Hôm nay,  

Bớt Nghèo Nhưng Nghèo Sẽ Nghèo Thêm

15/04/200700:00:00(Xem: 2119)

Á Châu Đô Thị Hóa: Bớt Nghèo Nhưng Nghèo Sẽ Nghèo Thêm

Bài báo của ký giả Peter Alford trích nhận định của World Bank nói rằng đô thị hóa nhanh là biện pháp chính yếu giúp các nước thoát khỏi cảnh đói nghèo. Bài báo viết:

Các thành phố lớn ở Đông Á hiện là những vùng đông dân, kém vệ sinh nhất thế giới nhưng đó cũng là những vùng không có người dân bị đói nghèo thảm thương. Một phúc trình mới của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank -WB) ước lượng rằng vào năm 2025, các thành phố Đông Á sẽ lên tới trên 500 triệu dân, đông hơn trước đó 7 năm. Kinh tế gia Milan Brahmbhatt của WB nói rằng đó là phương pháp chính yếu để làm cho dân số trở nên giàu có, cải thiện thu nhập của họ. Khi người dân sống với nhau ở các thành phố thì những gì tốt đẹp nhất sẽ xảy tới.'

Các vùng nông thôn Á Châu hiện nay là các khu nông nghiệp quá đông đúc nông dân và các thành phố sẽ trở thành những cửa ngỏ tràn vào nền kinh tế toàn cầu, với số lượng tiền đầu tư đổ vào, các nhà kinh doanh khéo léo và đầy sức sống sẽ tạo ra nhiều việc làm được trả lương cao. Các nhà nông tiêu biểu ở Hoa Lục đã kiếm được thu nhập nhiều gấp ba lần những gì họ đang có khi họ trở thành công nhân ở nhà máy và sản lượng mà họ kiếm được cho quốc gia sẽ tăng lên gấp 10 lần. Tuy vậy hiện nay có trên 30% thị dân ở các thành phố Á Châu sống trong ổ chuột và mật độ dân số thị dân Đông Á cao gấp đôi các thành phố Mỹ Latin và gấp 10 lần các thành phố Úc châu.

Thành thị hóa có tỉ lệ cân xứng với tình trạng đói nghèo ở Đông Á, theo định nghĩa của WB là những người có thu nhập thấp hơn 2 đô la mỗi ngày - đã giảm thiểu trong thập niên qua, từ 50% xuống còn 29%, tức là khoảng 552 triệu người.

Tình trạng đói nghèo trầm trọng ở các nước Đông Á đang phát triển - gồm Hoa Lục, trừ Nhật, Nam Hàn, Đài Loan và Singapore - đã giảm 3% mỗi năm, một tỉ lệ tương ứng trước lúc bắt đầu cuộc khủng hoảng Á châu năm 1997.

Tình hình đã cải thiện nhanh ở một số quốc gia nghèo nàn, lạc hậu về kinh tế trong vùng như Việt Nam, Cambodia và Lào. Trong khi đó thì Miến Điện và Bắc Hàn, hai nước mà sự cai trị tồi nhất và nghèo nhất không hợp tác nên không có trong danh sách các nước được khảo sát.

Mặt khác, tình trạng đói nghèo không được phần lớn người dân chú ý. Trên 90% người Đông Á sẽ trở thành dân của những nước 'có thu nhập trung bình,' tức là thu nhập mỗi đầu người khoảng 900 đô/năm vào khoảng 2010.

Tuy vậy, đó cũng là những nơi mà WB nhìn thấy nguy cơ. Các nước đang phát triển ở Á châu sẽ rơi vào 'cái bẫy của mức thu nhập trung bình,' bởi vì chiến lược kinh tế nâng các nước từ tình trạng thu nhập trung bình lên thu nhập cao không giúp được những nước bị rơi vào tình trạng thu nhập thấp trở thành nước thu nhập trung bình. Nhiều nước Nam Mỹ và Đông Âu đã ở trong cái bẫy 'thu nhập trung bình' đó trong nhiều thập niên.

Những thách thức mà phần lớn các nước Đông Á phải đối phó là khi họ trở nên thịnh vượng thì họ cũng gánh lấy nhiều bất công trong thu nhập cũng như sự phát triển, rõ rệt ở các vùng thành thị và nông thôn. Chẳng hạn như sự thay đổi kỹ thuật sẽ góp phần làm khoảng cách giữa tiền lương của thợ có tay nghề giỏi và thợ lao động phổ thông lớn thêm không ngừng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.