Hôm nay,  

Các Nước Trung Đông Chi Cả Tỉ Chạy Đua Vũ Trang Nguyên Tử

22/04/200700:00:00(Xem: 3503)

Bài của ký giả William J. Broad và David E. Sanger đăng trên nhật báo New York Times viết như sau:

Hai năm trước, các nhà lãnh đạo Saudi Arabia từng nói với các nhà thanh tra nguyên tử quốc tế rằng họ có thể nhìn thấy triển vọng về nhu cầu phát triển sức mạnh nguyên tử của vương quốc này. Hiện nay họ đang tranh nhau thuê các nhà thầu nguyên tử, mua nhu liệu về nguyên tử và tìm nguồn chi phí xây lò phản ứng nguyên tử. Thổ Nhĩ Kỳ cũng thế, đang chuẩn bị cho nhà máy nguyên tử đầu tiên của họ. Và Ai Cập cũng vừa loan báo kế hoạch sẽ xây dựng một nhà máy nguyên tử ở vùng Địa Trung Hải. Tính tổng cộng có tới hàng chục quốc gia trong vùng đã nhắm tới Tổ Chức Nguyên Tử Quốc Tế (International Atomic Energy) ở Áo để xin giúp đỡ thành lập chương trình nguyên tử của họ trong bước đầu chuẩn bị.

Vua Abdullah II của Jordan đã phải kêu lên với phóng viên nhật báo Israel Haaretz: 'Mọi qui tắc rồi sẽ phải thay đổi. Tất cả mọi người đang điên cuồng lao vào các chương trình nguyên tử.'

Các quốc gia Trung Đông nói họ chỉ muốn sức mạnh nguyên tử. Trừ chính phủ Hoa Kỳ và các nhà phân tích tư nói họ tin rằng các nước Trung Đông đổ xô giành lấy nguyên tử chẳng qua là nhằm đối phó với mối đe dọa từ Iran. Đằng sau kỹ thuật kỹ thuật năng lượng để làm ra điện hàm chứa ý đồ khác: chỉ cần cố gắng thêm, là đầu đạn nguyên tử. Một láng giềng khó chịu như Iran, theo các nhà phân tích, có lẽ là động lực làm các lân bang dấn vào chạy đua nguyên tử tương tự như Iran.

Một số nhà phân tích tự hỏi vì sao các nước Ả Rập trong vùng Vịnh Ba Tư, nắm trong tay một nửa trữ lượng dầu của thế giới, lại muốn gánh lên vai gánh nặng và trách nhiệm về sự bất ổn nguồn năng lượng. Họ trả lời rằng họ phải đầu tư cho tương lai, cho cái ngày mà nguồn dầu khô cạn. Nhưng với những người Shiite Iran đang gia tăng thế lực trong vùng, các nước Sunni toan tính hành động để đối phó.

Các viên chức của 21 quốc gia trong vùng và lân cận Trung Đông đã cảnh cáo tại cuộc hội nghị các nhà lãnh đạo Ả Rập hồi Tháng Ba rằng khuynh hướng muốn nắm lấy kỹ thuật nguyên tử của Iran có thể dẫn tới hậu quả là làm bùng nổ cuộc chạy đua vũ trang nguyên tử 'đầy chết chóc và phá hoại khắp vùng.'

Trong khi đó tại Washington, các viên chức đang thu thập những thông tin về việc xây dựng nguyên tử của Iran để gia tăng áp lực. TT Bush đã nói riêng với các chuyên gia tại Trung Đông về nỗi lo âu của ông về mối đe dọa của loại 'bom Sunni' và mối quan tâm của ông về các quốc gia ở Trung Đông có thể sẽ chuyển sang chỉ một nước Sunni có trang bị nguyên tử là Pakistan để cầu xin giúp đỡ.

Trung Đông là khu vực đã bộc lộ những dấu hiệu về cuộc chạy đua nguyên tử. Sau khi Israel sản xuất được vũ khí lần đầu tiên tại nước này bốn thập niên trước, vài quốc gia chuyển sang con đường nguyên tử. Nhiều nhà phân tích cho rằng sự quyết lòng đi theo con đường nguyên tử của Iran đã chọc thủng quyền lực của người Sunni, khiến họ phải lao vào bàn ăn thua, cũng như Iran, phải trợ giá mỗi thùng dầu 65 đô.

Hiện nay không có nước Ả Rập nào có lò nguyên tử, những nước đã dùng dầu để đổi lấy plutonium, một trong hai loại vật tư cần thiết - cùng với uranium - để sản xuất chất làm ra bom. Tuy nhiên một vài nước Ả Rập đã cam kết chỉ nghiên cứu nguyên tử vì mục đích dân sự mà thôi.

