Hôm nay,  

Tịch Thu Hồ Sơ Tình Báo Iraq: Tướng Công An Học Từ Nga

20/04/200300:00:00(Xem: 4406)
BAGHDAD (KL) - Dân đi hôi của cải và các nhà báo Tây phương đã lục lạo khắp dinh trước đây là cơ sở công an chìm của Iraq và phát hiện ra chứng cớ mà Nga đã hỗ trợ rộng rãi cho chế độ Saddam Hussein tại Iraq trước khi Hoa kỳ cho mở cuộc tấn công vào Iraq, theo như các tờ báo của Anh và Mỹ ra ngày chủ nhật đã cho biết.
Tờ Guardian tại Anh quốc đã lên tin trước vài tuần, trước khi chiến tranh tại Iraq bùng ra, hai cựu tướng lãnh của Liên Sô ngày xưa đã tới thủ đô Baghdad trong nhiều năm để cố vấn cho quân Iraq. Cựu tư lệnh cầu không vận Vladimir Achalov và tướng chỉ huy phòng không Igor Maltev đã rời khỏi Iraq sáu ngày trước khi Hoa kỳ cho mở cuộc tấn công.
Tờ Observer tại Anh quốc cũng cho biết, người ta đã tìm thấy trong văn phòng của Tổng cục Tình báo Iraq các giấy chứng nhận tốt nghiệp của viên tình báo Iraq về kỹ thuật chụp ảnh và đặt máy nghe lén.
Tờ Sunday Telegraph đã cho dịch một tài liệu đề ngày 27/11/2000 bằng tiếng Ả Rập, tài liệu này cho thấy Nga đã cung cấp cho chế độ Saddam một bản liệt kê những tay sát thủ của Tây phương. Tài liệu này đã chứng tỏ cơ quan SVR của Nga, chuyên về tình báo nước ngoài, với văn phòng tình báo Mukhabarat của Iraq thường có sự trao đổi tin tức với nhau. Theo tờ báo này, tài liệu này không nói rõ nhiệm vụ hay công tác của những tên sát thủ Tây phương.
Riêng tờ báo Chronicle tại San Francisco, tờ báo có phóng viên Robert Collier tại Baghdad và các tài liệu bằng tiếng Ả Rập được hai ông Jalal Ghazi và Muhammad Ozeir dịch ra tiếng Anh.
Tin tức thu lượm của Collier và tài liệu được phiên dịch đã được Bill Wallace trong tổ biên tập của Chronicle tổng kết như sau:
Cơ sở tại Moscow đã đào luyện nhân viên tình báo của Iraq hồi tháng chin năm ngoái, cùng lúc Nga phản đối chính quyền Bush cho chống lại chế độ Saddam Hussein, tờ Chronicle đã cho khui ra các tài liệu mật của Iraq.
Tài liệu tìm thấy ngày thứ năm và ngày thứ sáu trong văn phòng công an kín Mukhabarat, tại Baghdad, thấy có ít ra năm nhân viên tình báo của Iraq đã tốt nghiệp một khóa học hai tuần hồi tháng chín về các kỹ thuật theo rõi và nghe lén, căn cứ theo các giấy chứng nhận do Trung tâm Huấn luyện Đặc biệt tại Moscow đã cấp.
Chính quyền Nga đã tỏ thái độ chống đối mạnh mẽ về việc Hoa kỳ cho mở cuộc chiến tranh chống Iraq, chính quyền Nga đã liên tiếp bác bỏ bất cứ việc nào mà Nga đã hỗ trợ quân sự hay an ninh tình báo cho chế độ của Saddam Hussein. Mọi việc hỗ trợ như thế là vi phạm nghiêm trọng tới việc LHQ cho trừng phạt Iraq về mặt quân sự, thương mại và những quan hệ khác sau năm 1991.
