 11 TPSG, khi đi ngang đường Lê Đại Hành, vào buổi tối, khúc giao lộ Thuận Kiều, Trần Quý, Hòa Hảo, bất kỳ ai cũng có thể thấy trước con hẻm 66 lúc nào cũng có thực khách ngồi kín những bàn ăn. Và ai cũng dễ tưởng rằng đó là khách của những xe bán thức ăn gần đó, nhưng không phải. Đó là khách đến ăn mì Xiêu Ký
Tại ngoại thành Sài Gòn và thành phố Mỹ Tho, thực khách thích các món đặc sản thường gặp một nhóm người bán rắn, bò cạp. Đó là những người làm nghề "đặc sản di động", họ nói rằng do có nghề gì khác để làm kế sinh nhai, một số nên mới chấp nhận cái nghề cực khổ và nguy hiểm này. Báo Người Lao Động viết về kế mưu sinh của những này như sau.
Tại miền Tây Nam phần, vào mùa nước nổi hằng năm, nước từ thượng nguồn sông Cửu Long đổ về ban phát nguồn lợi tôm cá rất dồi dào cho người dân đồng bằng Nam phần. Lúc này, người nông dân chỉ cần chống chiếc xuồng ra đồng để giăng câu, thả lưới bắt cá, đặt lọp bắt tép là có thể nuôi sống cả gia đình sau mùa lúa.
Theo báo quốc nội, tại các trường tiểu học và trung học cơ sở (lớp 6-9) ở VN, nhiều giáo viên đã "sáng tạo" một số kiểu truy bài hành hạ con trẻ mà học sinh rất sợ. Đó là những kiểu truy bài, dò bài phản tác dụng giáo dục. Báo Người Lao Động ghi nhận về hiện trạng này như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.