Các nhà phân tích cảnh báo rằng một cuộc chạy đua xây lò phản ứng nguyên tử chắc chắn sẽ xảy ra vì đó là dự mưu của một số nước. Các quốc gia Trung Đông có vẻ như đang chờ một cái ngày mà nguyên tử Tehran được Hội đồng Bảo An LHQ chấp nhận trước khi nước này quyết lòng chấp nhận trả giá cho sự phát triển các chương trình nguyên tử.

Kể cả khi các nước Trung Đông đạt được sức mạnh nguyên tử, các hiệp ước kiểm soát vũ khí và liên minh chính trị vẫn có thể làm cho các quốc gia đơn độc phân vân trước khi bước sang giai đoạn sản xuất đầu đạn hạt nhân. Một số nước có thể vẫn quyết định rằng chi phí và sự hiểm nguy có thể vượt quá lợi ích - như Nam Hàn, Đài Loan, Nam Phi và Libya đã làm sau khi đổ tiền quá nhiều vào các chương trình sản xuất vũ khí. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao cũng như các nhà phân tích nói rằng các chính phủ Sunni Ả Rập đang lo lắng về sự tiến triển của nguyên tử Iran, vì vậy mà họ bất đắc dĩ phải trợ giúp quân đội Mỹ chống lại Iran.

Đầu tiên là Ai Cập. Vào năm 1960, sau khi công khai hóa việc Israel xây dựng lò phản ứng nguyên tử, Cairo đe dọa bằng cách đòi trang bị nguyên tử và tìm cách làm một lò phản ứng cho riêng mình. Những cản ngại về chính trị và kỹ thuật kéo dài nhiều năm, cuối cùng thì Ai Cập chấm dứt kế hoạch này.

Sau đó là Iraq. Nhưng vào Tháng 6-1981, phi cơ tấn công Israel đã dội bom lò phản ứng của Iraq trước khi các kỹ sư lên kế hoạch xây dựng lò phóng xạ hạt nhân. Vụ oanh kích này đã gây nên một loạt tranh cãi về cách Iraq có thể xúc tiến việc trang bị vũ khí nguyên tử. Vụ này cũng đồng thời kích động Iran gây chiến với Iraq.

Alireza Assar, cố vấn nguyên tử của Bộ Trưởng Quốc Phòng Iran, người sau đó đã trốn thoát khỏi Iran, nói rằng ông đã được tham dự một cuộc họp bí mật vào năm 1987 và tại đó tư lệnh trưởng của Lữ Đoàn Vệ Binh Cách Mạng Hồi Giáo nói rằng Iran phải làm bất cứ việc gì cần thiết để đạt tới chiến thắng. Iran đã khổ công giữ bí mật suốt 18 năm trời trước khi công khai hóa những nỗ lực nguyên tử của họ vào năm 2003. Các tổ chức tình báo và chuyên gia nguyên tử hiện nay ước lượng rằng Iran cần từ 2 tới 10 năm nữa mới có thể nói tới chuyện làm bom uranium. Hiện nay họ vẫn nói rằng cuộc nghiên cứu chất giàu uranium hoàn toàn vì mục đích hòa bình và để sản xuất điện.

Trước đó, một vài quốc gia ở Trung Đông tham dự hội nghị các cơ quan nguyên tử về vân đề phát triển sức mạnh hạt nhân. Hiện nay xấp xỉ một chục quốc gia đang thực hiện kế hoạch phát triển nguyên tử và đang có kế hoạch sản xuất bom nguyên tử. Các nước đang bị thu hút bởi lĩnh vực này gồm Bahrain, Ai Cập, Jordan, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Syria, Turkey, Yemen và 7 lãnh địa trực thuộc Ả Rập Thống Nhất - Abu Dhabi, Ajman, Dubai, Al Fujayrah, Ras al Khaymah, Sharjah và Umm al Qaywayn.

Saudi Arabia, từ khi hủy bỏ lò phản ứng, đã bị cuốn theo cơn lốc nguyên tử. Nước này vừa mời TT Putin, nhà lãnh đạo đầu tiên của nước Nga tới thăm vương quốc sa mạc này. Ông ta đã đề nghị viện trợ nguyên tử cho Saudi Arabia, như đã từng đề nghị.