Quan hệ Nga và Hoa kỳ đã bị căng thẳng vì xa cách nhau trong vấn đề Iraq. Có điều không rõ về những việc đã khui ra này có đến cấp cao nhất của Hoa kỳ hay không, cấp tối cao của Hoa kỳ qui tội chính quyền Moscow đã cung cấp những hình thức hỗ trợ đã bị cấm đối với chính quyền Baghdad. Hình thức hỗ trợ này còn làm tổn thương tới quan hệ của đôi bên xa hơn nữa.
Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đã phản ứng một cách thận trọng ngày thứ sáu về những tin tức tức được báo Chronicle khui ra, bộ này cho biết không có lời lẽ nào cho các sự kiện này trong chủ đề chính về các hoạt động tình báo hiện nay.
Phát ngôn viên Lou Fintor của bộ ngoại giao Hoa kỳ cho biết là chính quyền Hoa kỳ thường chỉ trích giới chức Nga nhiều lần về việc ra tay hỗ trợ Iraq và gần đây bộ ngoại giao Hoa kỳ đã tiếp xúc với chính quyền Nga để trách móc về các vấn đề đã hỗ trợ này đã cho xẩy ra .
Phát ngôn viên Fintor tuyên bố : "Chúng tôi đã coi việc này là vấn đề nghiêm trọng và đã nêu lên với những cấp cao của chính quyền Nga. Nga đã bác bỏ nhiều lần về việc viện trợ có chứng cớ cho Iraq, nhưng chúng tôi đã trưng ra đủ các chi tiết (trong lúc hai bên gặp nhau) để cho họ thấy là chúng tôi đang mong Nga phải có thái độ."
Việc liên lạc nhiều lần của báo Chronicle với giới chức của tòa lãnh sự cho Liên bang Nga tại Washington đều bị thất bại, gọi dây nói trực tiếp tới nhà của tổng lãnh sự Sergey Ovsyannikov tại Washington cũng không được trả lời.
Theo tấn xã Interfax của Nga, phát ngôn viên Boris Labusov của cơ quan SVR của Nga đã cho biết, cơ quan không có lời lẽ nào về những bài báo vô căn cứ của Hoa kỳ và Anh quốc.
Tờ St. Petersburg Times xuất bản tại Nga đã đăng tin tố giác của các báo Hoa kỳ một cách lập lờ và choàng tin nhấn mạnh về việc liên lạc giữa Thủ tướng Tony Blair của Anh quốc với Nga về thỏa hiệp việc trao đổi tin tức hoạt động của tên khủng bố Osama bin Laden để chạy tội.
Song các nhà nghiên cứu chuyên về các hoạt động tình báo của Nga và Iraq đã lấy làm ngạc nhiên khi biết nhân viên sở tình báo Mukhabarat đã được Nga nhận để đào luyện trong khóa học được tổ chức đặc biệt.
"Tôi không tin rằng có bất cứ thứ nhân viên nào trong sở công an của Iraq đều đã được đào tạo tại Nga," theo lời của Ibrahim Marashi, một đồng nghiệp nghiên cứu của trung tâm Center for Non-proliferation Studies tại viện Monterey Institute of International Studies chuyên trách về khảo cứu quốc tế.
Các chi tiết về việc đào luyện gián điệp kiểu Nga cho sở tình báo Mukhabarat nằm trong các hồ sơ giấu trong tủ ẩn sau bức tường của trung tâm theo dõi bằng điện tử. Trung tâm này nằm tại một dinh có bốn tầng lầu trong quận Mesbah, khu vực của những nhà giầu nhất tại thủ đô Baghdad.
Hồ sơ của từng người được nằm trong một kẹp dầy có các tài liệu ghi công trạng của người làm tình báo cho sở Mukhabarat.
Ba trong số năm nhân viên tình báo của Iraq đã tốt nghiệp hồi năm ngoái khóa học hai tuần về "kỹ thuật xử dụng máy chụp hình và các máy quang học" của Trung tâm Huấn luyện Đặc biệt" tại Moscow, hai nhân viên tình báo còn lại đã tốt nghiệp khóa học hai tuần của trung tâm này về các "loại máy nghe lén."
