Hôm nay,  

Mỹ: Có Chất Độc Sarin; Nato: Có Thể Đưa Quân Giúp

26/05/200400:00:00(Xem: 5067)

Thủ Tướng Blair: Iraq Có Quyền Tối Hậu Về Quyết Định Quân Sự
WASHINGTON -- Các cuộc thử nghiệm đã xác minh có chất độc vũ khí hóa học sarin trong phần dư của 1 quả bom bên đường, khám phá tháng này ở Baghdad, theo 1 viên chức quốc phòng hôm Thứ Ba.
Kết quả này, đưa ra bởi 1 phòng thí nghiệm ở Hoa Kỳ mà viên chức không tiết lộ, xác minh điều các cuộc thử nghiệm dã chiến cho thấy: quả bom làm từ 1 đầu đạn pháo nguyên chế ra để phát tán chất độc chết người trên chiến trường.
Nguồn gốc đầu đạn này vẫn chưa rọõ. Vài nhà phân tích lo ngại, đầu đạn 155 ly này, khám phá lúc được gài làm bom hôm 15-5, có thể nằm trong 1 kho vũ khí hóa học lớn của Iraq mà loạn quân có thể dùng bây giờ. Nhưng hiện vẫn chưa thấy bom nào tương tự, và nhiều viên chức nói đầu đạn này chế tạo trước thời Cuộc Chiến Vùng Vịng 1991.
BUSH: SẴN SÀNG ĐƯA THÊM LÍNH
WASHINGTON D.C. - TT Bush hô hào quốc dân cũng như nhân dân Iraq theo đuổi lộ trình mà ông tiên đoán là đưa tới ổn định và hòa bình tại Iraq - nhưng, ông cũng nhận rằng còn nhiều khó khăn phía trước.
Trong diễn văn trực tiếp truyền hình toàn quốc đọc tại trường cao đẳng Lục Quân ở Carlisle (Pennsylvania), TT Bush không nói tới chiến lược đưa về nước 138,000 quân, mà hứa là sẽ tăng quân số tại Iraq nếu cần thiết - ông tuyên bố "Khủng bố không định đoạt tương lai Iraq".
Ông loan báo nhà tù Abu Ghraib, nổi tiếng với cac vụ tra tấn của chế độ Saddam Hussein, và là nơi xẩy ra cac vụ lạm dụng tù nhân Iraq, sẽ bị phá hủy như là để tượng trưng khởi điểm mới của Iraq. trước cử tọa 400 người, gồm đa số là quân nhân, vị lãnh đạo Hoa Kỳ tuyên bố "Tôi đưa quân đội sang Iraq là để bảo vệ an ninh cho nước Mỹ, không để ở lại như 1 lực lượng chiếm đóng - tôi đưa quân đội tới Iraq để giúp nhân dân Iraq có tự do, không biến họ thành người Mỹ".
Trong cố gắng giải thich rằng quân Mỹ sẽ không lưu lại vô hạn định, TT Bush nhấn mạnh "Nhiệm vụ của quân đội Mỹ tại Iraq không chỉ là đánh bại quân thù, mà là đem lại sức mạnh cho nước bạn, với 1 chính quyền đại diện dân chúng phục vụ dân và chiến đấu vì dân - chừng nào cac mục tiêu ấy đạt được, sứ mạng của Hoa Kỳ hoàn tất".
Diễn văn của TT Bush đề ra kế hoạch 5 điểm, gồm : bàn giao quyền hành cho 1 chính phủ có chủ quyền / tiếp sức tái lập ổn định và an ninh / tái thiết hạ tầng cơ sở / mời cac nước tham gia cac hoạt động quân sự và tái thiết / chuẩn bị tổng tuyển cử trong Tháng 1-2005.
Báo trước những khó khăn trước mắt, TT Bush nói "Khủng bố và cac phần tử trung thành với chế độ Saddam muốn thấy nhiều người Iraq chết hơn là sống trong tự do".
Theo ông, hoàn thành 5 điểm không dễ, sẽ còn bạo động trước và sau ngày chính quyền tạm được bàn giao quyền tự chủ.
Ông cũng bao tin đại sứ LHQ Lakhdar Brahimi có thể lập xong danh sach chính phủ lâm thời trong tuần này, gồm TT, 2 PTT, Thủ Tướng và 26 Bộ Trưởng.
