Hôm nay,  

Châu Âu: Chống Khủng Bố Trở Ngại Vì Luật Quá Dị Biệt

24/03/200400:00:00(Xem: 4201)
BRUSSELS - Cac đoàn xe lửa bị đánh bom đánh thức châu Aâu về hiểm họa khủng bố toàn cầu, nhưng 1 núi khác biệt về pháp chế và tiêu chuẩn văn hóa đang gây phức tạp khả năng cùng đối phó với đe dọa khủng bố.
Vụ Madrid báo động cac điều kiện an ninh bảo vệ giải bóng trònhg châu Aâu tại Bồ Đào Nha trong mùa Hè này và Thế Vận Hội tại thủ đô Hi Lạp cuối Tháng 8.
Tại hội nghị thượng đỉnh 2 ngày bắt đầu Thứ 5 tuần này, cac nhà lãnh đạo Aâu Châu sẽ ký cac đề nghị mà cac Ngoại Trưởng đã thỏa thuận, trong số này có kế hoạch cử 1 viên chức đặc trach phối hợp cac ngành cảnh sát, tòa án, tình báo, và cắt cac nguồn tài trợ của khủng bố.
Tuy nhiên, thực hành những kế hoạch chung không phải là dễ trên 1 lục địa mà biên cương quốc gia chưa hoàn toàn biết mất mặc dù cac nỗ lực hòa nhập trong nhiều năm qua.
Theo Uûy Hội Aâu Châu, 1 số nước chưa đồng ý định nghĩa pháp lý về khủng bố - cac nước Đức, Italy, Anh và Tây Ban Nha đánh khủng bố nội địa thành công, tình báo Pháp chứng tỏ khả năng theo dõi cac phong trào Hồi Giáo hoạt động ngầm, đặc biệt la ở Bắc Phi.
Tài nguyên tình báo của các nước hội viên nhỏ hơn còn khiêm tốn.

Hơn nữa, cac nước châu Aâu có truyền thống pháp lý khac nhau và cac cơ quan tình báo riêng, muốn giữ riêng cac khám phá.
Gián điệp cac nước lớn như Pháp, Đức, Anh cưỡng lại yêu cầu phân phối thông tin tình báo khắp Liên Hiệp Aâu Châu.
Mặc dù hứa hẹn đoàn kết với Tây Ban Nha, rõ ràng là cảnh sát Đức, Pháp và các nước bực bội về việc nhà chức trach Madrid không nhanh chóng cung cấp thông tin về loạt đánh bom xe lửa ngày 11-3.
Luật lệ các nước lại khác nhau, chẳng hạn như ở Bỉ, cảnh sát không thể gài máy nghe lén điện thoại - trong khi ở Thụy Điển và Đức, theo dõi sự di chuyển của tiền gửi ngân hàng là khó vì các điều luật tài chánh chặt chẽ.
Ngòai ra, cac đảng cầm quyền phe tả miễn cưỡng hơn với việc chấp nhận cac biện pháp mà họ nghĩ là hạn chế dân quyền.
Ông Javier Solana, ủy viên ngoại giao của Liên Hiệp Aâu Châu, cưỡng lại đề nghị cho phép Hoa Kỳ thu thập dữ kiện về hành khach đi phi cơ - ông trả lời phỏng vấn báo chí rằng "Châu Aâu không chiến tranh, chúng ta chống khủng bố nhưng không thể thay đổi cach sống - chúng ta yêu chuộng tự do".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.