Xấp hồ sơ kẹp cho biết, tên Sami Rakhi Mohammad Jasim al-Mansouri, 46 tuổi, tổng quản hệ thống phản tỉnh báo tại vùng phía nam của Iraq.
Hắn sinh ra tại Basra, gia nhập sở Mukhabarat ngày 1/5/1981, theo như hồ sơ đã ghi. Căn cứ vào danh sách của đảng cầm quyền Baath Party, hắn mang chức thiếu tướng.
Giấy chứng nhận của hắn có mang dấu hiệu hai con ó và ngôi sao chính nhãn Liên bang Nga, dấu hiệu này giống hệt như con triện của cơ quan SVR , một cơ quan của Nga chuyên về tình báo nước ngoài. Giấy chứng nhận này ghi tên ngắn gọn là al-Mansouri.
Hồ sơ cho biết hắn nhập khóa học cao cấp này của Trung tâm Huấn luyện Đặc biệt tại Moscow ngày 2/9/2002 và mãn khóa ngày 15/9/2002.
Giấy chứng nhận ghi là "Đã học xong và đậu chương trình của khóa học này", có chữ ký tên không của thủ trưởng trung tâm.
Tờ báo Chronicle không xác định rõ đó là Trung tâm Huấn luyện Đặc biệt của chính quyền Nga hay là một cơ sở tư nào đó, tuy nhiên các phân tích gia Hoa kỳ cho biết hầu như không có một trường tư nào tại Nga dạy về tình báo có đuợc giấy phép của chính quyền Nga.
Cơ sở này không thấy đề cập trên Website công khai của cơ quan SVR của Nga. Website của SVR đã không thấy xuất hiện hồi cuối tuần này.
HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ CÔNG AN MẬT
Cũng trong văn phòng của sở công an Mukhabarat đã tìm thấy hồ sơ của al-Mansouri, người ta còn thấy có những tài liệu khác nữa, như các lệnh cho lập đường dây nghe lén và xâm nhập lén vào mọi nơi , từ tòa đại sứ của Iran, tới khách sạn Mansour năm sao, cho tới các văn phòng của các tiến sĩ.
Những tài liệu này chi là một phần hồ sơ linh tinh về tình báo vứt bừa bãi trong tòa nhà dùng làm bản doanh theo dõi các hoạt động bằng điện thoại và những phương tiện điện tử giúp cho chế độ Hussein để kìm kẹp dân chúng Iraq.

Sở Mukhabarat có tên chính thức là Da'irat al-Mukhabarat al-Amah hay Tổng cục Tình báo thành lập qua việc kết hợp chung vài đơn vị tình báo Iraq năm 1973.
Theo sự phân tích của viện Monterey, cơ quan này chia ra làm ba cục chính, chịu trách nhiệm về chính trị vụ, về đặc vụ và về tình báo vùng. Các chuyên gia đã phỏng tính năm ngoái, nhân số của cơ quan này là 8 ngàn người.
Ngoài công tác do thám dân chúng Iraq và các quốc gia khác, cơ quan này còn có công tác bí mật về chuơng trình triển khai các loại vũ khí và hoạt động mua lậu vũ khí. Cơ quan này còn nổi tiếng về vụ ám sát,ø việc tra tấn dã man và việc ám sát hụt nhà cựu tổng thống George Bush năm 1993 trong khi tham quan tại Kuwait.
NHỮNG KẺ ĐI HÔI CỦA PHÁT HIỆN RA CÁC BÍ MẬT
Tòa nhà Mukhabarat nằm trên con phố cùng một dẫy với các dinh thự của hàng cao cấp trong cơ cấu quyền lực Iraq, như dinh của Odai, con trai của Hussein, dinh này hình như đã bị hỏa tiễn Hoa kỳ đánh trúng, đầu đạn của hỏa tiễn đã xuyên thủng tầng lầu thứ tư, lọt vào tầng thứ hai nhưng nổ.
