Hôm nay,  

Xã Nghèo ‘3 Không’

20/01/200800:00:00(Xem: 3483)

Bạn,

Chuyện kể trong lá thư này chuyện xảy  tại thăm một khu vực của 1 xã  của tỉnh Quảng Nam), nơi có gần 250  gia đình cư  của 4 thôn đang chịu cảnh không điện, không trạm, không chợ hơn 3 thập niên qua. Ngoài ra, hệ thống giao thông từ huyện đến xã rất khó khăn, và chuyện học hành của trẻ em  cũng vô cùng gian nan. Phóng viên báo CA ghi nhận toàn cảnh về hiện trạng đời sống khốn khổ của cư dân khu vực này qua đoạn ký sự như sau.

Những ngày giáp Tết, phóng viên về thăm xã Đại Sơn (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam), nơi có gần 250 hộ dân tại Khu 2 (gồm các thôn Thác Cạn, Đồng Chàm, Đầu Gò, Ba Tớt) đang chịu cảnh không điện, không trạm, không chợ... hơn 30 năm qua. Cũng như bao lần đến xã Đại Sơn, phóng viên phải chờ ở thôn Hội Khách gần một tiếng đồng hồ mới có đò đến Khu 2. Cách 5 cây số đường chim bay thế mà Khu 2 như xa ngàn dặm, không có đường bộ để đi. Ở cái xã này, chiếc thuyền của UB xã cũng giống như chiếc ô tô hạng sang của một tỉnh, và chỉ có chủ tịch, phó chủ tịch có việc cần đi công tác mới được điều động.

Về đến xã, phóng viên chứng kiến hai bên triền sông Vu Gia trải dài những nương ngô xanh mướt, những căn nhà lụp sụp thoắt ẩn hiện sát chân đồi. Nhìn vào những nông dân cắm cúi sát triền sông. Phó chủ tịch xã Đại Sơn Dương Tài Liệu, thổ lộ: "Chúng tôi cứ quanh quẩn trồng ngô, trồng lạc và làm rừng, làm rẫy vậy thôi. Nhưng hai năm nay hết bão rồi lại lũ, cây lâu năm gãy đổ, dứa thì bị lũ cuốn trôi. Người dân dốc hết sức vào vụ ngô này để vớt vát, chẳng còn ai nghĩ đến Tết đâu..." Con thuyền dừng lại ở cuối thôn Đồng Chàm. Đường vắng ngắt. Ông Liệu lại tiếp lời: Thôn này có gần 80  gia đình thì có đến ngần ấy  nhà nghèo. Không điện, không đường, không chợ và không trạm thì làm gì mà chẳng nghèo" Cả làng không một chiếc xe đạp chứ đừng nói chi đến xe máy. Độ năm mười ngày, người dân lại rủ nhau đi thuyền xuống tận Hà Tân (xã Đại Lãnh) mua áo quần, gạo, thức ăn...

Để minh chứng cho cái nghèo, cái thua thiệt của người dân Khu 2, ông Liệu  dẫn  phóng viên đến thăm Trường Tiểu học Đồng Chàm. Thấy khách lạ, cô Lương Thị Thanh Vân, một trong hai giáo viên cắm chốt tại đây, cười đon đả: Ở đây buồn lắm anh ơi, học sinh không mặn mà với cái chữ, bỏ trường, bỏ lớp. Gọi là Trường nhưng tổng cộng học sinh từ mẫu giáo đến lớp 5 chỉ có 25 em.

Bạn,

Cũng theo báo CA, khi câu chuyện với phóng viên chưa dứt lời, cô  giáo phải chạy vào lớp vì có học sinh bị đau răng. Cô cho biết: Học sinh bị ốm giữa buổi học là chuyện thường ngày ở đây. Cảm cúm, đau bụng, nhức răng... cứ đeo bám dai dẳng những đứa trẻ ở vùng đất heo hút này. Không riêng gì thôn Đồng Chàm, các thôn còn lại của Khu 2 xã Đại Sơn cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, mỗi khi có người đau ốm cần cấp cứu thì cả làng cũng đành chịu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.