Hôm nay,  

Mỹ: Có Chất Độc Sarin; Nato: Có Thể Đưa Quân Giúp

26/05/200400:00:00(Xem: 5094)

Thủ Tướng Blair: Iraq Có Quyền Tối Hậu Về Quyết Định Quân Sự
WASHINGTON -- Các cuộc thử nghiệm đã xác minh có chất độc vũ khí hóa học sarin trong phần dư của 1 quả bom bên đường, khám phá tháng này ở Baghdad, theo 1 viên chức quốc phòng hôm Thứ Ba.
Kết quả này, đưa ra bởi 1 phòng thí nghiệm ở Hoa Kỳ mà viên chức không tiết lộ, xác minh điều các cuộc thử nghiệm dã chiến cho thấy: quả bom làm từ 1 đầu đạn pháo nguyên chế ra để phát tán chất độc chết người trên chiến trường.
Nguồn gốc đầu đạn này vẫn chưa rọõ. Vài nhà phân tích lo ngại, đầu đạn 155 ly này, khám phá lúc được gài làm bom hôm 15-5, có thể nằm trong 1 kho vũ khí hóa học lớn của Iraq mà loạn quân có thể dùng bây giờ. Nhưng hiện vẫn chưa thấy bom nào tương tự, và nhiều viên chức nói đầu đạn này chế tạo trước thời Cuộc Chiến Vùng Vịng 1991.
BUSH: SẴN SÀNG ĐƯA THÊM LÍNH
WASHINGTON D.C. - TT Bush hô hào quốc dân cũng như nhân dân Iraq theo đuổi lộ trình mà ông tiên đoán là đưa tới ổn định và hòa bình tại Iraq - nhưng, ông cũng nhận rằng còn nhiều khó khăn phía trước.
Trong diễn văn trực tiếp truyền hình toàn quốc đọc tại trường cao đẳng Lục Quân ở Carlisle (Pennsylvania), TT Bush không nói tới chiến lược đưa về nước 138,000 quân, mà hứa là sẽ tăng quân số tại Iraq nếu cần thiết - ông tuyên bố "Khủng bố không định đoạt tương lai Iraq".
Ông loan báo nhà tù Abu Ghraib, nổi tiếng với cac vụ tra tấn của chế độ Saddam Hussein, và là nơi xẩy ra cac vụ lạm dụng tù nhân Iraq, sẽ bị phá hủy như là để tượng trưng khởi điểm mới của Iraq. trước cử tọa 400 người, gồm đa số là quân nhân, vị lãnh đạo Hoa Kỳ tuyên bố "Tôi đưa quân đội sang Iraq là để bảo vệ an ninh cho nước Mỹ, không để ở lại như 1 lực lượng chiếm đóng - tôi đưa quân đội tới Iraq để giúp nhân dân Iraq có tự do, không biến họ thành người Mỹ".
Trong cố gắng giải thich rằng quân Mỹ sẽ không lưu lại vô hạn định, TT Bush nhấn mạnh "Nhiệm vụ của quân đội Mỹ tại Iraq không chỉ là đánh bại quân thù, mà là đem lại sức mạnh cho nước bạn, với 1 chính quyền đại diện dân chúng phục vụ dân và chiến đấu vì dân - chừng nào cac mục tiêu ấy đạt được, sứ mạng của Hoa Kỳ hoàn tất".
Diễn văn của TT Bush đề ra kế hoạch 5 điểm, gồm : bàn giao quyền hành cho 1 chính phủ có chủ quyền / tiếp sức tái lập ổn định và an ninh / tái thiết hạ tầng cơ sở / mời cac nước tham gia cac hoạt động quân sự và tái thiết / chuẩn bị tổng tuyển cử trong Tháng 1-2005.
Báo trước những khó khăn trước mắt, TT Bush nói "Khủng bố và cac phần tử trung thành với chế độ Saddam muốn thấy nhiều người Iraq chết hơn là sống trong tự do".
Theo ông, hoàn thành 5 điểm không dễ, sẽ còn bạo động trước và sau ngày chính quyền tạm được bàn giao quyền tự chủ.
Ông cũng bao tin đại sứ LHQ Lakhdar Brahimi có thể lập xong danh sach chính phủ lâm thời trong tuần này, gồm TT, 2 PTT, Thủ Tướng và 26 Bộ Trưởng.
NHIỀU NƯỚC ĐÒI TĂNG QUYỀN CHO IRAQ
LIÊN HIỆP QUỐC - Các nươc thành viên HĐ Bảo An phản ứng tich cực về dự thảo ghị quyết của Hoa Kỳ và Anh đề nghị hôm thứ hai. Nhưng, 5, 6 nước đòi giao nhiều quyền kiểm soát an ninh hơn cho người Iraq.