Hầu hết các dinh thự này đều bị đám người hôi của đập phá và tranh nhau cướp của cải, trong khi các lính Hoa kỳ chỉ án ngữ những đường lộ chính trong khu này.
Cái dinh Mukhabarat nằm dài với bốn tầng lầu không có bảng hiệu nói rõ mục đích của dinh này, còn tất cả công chúng Iraq đều không biết tới cái dinh này. Toà nhà lấy làm tổng hành dinh của tình báo nằm cách Mansour hơn ba cây số, bên kia bờ sông Tigris.
Sau khi những chiếc cửa của dinh thự này bị phá tung ra ngày thứ tư, mọi đồ đạc, máy móc theo rõi cao kỹ, các bồn tắm, kể cả lan can của cầu thang cũng đều bị đám người hôi của cải của thành phố Baghdad tràn qua khu Mesbah và các khu khác bu đông tháo gỡ và khuân vác đi ráo chọi.
Các công tác đủ loại của sở Mukhabarat đã gây ra cái ấn tượng hoang mang nhiều nhất được nhận thấy trong cái dinh thự có bốn tầng lầu này.
Tầng hầm nằm dưới dinh thự này là một xuởng cơ khí tổng quát (Machine shop hay Mécanique général) có các loại máy tiện, máy sái dùng để chế các công cụ chính xác.
Kề sát xuởng cơ khí này là một căn phòng có hàng dài trang thiết bị điện tử như là các máy thu băng nghe lén được nối với các nơi.
Tầng mặt bằng là một xưởng chuyên làm các chìa khóa có thể mở được đủ loại ổ khóa.
Tầng lầu trên là xưởng chế máy phát sóng ngụy trang lẩn trong các văn phòng và những nhà ở để theo rõi.
Trên bàn và trong các kệ tủ là các sách "catalog" của các công ty trên khắp thế giới, chủ yếu là các"catalog" của Đức, Ý và Nhật chuyên về bán các thiết bị như máy truyền tin giấu trong bình bông, đèn để bàn và trong những chiếc radio đuợc mở theo giờ.
Có một một căn phòng chứa một dẫy máy để nghe lén các câu chuyện được nói qua đường dây điện thoại.
Một căn phòng khác là trung tâm theo rõi phương tiện truyền thông để thu vào băng và sắp loại phát tin của các kênh TV Ả Rập.
QUAN HỆ GIỮA IRAQ VỚI NGA
Đã nhiều năm rồi, sở tình báo của Nga và Iraq theo như người ta suy đoán, ø chủ đề về tình báo quan trọng không có mấy.
Hồi cuối tháng ba , tờ báo Nezavisimaya Gazeta tại Moscow đã loan tin nhân viên tình báo Nga hàng ngày có cuộc hội họp về vấn đề Iraq. Cuộc họp bàn có chủ định cho chiếm cứ thư khố của sở Mukhabarat trong trường hợp chế độ Saddam Hussein bị sụp đổ.
Tờ báo này cho biết cái thư khố này rất có giá trị đối với Nga về ba lãnh vực : Bảo vệ quyền tợi của Nga trong hậu chiến Iraq; tìm hiểu được những gì của chế độ Hussein đã tài trợ cho các đảng và các phong trào chính trị tại Nga; giúp cho Nga truy cứu tin tức tình báo mà các nhân viên tình báo của Iraq đã thu thập được tại các quốc gia khác nhờ số tiền khổng lồ mà Saddam Hussein đã chi ra.
Quan hệ thân thiết giữa hai quốc gia này rộng lớn về mặt kinh tế. Iraq và Nga là hai đối tác thương mại quan trọng, Nga có mối làm ăn cả hàng tỷ Mỹ kim với Iraq chưa kể tới số tiền mà Nga đã cho Iraq nợ trong thời kỳ Sô-viết.