Theo các nhà ngoại giao và phân tích, Saudi Arabia đang đứng đầu các nước có khuynh hướng trang bị vũ khí nguyên tử trong Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh (Gulf Cooperation Council), đặt văn phòng tại Riyadh. Hội Đồng này nay có thêm Saudi, gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar và United Arab Emirates - người đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ. Các quốc gia này nằm dọc phía vùng Vịnh Ba Tư, kiểm soát 45% nguồn dầu dự trữ của toàn cầu. Cuối năm ngoái, hội đồng này loan báo họ muốn xây dựng một chương trình năng lượng nguyên tử vào năm 2009. Như vậy là tất cả các nước vùng Vịnh, trừ Iraq đã loan báo ý muốn có năng lượng nguyên tử, so với 15% các nước Nam Mỹ và 20% châu Phi đã có. Giá tiền xây một lò phản ứng nguyên tử có mục đích thương mại lên tới 4 tỉ đô. Sáu quốc gia thuộc Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh ước lượng mức đầu tư cho các chương trình phi nguyên tử trị giá trên 1 ngàn tỉ đô.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
SPIEGEL phỏng vấn Ngoại trưởng Mỹ huyền thoại về nỗi ám ảnh và lệnh ngừng bắn của Putin...
Báo cáo năm 2021của Welthungerhilfe, một tổ chức cứu đói quốc tế được thành lập tại Đức từ năm 1992, vừa được phổ biến gần đây, cho thấy thực tế đã đánh tan bao hy vọng. Bảng chỉ số về nạn đói của báo cáo đã báo động về các nguy cơ dinh dưỡng của dân số thế giới và nguồn cung ứng lương thực trong toàn cầu...
Omar là con trai thứ tư của Bin Laden, người khủng bố giết người nổi tiếng khắp thế giới mà vụ gây chấn động hơn hết là vụ 9/11 ở NY năm 2001, hiện đang chọn sanh sống ở Normandie, vùng biển cực Bắc nước Pháp, với nghề vẽ tranh. Hôm đầu tháng 6 vừa qua, ông gặp nhà báo Charles Guyard của tuần báo Le Point, trong câu chuyện với nhà báo, ông kể lại tại sao ông chọn nước Pháp để sanh sống và may mắn, được Pháp chập nhận...
Ba người phụ nữ đầu tiên trên thế giới, được bầu cử vào chức vụ thủ tướng. Năm 1949, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh vai trò bình đẳng giữa phái nam và phái nữ, trong mọi lãnh vực, nhưng thời đó chưa có một lãnh đạo quốc gia nào trên thế giới do dân bầu lên là phụ nữ cả...
Tháng 11-1952 chiến tranh Cao Ly tiếp tục khốc liệt giữa Hoa Kỳ với quân Trung Cộng dưới quyền Bành Đức Hoài. Ngày 18 xảy ra đụng độ giữa một phi tuần Grumman F9F với một phi đội Sô-Viết bên trên không phận giữa Hội Ninh (Hoeryong) và căn cứ Hải Sâm Uy (Vladivostok) của Nga-Sô. Eisenhower vừa đắc cử Tổng thống, đích thân sang thị sát mặt trận và triệu tập viên phi công đã bắn rơi 4 chiếc MIG-15 của Nga. Một chiến tích chưa từng có và chưa hề tái lập. Kỳ lạ là chiến công bị ém nhẹm và Trung úy Royce Williams buộc phải im lặng trong suốt nửa thế kỷ...
Để thực hiện ý đồ bành trướng bá quyền Hán tộc dưới chiêu bài Giấc mơ Trung Hoa, Tập Cận Bình đã xây dựng hai vành đai về kinh tế và quân sự. Kinh tế là “Con đường tơ lụa thế kỷ 21”. Quân sự là “Chuỗi ngọc trai”. Hai vành đai nầy đi từ Châu Á qua Châu Phi và về Châu Âu. Hoa Kỳ chống lại bằng việc xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương. Về quân sự là vành đai Thái Bình Dương từ những căn cứ của đồng minh là Nhật Bản, Hàn Quốc, Okinawa, Australia và Singapore, Ấn Độ. Indonesia có thể là đồng minh tương lai...
Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Mậu dịch và Phát triển (UNCTAD) cảnh báo, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ 3,6% xuống 2,6% cho năm 2022 và các nước đang phát triển sẽ cần 310 tỷ Mỹ kim để đáp ứng các yêu cầu cho dịch vụ nợ công nước ngoài trong năm nay...
Lần đầu tiên, giới chỉ huy quân sự của Nga tuyên bố nay sẽ tập trung vào “giải phóng hoàn toàn” tỉnh ly khai Donbass thay vì gây chiến trên toàn lãnh thổ Ukraine như trước đây
Số người tị nạn chiến tranh từ Ukraine đến Đức đã vượt qua mức 100.000 (một trăm ngàn) người. Một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Liên bang thông báo rằng có 109.183 người tị nạn đã được ghi nhận vào sáng thứ Sáu 11.3.2022. Nhiều hơn 13.270 người so với hôm thứ Năm. Chính phủ Cộng Hòa liên bang (CHLB) Đức đảm bảo với các tiểu bang về sự hỗ trợ và cố gắng phân phối những người tị nạn tốt hơn.
Trong cuộc xung đột Ukraine, các phản ứng rõ ràng đối với các cuộc tấn công của Putin đang đến từ Đức.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.