Văn bản về Iraq của 2 thế lực chiếm đóng đã mở ra những cuộc thương thảo kịch liệt với cac nước phản đối chiến cuộc Iraq gồm Đức và Pháp - 2 nước này đòi giành quyền quyết định cac vấn đề an ninh quan yếu cho chính quyền Iraq.
Tối Thứ 2, trong diễn văn truyền hình, TT Bush cho biết lực lượng Mỹ sẽ lưu lại tới khi Iraq có tự do và dân chủ. Mục đích của dự thảo nghị quyết về Iraq là chinh phục sự ủng hộ của quốc tế đối với cac kế hoạch Iraq hậu chiến - TT Bush cũng đang tìm kiếm sự gia tăng hậu thuẫn trong nước. Theo nội dung bản dự thảo nghị quyết của Hoa Kỳ và Anh, lực lượng đa quốc được phép sử dụng cac biện pháp cần thiết để bảo đảm an ninh và ngăn ngừa khủng bố.

Nghị quyết này không nói tới vai trò của quân đội bản xứ, ngoài nhu cầu huấn luyện - sự ủy nhiệm dành cho liên quân sẽ được xét lại sau 1 năm, có thể sớm hơn nếu chính phủ dân cử bầu ra cuối Tháng 1-2005 yêu cầu. Nhưng, ông James Cunningham, phó ĐS Hoa Kỳ tại LHQ, nói Hoa Kỳ sẽ giữ lời hứa rút quân mà ông tiên đoán là điều ấy sẽ không xẩy ra - các quan tâm được nêu ra tại HĐ Bảo An là chính quyền Iraq sẽ thu hồi đầy đủ chủ quyền hay cuộc chiếm đóng vẫn tiếp tục dưới hình thức khac.
Theo Thủ Tướng Đức, chính phủ mới tại Iraq phải có quyền quyết định cac vấn đề quan trọng về an ninh, nếu không thì vẫn là thiếu chủ quyền.
Mocsow chưa đưa ra phản ứng chính thức, nhưng 1 viên chức ngoại giao cho biết còn nhiều câu hỏi và bản dự thảo nghgị quyết cần 1 số thay đổi. Ngoại Trưởng Pháp nói Paris muốn có 1 khung thời hạn về quyền kiềm soát cac lực lượng vũ trang Iraq, chính quyền Baghdad phải có thẩm quyền đối với quân đội và cảnh sát.
ĐS Emyr Jones Parry của Anh cả quyết rằng nghị quyết về Iraq sẽ bàn giao toàn bộ chủ quyền, đồng thời Anh, Mỹ, hay LHQ đều không thể ra lệnh cho nước Iraq có chủ quyền phải làm gì hay không làm gì.
Thứ Trưởng ngoại giao Hamed Bayati hôm thứ ba tuyên bố rằng sau 12 tháng, chính quyền lâm thời Iraq sẽ khuyến cáo LHQ và Hoa Kỳ ở lại hay ra đi, và điều quan trọng là chính phủ chuyển tiếp sẽ kiểm soát nguồn lợi xuất cảng dầu.
QUÂN NATO CÓ THỂ VÀO GIÚP
ROME - Ngoại Trưởng Franco Frattini của Italy tuyên bố với nhật báo Awenire rằng NATO có thể sẽ nhận trach nhiệm tuần tiễu 1 phần Iraq sau khi liên quân do Hoa Kỳ lãnh đạo chính thức giải tán ngày 30-6.
Đức hay Pháp là những người phản đối chiến tranh sẽ không ngăn trở 1 kế hoạch như thế.
Ngoại Trưởng Frattini cho biết Pháp và Đức đã hứa không dùng quyền phủ quyết - Berlin và Paris sẽ không góp quân, nhưng sẵn sàng nhận viec huấn luyện.
Dự thảo nghị quyết về Iraq của Hoa Kỳ và Anh hô hào 1 lực lượng đa quốc gìn giữ hòa bình giúp chính quyền lâm thời Iraq, bao gồm cac tổ chức an ninh quốc tế như NATO.
Theo giới ngoại giao, hi vọng của Hoa Kỳ về cac nhà lãnh đạo NATO sẽ quyết định vai trò của tổ chức tại Iraq nhân dịp họp thượng đỉnh ngày 28 và 29-6 tan biến 1 phần vì hội nghị kết thuc trước ngày bàn giao chủ quyền Iraq, vì cac nước Âu Châu nhận thấy tình hình an ninh xấu đi, và cũng vì cac tai tiếng lạm dụng tù nhân Iraq. Italy có 2700 quân tại Iraq - Ngoại Trưởng Frattini cho biết nếu chính quyền Iraq yêu cầu, số quân ấy sẽ ở lại.