Hơn nữa, hai quốc gia này là hai phe có thỏa hiệp để cho Nga đầu tư vào việc phát triển các khu vực có dầu mới tại Iraq cũng như các nhà máy điện và các hạ tầng cơ sở quan yếu cho Iraq.
Sau cùng Iraq là một quốc gia tiêu thụ quan trọng các trang bị và các vật dụng do Nga chế tạo trước đây, sau năm 1991.
Hầu hết các vũ khí của Iraq là của Nga, từ những chiếc xe tăng bị vũ khí Hoa kỳ bắn lật ngửa tháp pháo tại Baghdad mới đây và các dàn hỏa tiễn cho tới các loại súng loại xung kích đã cấp phát cho quân đội Iraq để chống lại quân đội Hoa kỳ.
Marashi là người đã viết chi tiết về việc nghiên cứu guồng máy công an của Iraq cho viện Monterey, ông cho biết Nga đã đào luyện nhân viên tình báo cho Iraq từ năm 1973.
"Việc đào luyện tình báo xẩy ra khi có sự trao đổi lần đầu tiên. Mức cộng tác này đã gia tăng vào năm 1981 sau khi cơ sở nguyên tử của Iraq bị Israel cho thả bom," theo lời của ông Marashi, căn cứ vào nhà máy nguyên tử do Pháp xây cất cho nằm ngoài thành phố Baghdad.
Ông Peter Brookes là ngưới làm việc cho Bộ truởng Quốc phòng Hoa kỳ Donald Rumsfeld truớc khi trở thành chuyên gia về nội an cho cơ quan tư vấn di sản Heritage Foundation, ông này cho biết ông không biết gì về chương trình đào luyện này như đã phát hiện ra trong các hồ sơ nhân viên của cơ quan Mukhabarat, nhưng ông cho biết là ông không lấy gì làm ngạc nhiên về việc quan trọng này giữa Iraq và Nga.
Ông nói : "Nga hiện có cả đống quyền lợi nằm trong khu của thế giới này."
SỰ LIÊN HỆ CỦA MOSCOW
Tờ giấy chứng nhận do báo Chronicle đã tìm thấy tại văn phòng công an kín của Saddam tại Baghdad chứng tỏ rằng một nhân viên tình báo của Iraq có tên là Sami Rakhi Mohammad Jasim al-Mansouri đã hoàn tất một khóa học về kỹ thuật nghe lén do Trung tâm Huấn luyện Đặc biệt tại Moscow chủ trì.
Việc cung cấp huần luyện này vi phạm trầm trọng sự trừng phạt của LHQ đối với Iraq về mặt thương mại, mặt quân sự và những mặt liên quan khác sau năm 1991. Người Nga đã luôn miệng bác bỏ việc vi phạm các trừng phạt này.
Bản văn của tài liệu này được dịch ra Anh ngữ theo như sau:
MẬT
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CỦA NHÂN VIÊN HÀNG NĂM
Chi tiết tổng quát
Tên nhân viên: Sami Rakhi Mohammad Jasim al-Mansouri
Chức vụ: Nhân viên
Trình độ học vấn và chuyên môn : Cử nhân về Vật lý học.
Quân hàm: Thiếu tướng
Tình trạng gia đình: Đã lập gia đình
Sinh năm: 1957
Sinh quán: Basra
Bổ Nhiệm
Sư đoàn Một, Sư đoàn Kỹ thuật
Ngành thứ hai : (không trả lời)
Cấp thừa hành thứ ba: Quản đốc tình báo vùng phía Nam
Cấp tổng thừa hành thứ tư : Tổng quản về phản tình báo
Ngày được bổ nhiệm: 1/5/1981
Thời gian công tác trong các bộ của chính quyền : Không có
Khả năng sinh ngữ:
Ngôn ngữ thứ nhất là Ả Rập: viết, đọc và nói
Ngôn ngữ thứ`hai là Anh ngữ: viết và đọc.
