Hôm nay,  

‘Khát’ Trên Biển Nước

25/03/200800:00:00(Xem: 2707)

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang,cư dân nhiều khu vực đang khốn đốn vì nguồn nước bị ô nhiễm nặng, Tại huyện Kiên Lương, tuy có đến hai trạm cấp nước với dung lượng nửa triệu m3 mỗi hồ, nhưng lượng nước ngọt từ hai hồ này được chuyển về thị xã Hà Tiên và một phần thị trấn Kiên Lương. Trong khi đó, hàng chục ngàn gia   đình ở năm xã biên giới của huyện không có đến một ngụm nước sạch. Họ phải dùng nước từ con kênh Hà Giang quanh năm nhiễm phèn và ô nhiễm nặng nề.   Báo Pháp Luật ghi nhận thực trạng này tại huyện Kiên Lương như sau.

 Những năm gần đây vì không chịu nổi cảnh xài nước ô nhiễm dưới kênh, nhiều người dân góp công đào giếng khơi để lấy nước sinh hoạt. Mỗi cái giếng phục vụ cho cả chục nhà dân. Mùa kiệt nước, những chiếc giếng khơi cũng ngả màu đen hắc da trâu. Tám năm trước, công ty cấp thoát nước tỉnh Kiên Giang cho xây dựng hồ chứa nước ngọt Đông Hà Tiên, trữ lượng lên đến 500.000 m3 ngay trên địa bàn ấp Rạch Dứa, xã Phú Mỹ (Kiên Lương), kinh phí hàng tỷ đồng. Nhưng công trình không phục vụ cho người dân nơi đây, nước được kéo ngược về phục vụ dân cư thị xã Hà Tiên. UB xã Phú Mỹ, cho biết hơn 4 ngàn 500 dân trong xã đều sử dụng nước kênh, giếng tự đào suốt mấy chục năm qua. Ngán ngại nhất là dân ở hai ấp Thuận Án và Rạch Dứa nằm ngoài đập ngăn mặn. Nhiều người dân ở hai ấp này những năm qua phải đi đổi nước với giá cao về sinh hoạt với giá lên đến 22ngàn đồng đồng/m3. "Chúng tôi đã rất nhiều lần kiến nghị tại các kỳ họp hội  đồng tỉnh nhưng đến giờ cũng chưa thấy nước", viên chủ tịch xã  cho biết như  thế.

Ngoài ra, huyện Kiên Lương còn có trạm cấp nước Hòn Chông đặt tại ấp Bãi Giếng, xã Bình An. Ông Trương Thanh Kiệt, Trưởng trạm cấp nước Hòn Chông, cho biết trạm chỉ cung cấp nước ngọt cho dân có nhà nằm cạnh các trục lộ chính ven biển như Hàng Dương, Ba Hòn, Chùa Hang. "Nếu được công ty cho mở rộng trạm, chúng tôi có thể đáp ứng đủ nước cho khách hàng ở gần đây. Còn về các xã biên giới thì ... thua!" - ông Kiệt nói.

Theo giải thích của ngành chức năng tỉnh Kiên Giang, nhiều năm qua tỉnh có dự kiến xây dựng nhà máy nước phục vụ cho dân vùng biên giới Kiên Lương. Tuy nhiên, phải chờ đến khi tách huyện Kiên Lương làm hai huyện Kiên Lương và Giang Thành thì mới đầu tư xây dựng nhà máy nước trung tâm luôn thể.

Bạn,

Cũng theo báo Pháp Luật TPSG, trong khi bao nhiêu năm qua người dân phải chịu nhiều thiệt thòi từ việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm mà đến giờ các nhà quản lý bảo phải chờ đến khi tách huyện. Nhưng tách huyện đến bao giờ mới xong thì chưa ai biết. Và mỗi ngày người dân Kiên Lương vẫn phải cuốc bộ kéo xe hàng km đi mua nước ngọt với giá đắt đỏ hay phải ăn uống, sinh hoạt bằng nước kênh, giếng đầy ô nhiễm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.