NGA: CÒN NHIỀU THẮC MẮC
MOSCOW - Nga muốn biết rõ hơn về chính quyền chuyển tiếp của Iraq trước khi ủng hộ dụ thảo nghị quyết của Anh và Hoa Kỳ, theo thông tấn Interfax dẫn tin từ Bộ ngoại giao.
Nguồn tin Bộ ngoại giao cho biết Moscow không phản đối ý kiến duy trì 1 lực lượng quốc tế do LHQ ủy nhiệm dưới quyền chỉ huy của Hoa Kỳ - viên chức nói với Interfax rằng bản dự thảo nghị quyết chỉ mới là khởi đầu.
Nga và cac thành viên HĐ Bảo An xét thấy cần các giải đáp cho nhiều vấn đề. Viên chức nói : việc đầu tiên là phải xac định nguyên tăc quyết định về thành phần nhân sự của chính phủ lâm thời.
Trước đây, Nga chỉ trich của chiến Iraq do Hoa Kỳ phát động vì không có hậu thuẫn của LHQ. Nhà ngoại giao Nga tuyên bố với Interfax rằng không phản đối Mỹ chỉ huy quân đa quốc sau ngày 30-6, vì vai trò chỉ huy của Mỹ ở Iraq là thực tế hiện nay ở Iraq - hơn nữa, cũng không có nước nào tình nguyện.
BLAIR: IRAQ CÓ QUYỀN TỐI HẬU
LONDON - Thủ Tướng Anh tuyên bố hôm thứ ba rằng sau ngày 30-6 chính phủ lâm thời Iraq có quyền kiểm soát chính trị tối hậu đối với hành động quân sự của liên quân - ông Tony Blair nói "Chúng tôi phải tiếp tục sứ mạng là đem lại dân chủ và ổn định tại Iraq". Ông nhấn mạnh "tình hình an ninh ổn định sớm chừng nào, liên quân ra đi sớm ngày ấy".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ Tân Hoa Xã, TQ: Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ để tìm ra cách thức phù hợp nhằm hòa hợp với nhau - chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi. ✱ Al Jazeera, Qatar: Chính quyền Biden cho biết Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh duy nhất của Hoa Kỳ “với mục đích định hình lại trật tự quốc tế và ngày càng có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để thúc đẩy mục tiêu đó” ✱ Kyodo News, Jp: Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết việc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế khả năng Trung Quốc tiếp cận một số chip cao cấp được Bắc Kinh sử dụng để sản xuất các hệ thống quân sự tiên tiến. ✱ Global Times, CN: Cuộc chiến chip ngày càng leo thang của Mỹ chống lại Trung Quốc đã tạo ra sự bất ổn to lớn cho ngành công nghiệp chip thế giới và đặt các nhà sản xuất chip hàng đầu vào tình thế cực kỳ khó khăn có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng. ✱ Asia Nikkei, Jp: Những hạn chế sẽ khiến Bắc Kinh khó khăn hơn nhiều trong việc mua hoặc chế tạo chất bán dẫn tiên tiến cho một quân đội...
✱ Declassified Uk.: Các hồ sơ giải mật cho thấy, Vương quốc Anh đã dự đoán về một "cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Nga và Ukraine" từ năm 1992. ✱ The Grayzone: Bài thuyết trình vào tháng 4 năm 2022 dành cho các sĩ quan tình báo cao cấp của Anh, vạch ra một kế hoạch phức tạp để làm nổ tung Cầu Kerch ở Crimea. ✱ TASS Ru.: Các nhân viên thuộc các cơ quan tình báo của Mỹ và Anh trực tiếp tham gia vào các hoạt động bí mật với Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và đào tạo nhân viên để thực hiện công tác ✱ Yahoo News: CIA đã bí mật đào tạo các lực lượng Ukraine tại vùng tiền tuyến phía đông của Ukraine - CIA huấn luyện các đối tác Ukraine về các kỹ thuật bắn tỉa, cách vận hành tên lửa chống tăng Javelin và các thiết bị khác...
Trước khi ngưng đọc vì cho rằng chúng ta đã nói rất nhiều về những điều tương tự trong nhiều tháng qua, xin hãy để tôi nói rõ: Tôi không nói về Nga. Không, đây là một vấn đề lớn hơn. Nó mang tên Trung Quốc...
