Hôm nay,  

2,000 Loại Thú Nhà Diệt Chủng Vì Bệnh Dịch, Thay Đổi Khí Hậu

09/09/200700:00:00(Xem: 2077)

Bài viết của Anuradha Kher của Inter Press Service tiết lộ: kết quả một cuộc nghiên cứu được công bố hôm Thứ Hai có tên gọi là "The State of the World's Animal Genetic Resources" do Tổ chức Nông Nghiệp và Thực Phẩm Liên Hiệp Quốc (U.N. Food and Agriculture Organisation - FAO) cho thấy, có nhiều gia súc, gia cầm nhập cảng từ Hoa Kỳ và Liên Âu không đáng được sử dụng, gồm bò Holstein-Friesian cho nhiều sữa, gà ấp từ trứng White Leghorn, và loại bồ câu trắng nuôi mau lớn vì việc nhập cảng này có thể dẫn tới việc tuyệt giống. Người ta tính ra mỗi tháng có ít nhất một loài bị tuyệt giống.

Theo phúc trình, tính từ khi cuộc nghiên cứu bắt đầu vào năm 1999, có khoảng 2,000 giống gia cầm, gia súc hiện nay đang nằm trong nguy cơ tiệt chủng.

Một thí dụ cho thấy có một loài gia súc thông thường là bò sữa Holstein Friesian hai màu đen và trắng hiện đang có mặt tại 128 quốc gia và vùng trên thế giới. Hơn nữa, trong 90% bò ở các quốc gia kỹ nghệ người ta đếm được còn thuộc 6 chủng loại mà thôi.

Phúc trình này cũng khảo sát ở 169 quốc gia, trên 70% thế giới hiện có chăn nuôi các giống gia cầm, gia súc ở các nước đang phát triển. Kết quả được giới thiệu cho 300 nhà làm chính sách, khoa học, nhà chăn nuôi và chăn nuôi gia cầm tại hội nghị đầu tiên về Kỹ Thuật Quốc Tế về Nguồn Di Truyền Học của Loài Vật (Animal Genetic Resources), tổ chức tại Switzerland từ 3 tới 7-9-2007.

Để ngăn ngừa tình trạng tiệt chủng một số loài, FAO cùng tham dự tiến trình thảo luận biện pháp quản trị các nguồn tài nguyên các chủng loài gia cầm của các nhà lãnh đạo trên thế giới. Tuy nhiên, các nhà vận động và các chính khách sẽ phải mất hàng năm trời.

Tiến sĩ Carlos Seré, tổng giám đốc Viện Nghiên cứu Gia Cầm Thế giới (International Livestock Research Institute - ILRI) báo động: "Trong khi chúng ta thảo luận thì các giống gia cầm đang biến mất dần. Chúng ta phải hành động ngay."

Trước hết các nhà khoa học của Tổ chức Cố Vấn về Nghiên cứu Nông Nghiệp Thế Giới (Consultative Group on International Agricultural Research - CGIAR) đã kêu gọi gấp rút thành lập các nhà băng di truyền học để bảo tồn tinh dịch và trứng của các loài vật chủ yếu vì sự tồn tại của dân số toàn cầu trong tương lai.

Seré đưa ra thí dụ cho thấy loại bò Ankole của Uganda có thể bị tuyệt chủng trong vòng 20 năm nữa vì nó đang bị giống bò Holstein-Friesians thay thế là loại bò cho nhiều sữa hơn. Tuy nhiên, trong một cuộc hạn hán gần đây, các nhà chăn nuôi bò Ankole đưa chúng đi tới những vùng xa để tìm nguồn nước và một số tìm cách bán Ankole khiến loài bò này bị mất giống dần.

Hơn 6 năm qua, ILRI đã thu thập được nhiều dữ liệu chi tiết, trong đó có nhiều thông tin về tình trạng của 669 giống bò, cừu, dê, heo và gà bản xứ từ châu Phi tới châu Á. Theo ông thì sự thay đổi khí hậu và tình trạng khẩn cấp mới thường xuyên xảy ra cộng với bệnh dịch gây ra cho gia cầm gia súc sẽ tác động nghiêm trọng tới hệ thống sản phẩm nông nghiệp của con người.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.