GIẤY CHỨNG NHẬN :
Giấy chứng nhận hoàn tất khóa học về kỹ thuật theo dõi bằng âm thanh có dấu hai con ó biểu tuợng của Liên bang Nga và Ngôi sao biểu tượng của cơ quan SVR, sở tình báo nước ngoài của Nga.
Người Nga đã cấp giấy chứng nhận sử dụng dưới ngữ bản khác cho tên al-Mansouri là Mohammad S. Radhi. Chữ viết tay bằng tiếng Ả Rập nằm trên đầu giấy chứng nhận có cùng tên với tên trong hồ sơ.
Bản in
"Giấy này chứng nhận rằng MOHAMMAD S. RADHI nhập khóa học ngày 2/9/2002 và đã tốt nghiệp khóa huấn luyện cao cấp của Trung tâm Huấn luyện Đặc biệt ngày 15/9/2002, chuyên biệt về 'Phuơng tiện theo dõi bằng âm thanh'. Chương trình theo học đã hoàn tất và chấm đậu.
Khoá học này duới sự chủ trì của Thủ truởng Trung tâm Huấn luyện Đặc biệt.
Chữ ký tên không rõ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông xếp của Biontech, Ugur Sahin tự tin rằng Vaccine-corona cũng sẽ bảo vệ được Omikron và các biến thể virus khác tiếp theo trước những trường hợp bệnh nghiêm trọng. Mainz - Omikron không phải là biến thể Corona đầu tiên xuất hiện, Sahin đã cho biết vào tối thứ Ba 30.11.2021 tại Mainz trước khi một giải thưởng được trao cho ông và vợ ông.
“Có lúc Honiara hoàn toàn căng thẳng, nhưng thành phố hiện đã trở lại bình thường,” theo Rave cho hay. Lực lượng an ninh đã không thể ngăn chận bất ổn tại Honiara mà đã bắt đầu hôm Thứ Tư với những người biểu tình đòi Thủ Tướng Manasseh Sogavare từ chức và hôi của và đốt tiệm và các cơ sở kinh doanh. Nhiều người biểu tình đến từ tỉnh Malaita đông dân nhất, nơi có sự phẫn nộ đối với chính phủ và chống lại quyết định năm 2019 của chính phủ này để chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và thiết lập quan hệ chính thức với Trung Cộng, theo Reuters tường trình.
Thủ Tướng Anh Boris Johnson nói rằng ông đã “kinh hoàng” bởi những gì đã xảy ra, nói thêm rằng Anh Quốc sẽ lật từng hòn đá để chận đứng các băng đảng buôn người. 5 phụ nữ và một người con gái nằm trong số người chết, theo bộ trưởng nội vụ Pháp cho hay. Gerald Darmanin cũng nói rằng 2 người đã được cứu và một người đã mất tích. Báo cáo ban đầu nói 31 người đã chết, nhưng tổng số đã được rút lại qua đêm hôm Thứ Năm.
Để trấn an các nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN, trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN qua mạng, Tập Cận Bình phát biểu rằng “Bắc Kinh không tìm cách bắt nạt các nước láng giềng nhỏ hơn và sẽ không bao giờ lấy lợi thế nước lớn để tìm bá quyền trong khu vực,” nhưng ai tin được lời này, trong khi cũng vào những ngày này tàu hải giám TQ đã tấn công tàu Phi Luật Tân tại Quần Đảo Trường Sa, theo hai bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Hai, 22 tháng 11 năm 2021.
Bloomberg: Nội các tương lai của Thủ tướng Olaf Scholz (SPD) sắp tới xem như đã kết thúc. Theo một danh sách nội bộ lưu hành trong ban lãnh đạo đảng SPD, Xanh và FDP và được cung cấp cho Bloomberg, lãnh đạo FDP Christian Lindner đã thắng thế với yêu cầu đảm nhận bộ tài chính. Đổi lại, Robert Habeck, đồng lãnh đạo đảng Xanh, người cũng đã muốn đảm nhận bộ tài chính, nhận một "siêu bộ khí hậu" cũng sẽ chịu trách nhiệm về chính sách kinh tế và chuyển đổi năng lượng. Vẫn chưa rõ liệu Bộ này cũng sẽ có quyền phủ quyết (Vetorecht / Right of veto), như yêu cầu ban đầu của Xanh hay không.