NHIỀU NƯỚC ĐÒI TĂNG QUYỀN CHO IRAQ
LIÊN HIỆP QUỐC - Các nươc thành viên HĐ Bảo An phản ứng tich cực về dự thảo ghị quyết của Hoa Kỳ và Anh đề nghị hôm thứ hai. Nhưng, 5, 6 nước đòi giao nhiều quyền kiểm soát an ninh hơn cho người Iraq.
Văn bản về Iraq của 2 thế lực chiếm đóng đã mở ra những cuộc thương thảo kịch liệt với cac nước phản đối chiến cuộc Iraq gồm Đức và Pháp - 2 nước này đòi giành quyền quyết định cac vấn đề an ninh quan yếu cho chính quyền Iraq.
Tối Thứ 2, trong diễn văn truyền hình, TT Bush cho biết lực lượng Mỹ sẽ lưu lại tới khi Iraq có tự do và dân chủ. Mục đích của dự thảo nghị quyết về Iraq là chinh phục sự ủng hộ của quốc tế đối với cac kế hoạch Iraq hậu chiến - TT Bush cũng đang tìm kiếm sự gia tăng hậu thuẫn trong nước. Theo nội dung bản dự thảo nghị quyết của Hoa Kỳ và Anh, lực lượng đa quốc được phép sử dụng cac biện pháp cần thiết để bảo đảm an ninh và ngăn ngừa khủng bố.

Nghị quyết này không nói tới vai trò của quân đội bản xứ, ngoài nhu cầu huấn luyện - sự ủy nhiệm dành cho liên quân sẽ được xét lại sau 1 năm, có thể sớm hơn nếu chính phủ dân cử bầu ra cuối Tháng 1-2005 yêu cầu. Nhưng, ông James Cunningham, phó ĐS Hoa Kỳ tại LHQ, nói Hoa Kỳ sẽ giữ lời hứa rút quân mà ông tiên đoán là điều ấy sẽ không xẩy ra - các quan tâm được nêu ra tại HĐ Bảo An là chính quyền Iraq sẽ thu hồi đầy đủ chủ quyền hay cuộc chiếm đóng vẫn tiếp tục dưới hình thức khac.
Theo Thủ Tướng Đức, chính phủ mới tại Iraq phải có quyền quyết định cac vấn đề quan trọng về an ninh, nếu không thì vẫn là thiếu chủ quyền.
Mocsow chưa đưa ra phản ứng chính thức, nhưng 1 viên chức ngoại giao cho biết còn nhiều câu hỏi và bản dự thảo nghgị quyết cần 1 số thay đổi. Ngoại Trưởng Pháp nói Paris muốn có 1 khung thời hạn về quyền kiềm soát cac lực lượng vũ trang Iraq, chính quyền Baghdad phải có thẩm quyền đối với quân đội và cảnh sát.
ĐS Emyr Jones Parry của Anh cả quyết rằng nghị quyết về Iraq sẽ bàn giao toàn bộ chủ quyền, đồng thời Anh, Mỹ, hay LHQ đều không thể ra lệnh cho nước Iraq có chủ quyền phải làm gì hay không làm gì.
Thứ Trưởng ngoại giao Hamed Bayati hôm thứ ba tuyên bố rằng sau 12 tháng, chính quyền lâm thời Iraq sẽ khuyến cáo LHQ và Hoa Kỳ ở lại hay ra đi, và điều quan trọng là chính phủ chuyển tiếp sẽ kiểm soát nguồn lợi xuất cảng dầu.
QUÂN NATO CÓ THỂ VÀO GIÚP
ROME - Ngoại Trưởng Franco Frattini của Italy tuyên bố với nhật báo Awenire rằng NATO có thể sẽ nhận trach nhiệm tuần tiễu 1 phần Iraq sau khi liên quân do Hoa Kỳ lãnh đạo chính thức giải tán ngày 30-6.
Đức hay Pháp là những người phản đối chiến tranh sẽ không ngăn trở 1 kế hoạch như thế.
Ngoại Trưởng Frattini cho biết Pháp và Đức đã hứa không dùng quyền phủ quyết - Berlin và Paris sẽ không góp quân, nhưng sẵn sàng nhận viec huấn luyện.