Sáng thứ Hai 10/10/22 vùa qua, phải chăng Putin đã thay đổi bản chất cuộc chiến ở Ukraine khi phóng 83 hỏa tiễn nhằm thẳng 11 cơ sở vật chất dân sự và nhà cửa dân chúng? Putin đã áp dụng đúng lý thuyết chiến tranh của cộng sản là tiêu diệt sự sống xã hội của quốc gia địch khi mục tiêu không đạt được. Nhưng có người cho rằng oanh tạc Ukraine hôm thứ Hai thực chất không phải Putin thay đổi chiến thuật mà đó chỉ để vớt vát thể diện trước dân chúng Nga và thế giới sau nhiều thất bại liên tiếp ở Ukraine và, đau đớn hơn nữa, « cầu Putin » (Kertch) bị đặc công Ukraine phá hỏng...
Vào giữa tháng 3, chưa đầy một tháng sau khi Nga xâm lăng Ukraine, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã đưa ra một dự đoán nổi bật: Ukraine sẽ chiến thắng. Sáu tháng sau, Ukraine đang trên đà tấn công và tái chiếm lãnh thổ quan trọng giữa nhiều dấu hiệu là quyết tâm của Nga đang suy yếu. Các bản tường thuật chỉ ra rằng vũ khí và thông tin tình báo do Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh khác cung cấp đang mang lại cho cuộc phản công của Ukraine một sự thúc đẩy nghiêm trọng. Liên minh NATO vẫn bền vững và đoàn kết đứng sau Ukraine, bất chấp nỗ lực của Nga nhằm làm suy yếu sự thống nhất đó bằng cách hạn chế xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu...
Trong thời đại kinh tế toàn cầu hoá dựa vào tri thức và thông tin, thì kiến thức trở thành sức mạnh và Internet là phương tiện kết nối. Các kiến thức mới đang được phổ biến tự do trên khắp thế giới và mọi người có thể truy cập được dễ dàng hơn. Trước các chuyển biến dông bão này, tình hình cạnh tranh giữa các cường quốc không chỉ còn nằm trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh mà còn canh tân kỹ thuật và nhiều quốc gia cảm thấy đang bị đe dọa bởi sự tụt hậu về kiến thức và trang bị kỹ thuật số...
Cả hai nhà lãnh đạo nữ này đều là những nhân vật xuất chúng, những phụ nữ đầu tiên giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp bậc nhất trên đất nước họ. Hình ảnh hai bà kề vai sát cánh trên trường thế giới bất chấp một siêu cường do đàn ông thống trị chuyên đi bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn, quả là một thách thức tương phản và là một biểu tượng dũng cảm của thời đại...
Chuyến thăm của bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ở Đài Loan tạo thêm sự đe doạ mới của Trung Quốc đối với hòn đảo này, nó được tạo ra do nhu cầu duy trì việc kiểm soát đối với tình hình ở eo biển Đài Loan sau những chiến thắng bầu cử liên tục của đảng ủng hộ sự độc lập của Đài Loan...
Bản đồ thứ ba về thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh bắt nguồn từ cái thường được gọi là “Lý thuyết Hiện thực” (Realist Theory) về quan hệ quốc tế. Theo lý thuyết này, các quốc gia thực sự là chủ thể quan trọng duy nhất trong các vấn đề thế giới, mối quan hệ giữa các quốc gia là một mối quan hệ hỗn loạn (anarchy), và do đó để đảm bảo sự tồn tại và an ninh của họ, các quốc gia luôn cố gắng tối đa hóa quyền lực của mình... Một cái nhìn viễn kiến về mối hiểm họa xung đột giữa các quốc gia trên thế giới, của nhà Chính trị học lừng danh Samuel P. Huntington, do Bác sĩ Hồ Văn Hiền chuyển ngữ và chú thích. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ MI5: ĐCSTQ áp dụng cách tiếp cận cấp nhà nước, trong đó các doanh nghiệp và cá nhân bị pháp luật TQ buộc phải hợp tác với Đảng ✱ SHU Yenjoon, sĩ quan tình báo Trung Quốc đã bị kết án về tội đánh cắp bí mật thương mại trong lĩnh vực hàng không Hoa Kỳ ✱ MI5: Để ngăn chặn, năm 2020, Hoa Kỳ ngừng cấp thị thực mới cho các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Quân đội PLA ✱ ALJ: Giám đốc FBI Cảnh báo các công ty phương Tây rằng Bắc Kinh quyết tâm đánh cắp công nghệ của họ để đạt được lợi ích cạnh tranh. ✱ ĐS Trung Quốc tại London đã bác bỏ các cáo buộc của McCallum (MI5) và Wray (FBI), là "hoàn toàn vô căn cứ”. ✱ AFP: TMT Liên Quân Mỹ cáo buộc ông Tập Cận Bình thất hứa...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.