Các công nhân ngủ trên những giường tầng không có nệm trong các nhà kho không có máy sưởi hay nước nóng. Họ nói với AP rằng họ không nhận được sự chăm sóc y tế ngay cả khi họ có các triệu chứng giống Covid-19, những viên quản trị của họ chỉ bảo họ ở lại trong phòng. Nguyen Van Tri, một trong những công nhân, nói rằng không có điều gì được đáp ứng đầy đủ từ hợp đồng việc làm mà ông đã ký tại Việt Nam trước khi bắt đầu cuộc hành trình dài tới Serbia. “Từ khi chúng tôi đến đây, không có điều gì tốt hết cả,’ theo ông Tri cho hay. “Mọi thứ đều khác hẳn với giấy tờ hợp đồng mà chúng tôi đã ký tại Việt Nam. Cuộc sống thì thật tồi tệ, thức ăn, thuốc men, nước … mọi thứ đều tồi tệ.”
Công Ty CVS sẽ đóng cửa khoảng 900 tiệm trong 3 năm tới, theo công ty này cho biết hôm Thứ Năm, 18 tháng 11 năm 2021, khi công ty cố gắng thích ứng với sự thay đổi các ưa chuộng của khách tiêu thụ bằng việc thử nghiệm các kiểu tiệm mới cung cấp nhiều dịch vụ sức khỏe hơn, theo Hãng Thông Tấn Anh Reuters tường thuật hôm Thứ Năm. Nổi tiếng với hệ thống tiệm thuốc tại hơn 9,900 địa điểm, công ty đã và đang mở rộng các dịch vụ của họ kể từ khi mua lại hãng bảo hiểm sức khỏe Aetna vào năm 2018.
“Dường như trách nhiệm của chúng ta là những lãnh đạo của TQ và Hoa Kỳ là bảo đảm rằng sự cạnh tranh giữa các quốc gia của chúng ta không trở chiều thành xung đột, cho dù là cố tình hay vô ý, đúng hơn chỉ đơn giản là sự cạnh tranh thẳng thắn,” theo Biden phát biểu lúc bắt đầu cuộc họp. Tập nói với Biden rằng hai bên cần cải thiện sự thông truyền. Hai nhà lãnh đạo đã đi chung với nhau khi cả hai còn là phó tổng thống, phó chủ tịch và quen biết nhau rất rõ. “Tôi đã sẵn sàng để làm việc với bạn, thưa Ông Tổng Thống, để xây dựng sự đồng thuận, thực hiện các bước và chuyển vận các mối quan hệ Trung-Mỹ hướng tới chiều hướng tích cực,” theo Tập, người gọi Biden là “bạn cũ” của ông ấy.
Không chỉ có các lãnh vực nghiên cứu mới, mà còn là quốc gia xa xôi và nền văn hóa của họ khiến cho một học kỳ ở nước ngoài hoặc thậm chí là toàn bộ khóa học trở nên thú vị đối với những người trẻ tuổi. Theo đánh giá về các tìm kiếm của Google trên toàn thế giới, một quốc gia đặc biệt được nhiều người quan tâm: Canada.
Trận đánh nhau kéo dài giữa các băng đảng thù địch nhau bên trong nhà tù lớn nhất của Ecuador đã giết chết ít nhất 68 tù nhân và làm bị thương 25 người khác hôm Thứ Bảy, 13 tháng 11 năm 2021, trong khi các giới chức chính quyền nói rằng những cuộc đụng độ vẫn chưa được kiểm soát nhiều giờ sau đó tại Nhà Tù Litoral, mà gần đây đã chứng kiến một cuộc tắm máu trong nhà tù tồi tệ nhất của đất nước này, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Bảy.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.