Dự thảo nghị quyết về Iraq của Hoa Kỳ và Anh hô hào 1 lực lượng đa quốc gìn giữ hòa bình giúp chính quyền lâm thời Iraq, bao gồm cac tổ chức an ninh quốc tế như NATO.
Theo giới ngoại giao, hi vọng của Hoa Kỳ về cac nhà lãnh đạo NATO sẽ quyết định vai trò của tổ chức tại Iraq nhân dịp họp thượng đỉnh ngày 28 và 29-6 tan biến 1 phần vì hội nghị kết thuc trước ngày bàn giao chủ quyền Iraq, vì cac nước Âu Châu nhận thấy tình hình an ninh xấu đi, và cũng vì cac tai tiếng lạm dụng tù nhân Iraq. Italy có 2700 quân tại Iraq - Ngoại Trưởng Frattini cho biết nếu chính quyền Iraq yêu cầu, số quân ấy sẽ ở lại.
NGA: CÒN NHIỀU THẮC MẮC
MOSCOW - Nga muốn biết rõ hơn về chính quyền chuyển tiếp của Iraq trước khi ủng hộ dụ thảo nghị quyết của Anh và Hoa Kỳ, theo thông tấn Interfax dẫn tin từ Bộ ngoại giao.
Nguồn tin Bộ ngoại giao cho biết Moscow không phản đối ý kiến duy trì 1 lực lượng quốc tế do LHQ ủy nhiệm dưới quyền chỉ huy của Hoa Kỳ - viên chức nói với Interfax rằng bản dự thảo nghị quyết chỉ mới là khởi đầu.
Nga và cac thành viên HĐ Bảo An xét thấy cần các giải đáp cho nhiều vấn đề. Viên chức nói : việc đầu tiên là phải xac định nguyên tăc quyết định về thành phần nhân sự của chính phủ lâm thời.
Trước đây, Nga chỉ trich của chiến Iraq do Hoa Kỳ phát động vì không có hậu thuẫn của LHQ. Nhà ngoại giao Nga tuyên bố với Interfax rằng không phản đối Mỹ chỉ huy quân đa quốc sau ngày 30-6, vì vai trò chỉ huy của Mỹ ở Iraq là thực tế hiện nay ở Iraq - hơn nữa, cũng không có nước nào tình nguyện.
BLAIR: IRAQ CÓ QUYỀN TỐI HẬU
LONDON - Thủ Tướng Anh tuyên bố hôm thứ ba rằng sau ngày 30-6 chính phủ lâm thời Iraq có quyền kiểm soát chính trị tối hậu đối với hành động quân sự của liên quân - ông Tony Blair nói "Chúng tôi phải tiếp tục sứ mạng là đem lại dân chủ và ổn định tại Iraq". Ông nhấn mạnh "tình hình an ninh ổn định sớm chừng nào, liên quân ra đi sớm ngày ấy".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thủ tướng Scott Morrison cho biết, Úc Đại Lợi sẽ cùng Hoa Kỳ tẩy chay ngoại giao Thế Vận Hội Mùa đông ở Bắc Kinh, dù quyết định có thể sẽ làm xấu đi mối quan hệ song phương vốn đã cay đắng, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Tư, 8 tháng 12 năm 2021. Hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không cử các quan chức chính phủ của mình đến tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh, để phản đối “hành động tàn bạo” xâm phạm nhân quyền của Trung Quốc. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài tuần sau các cuộc đàm phán nhằm xoa dịu quan hệ căng thẳng giữa hai bên. Sau đó, Trung Quốc đã cảnh báo Hoa Kỳ sẽ “trả giá” cho quyết định của mình và về “các biện pháp đáp trả kiên quyết”.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng phương Tây sẽ áp đặt “các biện pháp kinh tế mạnh mẽ cùng các biện pháp khác” đối với Nga nếu họ xâm lược Ukraine, trong khi ông Putin yêu cầu đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng xa hơn về phía đông, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Ba, 7 tháng 12 năm 2021. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài hai giờ về Ukraine và các tranh chấp khác về mối quan hệ Mỹ-Nga, vốn đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc hơn ba thập kỷ trước, khi Nga có hàng chục nghìn quân lính ở biên giới Ukraine.
