Hôm nay,  

Thế Giới Báo Nguy Sa Mạc Hóa: 50 Triệu Dân Sẽ Bỏ Nước Đi

18/10/200700:00:00(Xem: 2903)

Theo một báo cáo mới đây của Liên Hợp Quốc thì hơn 50 triệu người  sẽ phải chạy trốn khỏi xứ sở của họ trong mười năm sắp tới vì tình trạng đất bị sa mạc hóa. Đất bị xuống cấp đã đưa đến kết quả là thiệt mất mỗi năm 65 tỉ Mỹ kim, khiến các vùng đất khô cằn càng nghèo khó và các vùng vốn đã không bền vững càng thêm bất an. Nhưng các tác giả của bản báo cáo nói rằng muốn chặn đứng tiến trình đó cũng chưa quá muộn. NAM có nói chuyện với Bác sĩ Zafar Adeel, giám đốc Mạng lưới Quốc tế về Nước, Môi trường và Sức khỏe của Đại học Liên Hợp Quốc, và là một đồng tác giả của bản báo cáo.        

Sa mạc hóa là gi" Nó như thế nào"   

Hình ảnh điển hình mà chúng ta nghĩ đến là những đụn cát di chuyển đến phủ lên nhà cửa, ruộng đồng, vườn cây quả của dân chúng.Một thí dụ về sa mạc hóa lớn nhất do con người gây ra là biển Aral ở Trung Á, vốn là một cái hồ lớn thứ tư trên thế giới. Nước đã được chuyển hướng để sản xuất bông dưới thời Xô-viết, và trong những thập niên 80 và 90 không có nước chảy vào hồ. Hóa chất sử dụng trong nông nghiệp có trong cát và các cơn bão bụi bắt nguồn từ nơi trước kia là đáy hồ đang gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho các cộng đồng lân cận.  

Dân chúng đi đâu"  

Dân chúng vùng Phi châu dưới Sahara di chuyển đến Bắc Phi, Nam Âu, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Luồng di dân lớn nhất có lẽ là từ Trung Á. Họ di chuyển về hướng Tây đến Nga, Đông Âu và đôi khi đến Tây Âu. 

Theo báo cáo của quý vị, hiện tượng sa mạc hóa hiện ảnh hưởng từ 100 đến 200 triệu người và điều này khiến nhiều người ở vùng đất khô cằn buộc phải di cư. Không phải phần lớn dân chúng di cư vì lý do kinh tế sao"  

Nghèo khó cố nhiên là yếu tố dẫn dắt họ, nhưng yếu tố chống đỡ tất cả là nạn sa mac hóa. Người dân tại các vùng đất khô cằn có lợi tức quốc gia gộp mười lần thấp hơn mức trung bình thế giới. Tại các vùng này, tử suất trẻ em chừng 45 mỗi ngàn trẻ em còn sống khi mới sinh, so với tử suất là 4,5 mỗi ngàn trẻ ở Canada – có sai biệt  gấp 10. Người  dân không kiếm được tài nguyên cần để sống còn. Vấn đề là phải thay đổi tình trạng này như thế nào để khuyến khích dân chúng ở lại và sống được.    

Chúng ta làm sao để chặn đứng một tình trạng môi trường sẽ buộc hơn 50 triệu người phải chạy trốn khỏi quê nhà, như bản báo cáo đã khẳng định. 

Chính quyền cần dễ dãi tạo ra những sinh kế khác – như du lịch sinh thái, sản xuất năng lượng mặt trời hoặc đổi mới các phương thức tiếp cận khác – chứ không phải dựa vào nông trại hoặc chăn nuôi là những mặt khó duy trì. Nếu quý vị đề cập đến vấn đề nghèo khó một cách tổng thể là quý vị đề cập đến nạn sa mac hóa

Chúng ta càng làm nông trại, đất đai của chúng ta càng trở nên kém phì nhiêu – làm sao chúng ta có thể sản xuất đủ lương thực mà không hũy hoại hệ sinh thái hỗ trợ sinh kế của chúng ta"  

Vấn đề là sự phân phối thực phẩm trên bình diện thế giới.Chúng ta có đủ thực phẩm để nuôi sống mọi người, thế nhưng có nhiều nơi trên thế giới người dân đang đau khổ vì thiếu ăn. Tự túc lương thực không lý tưởng trong mọi hoàn cảnh.    

