Hôm nay,  

Bangladesh: Nhiều Thiên Tai, Bão Lốc Khủng Khiếp Thế Kỷ

09/12/200700:00:00(Xem: 2476)

- Tới 22 Triệu Dân VN Liên Tục Thê Thảm Vì Bão Mỗi Năm

Đối với một nước nghèo như Banglades, thiên tai có nghĩa là tổn thất nhân mạng khổng lồ, là di tản và cảnh quan bị tàn phá không sao tưởng tượng nổi. Trong số 10 cơn bão gây chết người khủng khiếp nhất của thế kỷ XX, có đến 7 cơn bão xé nát vùng phía trên của Vịnh Bengal. Sidr là tên của một trong mười cơn lốc xoáy dữ tợn nhất đã đánh trúng Bangladesh trong thời gian dài 131 năm, từ 1876 cho tới 2007.

Bờ biển Bangladesh là vùng đồng bằng cạnh con sông lớn tụ hội của hai con sông Ganges và Brahmaputra, từ đó đi thẳng tới phía bắc Vịnh Bengal. Trầm tích từ những con sông này tích tụ dọc theo thềm lục địa, tạo nên vùng duyên hải rộng lớn nhưng cạn nước trải dài tới ngoài khơi Vịnh Bengal. Chính vùng này là nơi hứng chịu những trận gió lốc xoáy dữ dội liên tục so với bất kỳ cơn lốc xoáy nhiệt đới nào khác. Thêm vào đó, vùng này lại có mật độ dân số cao trong khi đất đai ít ỏi, hiếm hoi, chỉ có vài dặm từ bờ biển, và là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, vì vậy mà nó tụ hội tất cả những cơ hội rủi ro khủng khiếp.

Còn nhiều yếu tố khác nữa gây lốc xoáy, nhưng ba yếu tố chính thường thấy là nhiệt độ nước biển ấm lên (trên 26 độ C), gió đập thẳng vào và độ ẩm cao. Khi nhiệt độ nóng, không khí ẩm lại tăng và vì vậy mà áp lực không khí đối với mực nước biển trở nên nhẹ hơn, tạo vòng xoáy cho luồng khí chung quanh.

Hai yếu tố nữa góp phần làm tăng sức mạnh lốc xoáy nhiệt đới là sức nóng đại dương và hơi nước bốc lên từ biển - cả hai yếu tố này đã tăng liên tục trong nhiều thập niên qua. Trước tiên vì hoạt động của con người chẳng hạn như đốt xăng dầu và phá rừng, phóng ra một lượng rất cao khí thải carbon dioxide (CO2) vào bầu khí quyển.

Các đại dương toàn cầu hút một sức nóng cao gấp 20 lần cũng như bầu khí quyển trong nửa thế kỷ qua, và làm cho nhiệt độ tăng cao không chỉ trên bề mặt đại dương mà truyền nhiệt sâu xuống lòng đất tới 1,500 ft. Vì vậy mà lòng đại dương nở ra, dâng cao mực nước biển, kết hợp với băng tan thành nước tràn xuống khiến hơi nước bốc lên từ trên các bề mặt đại dương tăng thêm 4% kể từ năm 1970. 

Thiên tai đã xảy ra gấp bốn lần trong hơn hai thập niên qua vì trái đất bị nóng lên, với trung bình hàng năm khoảng 120 vụ trong đầu thập niên 1980 thì nay lên tới 500 vụ mỗi năm. Số người dân chịu ảnh hưởng của thiên tai cũng đã tăng từ con số trung bình 174 triệu người mỗi năm trong khoảng thời gian từ 1985 đến 1994, nay lên tới 254 triệu người trong khoảng thời gian từ 1995 tới 2004. Phúc trình Oxfam cũng đưa ra nhiều con số đáng giật mình: lụt lội và bão tố tăng gấp bốn lần kể từ 1980, từ 60 vụ vào năm 1980 lên tới 240 vụ trong năm 2006. Phúc trình cũng nói trên 70 triệu người Bangladesh, 22 triệu người Việt Nam và 6 triệu người Ai Cập bị ảnh hưởng bởi sức tàn phá của nạn lụt lội gây ra bởi hiện tượng trái đất nóng.

Người ta vẫn chưa quên, cơn lốc xoáy có tên Sidr đã làm nhiều người chết nhất, kể từ cơn lốc mang tên Gorky xảy ra năm 1991 làm chết 138,000 người, và cơn lốc xảy ra hồi năm 1970 tại Bhola. Sidr được cho là cơn lốc gây chết người nhiều nhất, một trong những tai họa khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người, làm 500,000 người chết. Hàng ngàn người, hàng triệu mẫu hoa màu bị nước biển dâng cao quét sạch, chiếm 1/3 vùng Sunderban, di sản thiên nhiên của thế giới bị xé toang, các cơ sở hạ tầng vững chắc đều bị ph1a hủy, và sản lượng nông nghiệp ước khoảng 2.31 tỉ đô bị mất trắng, chiếm 2-3% tổng sản lượng quốc gia.

Bangladesh Space Research and Remote Sensing Organisation (Sparrso), một tổ chức chính phủ đặt dưới quyền kiểm soát của Bộ Quốc Phòng thông báo dự báo bão đã sớm cảnh cáo về tai họa này từ thông tin được vệ tinh Nasa và Noaa cung cấp. Khoảng 3,931 cây số bờ biển được che chắn bằng đê, và một hệ thống thoát nước dài 4,774 cây số được xây dựng, nhưng vẫn không đủ để ngăn chận hậu quả.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.