Công ty dầu hỏa Mỹ ExxonMobil tiếp tục các kế hoạch khai thác khí đốt tại mở Cá Voi Xanh năm ngoài khơi bở biển Việt Nam bất chấp sức ép của Trung Quốc, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm 8 tháng 12 năm 2021.
Trưởng phòng báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết, chính quyền Biden sẽ không cử phái đoàn chính thức của Hoa Kỳ đến Thế vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh như một tuyên bố chống lại “tội ác diệt chủng và chống lại loài người đang diễn ra ở Tân Cương,” theo trang CNN đưa tin hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021. Các vận động viên Hoa Kỳ sẽ vẫn được phép thi đấu tại Thế vận hội, nhưng chính quyền sẽ không cử các quan chức chính phủ tới các trận đấu. Chính sách tương tự cũng được áp dụng cho Thế vận hội Paralympic (Thế vận hội cho người khuyết tật), cũng sẽ diễn ra ở Bắc Kinh.
Ủy ban Quản lý Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết hôm Chủ Nhật, 5 tháng 12 năm 2021, vụ phun trào đã khiến 56 người khác bị thương, trong đó có 35 trường hợp nghiêm trọng, sau khi tro bụi bao phủ các ngôi làng và khiến người dân phải chạy khỏi những đám mây bụi dày đặc. Theo Ủy ban, 5 trong số các nạn nhân vẫn chưa được xác định và 9 người vẫn đang mất tích. Khoảng 1.300 người đã phải di dời đến các trung tâm sơ tán. Hàng trăm ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn và 33 trường học bị hư hại do vụ phun trào.
Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Thống Nga Vladimir Putin sẽ đối thoại qua cuộc gọi video vào Thứ Ba tới, theo Bạch Ốc cho biết, giữa những căng thẳng đang gia tăng về vấn đề Ukraine, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Bảy, 4 tháng 12 năm 2021. Tin này đến sau khi Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Hoa Kỳ có bằng chứng cho thấy Nga đã lên các kế hoạch cho một cuộc tấn công ở “quy mô rộng lớn” vào Ukraine. Nhưng ông nói thêm rằng điều không rõ là không biết Ông Putin đã có quyết định sau cùng để xâm lăng chưa.
Tình hình Biển Đông ngày càng u ám khi Trung Quốc tiếp tục “các hành động đơn phương có vấn đề” đã làm cho Mỹ và Liên Âu quan ngại và khiến cho Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự của họ ở Biển Đông qua các cuộc tập trận chung với các nước trong vùng và thực hiện những chuyến đi lại “tự do hàng hải” trong vùng biển này, theo hai bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021.
Chính phủ liên bang và tiểu bang đã đồng ý vào thứ Năm 02.12.2021 để thắt chặt đáng kể các quy tắc về Corona ở Đức. Trong số những thứ khác, sẽ không chỉ có những hạn chế tiếp xúc đáng kể đối với những người chưa được tiêm chủng. Cũng không thể đến được rạp chiếu phim, đến tham dự các sinh hoạt hoặc đi mua sắm.
Như vậy là TQ đã thực hiện được một phần trong kế hoạch “một đai một đường” để khống chế Đông Nam Á và sẽ mở rộng ra thế giới mà cụ thể là TQ và Lào đã xây xong con đường xe lửa cao tốc trị giá 5.9 tỉ đô la qua xuyên qua Lào, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát đi hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021, giờ VN.
“Bằng lương tâm, tôi không thấy cách nào tôi có thể yêu cầu các lực sĩ của chúng tôi cạnh tranh ở đó khi mà Peng Shuai không được phép thông truyền tự do và có vẻ bị đàn áp để nói ngược lại sự cáo buộc về tấn công tình dục của cô. Với tình hình hiện tại, tôi cũng rất quan ngại về những nguy hiểm mà tất cả cầu thủ và nhân viên của chúng tôi sẽ đối diện nếu chúng tôi tổ chức các giải đấu tại Trung Quốc vào năm 2022.” Hành động của WTA đã được chào đón bởi nhiều nhân vật quần vợt thế giới đã và đang vận động cho sự an toàn của Peng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.