Chúng ta phải xem xét lại ý niệm rất cơ bản đó. Muốn có một tấn lúa mì, cần một ngàn tấn nước. Bởi vậy khi quý vị ở trong một xứ khô hạn mà nhập cảng một tấn lúa mì, có nghĩa là quý vị nhập cảng một ngàn tấn nước.Có phải chỉ tiêu thụ lương thực trồng trong vòng 100 dặm cách nơi cư ngụ của mình là dễ duy trì hơn không"  

Dù quý vị có thể huy động tài nguyên tiền bạc và kỹ thuật, quý vị cũng không thể vượt qua những khiếm khuyết tự nhiên của đất. Chúng ta thấy điều này cả ở California, Arizona và New Mexico. Vấn đề của những tiểu bang này chia nước sông Colorado ngày càng tệ hơn. Tận dụng kỹ thuật có một giới hạn.

Tờ The New York Times đưa tin những chủ nông trại nghèo ở Niger bắt đầu trồng cây lại trong thập niên 1980 khi họ thấy hạn hán và những đụn cát nuốt dần đất đai vốn có năng suất của họ. Có những thí dụ khác về đường lối người  ta cải thiện sự việc hay không"   

Ở Ai Cập người  ta khử măn nước sông hồ bằng năng lượng mặt trời. Ở Jordan, người  ta chuyển sang du lịch sinh thái như là một cách bảo tồn môi trường thiên nhiên đồng thời tạo ra sinh kế. Chúng ta biết những thí dụ ở Trung hoa dân chúng những vùng đất xuống cấp đã chuyển từ nuôi cừu sang nuôi gà vì bảo vệ được thảo mộc thiên nhiên tốt hơn. 

Những cố gắng giải quyết vấn đề to lớn này hữu hiệu như thế nào"  

Những điểm sáng chói này không được “triển khai” và chúng ta thử tìm hiểu tại sao. Những chánh sách lẽ ra phải do các chính quyền thiết lập hiện chưa có, sự khuyến khích đó không tìm thấy.

Nạn sa mạc hóa kết nối với sự thay đổi khí hậu như thế nào"   

Khi chúng ta đốt dầu, cacbon điocxit phát ra, là lực chính tạo ra hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân làm địa cầu ấm lên. Sự thay đổi kết cấu thời tiết làm phát sinh khí hậu khô hơn trong nhiều vùng khô cằn trên thế giới. Nước càng có ít thì nạn sa mac hóa càng tệ hơn. Một cách để phá vỡ chu kỳ này là cô lập cacbon điocxit.

Cô lập cacbon điocxit có nghĩa là gì"  

Khi quý vị trồng cây, cây hút cacbon điôxít vào và nhã khí ôxy ra. Cacbon điôxít mà cây hút vào từ khí trời sẽ chuyể hóa thành chất cây. Đó là tiến trình mà chúng ta gọi là  cô lập khí cacbon điôxít. 

Di dân từ những miền bị nạn sa mạc hóa nặng nhất có một vai trò trong việc đảo ngược tiến trình sa mạc hóa không"   

Trừ phi công chúng có ý thức về vấn đề, việc thay đổi chánh sách như chúng ta đang nói sẽ không xảy ra. Nhưng vì di dân rất có ý thức về vấn đề, họ có thể dẫn đầu tấn công vào tiến trình nâng cao ý thức này. Cách khác di dân có thể dự phần là qua sự  tham gia tích cực hơn vào nghiên cứu hoặc làm việc với nước nhà họ để triển khai chương trình. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.