Hôm nay,  

Mỹ-hoa Cân Nhắc Từng Chữ Vụ Phi Cơ Do Thám

4/12/200100:00:00(View: 4349)
LONDON (KL)- Theo tin của Daily Telegraph tổng hợp với tin của AP từ Washington -Sự đối chất giữa Hoa kỳ và Trung quốc đã bắt đầu như cuộc tranh giành một luồng không khí giữa hai chàng thanh niên.

Ngày 1 tháng tư, chiếc phi cơ thám thính EP-3 Airies II bay ì ạch, lấy mã danh “Big Look” trong liên lạc truyền tin, cần phải có luồng không khí luồn dưới cánh để bay làm phi vụ thám thính dọc duyên hải Trung quốc.

Nhưng khi Trung úy phi công Shane Osborne, 26 tuổi, đang bay ngoài khơi cách đảo Hải Nam 96Km, phi cơ của anh đã bị hai phi cơ nghênh cản F-8 của Trung quốc kè hai bên theo kiểu quân đội Hoa kỳ gọi là “Finback”. Một chiếc do Đại tá Vương Duy lái, một phi công 33 tuổi mà các phi công thường bay chiếc Big Look đều biết đại tá này thường chơi trò bay cắt luồng không khí.

Những tháng trước đây, các cơ quan quân sự và tình báo của Hoa kỳ đã nhận ra được Đại tá mang họ Vương này, người có tài bay dính cứng cánh lái đứng (rudder) bằng cách cho hạ vận tốc bay nhanh của phản lực siêu thanh 480km/giờ cho bằng với vận tốc bay của chiếc Big Look.

Trong vụ gặp nhau gần đây, Đại tá họ Vương muốn bay cho hai cánh phi cơ lớp sát nhau, đầu cánh phi cơ của đại tá nằm pjía dưới đầu cánh của chiếc Big Look để ngắt luồng không khí đang luồn dưới cánh, theo như lời giải thích của một giới cức của Ngũ Giác Đài.

“Phi công của chúng tôi đã phải lấy lại thăng bằng bởi vì mất luồng không khí chiếc Big Look có thể bị tròng trành và lộn nhào hay bị rớt cao độ. Trò bay này đã từng xẩy ra trước đây.”

Trung quốc cho biết chiếc phi cơ của Hải quân Hoa kỳ đã nghiêng cánh, thả cho cánh phi cơ đụng vào phản lực cơ của Đại tá Vương mạnh tới chiếc phi cơ nhỏ hơn văng mất sự điều khiển, đâm nhào xuống biển. Các giới chức Trung quốc yêu cầu Hoa kỳ nhận sự đổ lỗi này và ngỏ lời xin lỗi.

Nhưng các giới chức Ho kỳ từng quen thuộc với các phi vụ của Big Look bay ngoài khơi của Trung quốc cho biết, tai nạn này có lẽ do chính đại tá họ Vương đã tính cắt luồng không khí chiếc máy bay của Trung úy Osborn.

Còn Trung úy Osborne và phi hành đoàn của anh đã bị giam giữ tại Trung quốc và không có thể nào được phép tự do để kể chuyện lại cho các giới chức Hoa kỳ cho tới cuối tuần vừa qua, màn tuồng chơi súc sắc của hai phi công trong bầu trời vẫn còn là chuyện suy đoán. Các giới chức Hoa kỳ tin chắc Đại tá họ Vương đã gây ra việc đụng phi cơ này nến đa số đều nổi giận về ý kiến là Hoa kỳ phải xin lỗi.

Các giới chức quốc phòng Hoa kỳ phản đối chuyện xin lỗi vì các giới chức này cho biết, việc xin lỗi này có thể khiến để cấm vĩnh viễn về việc mà các giới chức này thấy rõ các phi vụ trinh sát là việc thiết yếu. Tổng thống Hoa kỳ George W. Bush đã cho tạm treo các phi vụ thám sát của Căn cứ Không quân Kadena nằm trên đảo Okinawa của Nhật Bản, nơi phi vụ này đã phát xuất.

Tuần vừa qua, Ngoại trưởng Colin Powell và Tổng thống Bush đã bầy tỏ sự hối tiếc của Hoa kỳ về tai nạn đã xẩy ra, nhưng Trung quốc còn muốn hơn thế nữa. Đại sứ Trung quốc Yang Jiechi tạti Washington đã yêu cầu những gì người Hoa kỳ cần làm về trường hợp tuần thám biên giới của Trung quốc và làm Trung quốc mất đi một phi cơ nghênh cản.

Ngày 9/4, ông Bush đã thận trọng cho việc xa cách vì chiếc phi cơ do thám chưa có thể chấm dứt ngay được – “Ngoại giao cần phải có thời gian và đã cảnh báo Trung quốc là các quan hệ với Hoa kỳ có thể bị tổn thương.”

Dữ kiện đưa ra như trên là dựa vào nguyên tắc của khí động học và chuyện đã từng gặp, còn dưới đây là dữ kiện của ông Chen Fushan, mộtø học giả của Học viện Kỹ thuật Hàng không tại Bắc kinh đã đưa ra dựa vào các vết hư trên chiếc phi cơ do thám đang đậu tại phi trường Lingshui của dảo Hải Nam để suy đoán.

Ông Chen Fushan đã phẫn nộ khi ông biết được chính phủ Hoa kỳ đã không nhận trách nhiệm như gây ra để xin lỗi Trung quốc, tìm mọi cách để miễn tội về vụ xẩy ra này. Ông Chen đã đưa ra một dự phân tích tỉ mỉ theo khía cạnh kỹ thuật trong toàn quá trình của vụ đụng giữa phi cơ Hoa kỳ và phi cơ quân sự của Trung quốc trên không phận của đặc khu kinh tế Trung quốc gần đảo Hải Nam ngày 1 tháng tư.

“Trước nhất, các ăng-ten nằm dưới cánh của phi cơ Hoa kỳ đều bật ngược, chứng tỏ phần ngoài của cánh trái phi cơ Hoa kỳ là một trong những phần đầu tiên để cho dụng vào phi cơ của Trung quốc,” theo lời ông Chen.

“Kế tới cánh quạt của động cơ thứ hai bên cánh phi cơ trái đã bị hư hại và biến dạng. Sau đóù mũi của phi cơ Hoa kỳ đụng vào đuôi của chiếc phi cơ Trung quốc, nắp che radar ngay mũi đã bị đụng văng ra ngoài,” theo lời của ông Chen.

“Các phần bị hư hại trên của phi cơ Hoa kỳ đều nằm ở bên trái và là cơ phận phía trước, cho thấy phi cơ Hoa kỳ đã cho liệng vào chiếc phi cơ Trung quốc trong khi chiếc phi cơ bay kè sát. Chuyện này là phi cơ Hoa kỳ đã vi phạm vào các qui luật bay, sự kiệân này quá rõ ràng,” theo như ông Chen đã nhấn mạnh.

Chiếc đuôi của phi cơ gồm có cánh đứng và các ngang đóng vào trò quan trọng trong việc điều khiển để kiểm soát việcï bay. Đối với bất cứ phi cơ có cánh cố định nào, phi công không có thể nào điều khiển khi cánh đuôi đã bị hư hại nặng.

Ông Chen đã cho biết, phi cơ Hoa kỳ lớn hơn gấp mấy lần chiếc phi cơ của Trung quốc về cân nặng cũng như cỡ lớn, phi cơ Hoa kỳ đã cho đâm vào phi cơ Trung quốc này nhiềi lần khiến cho bị hư hại nặng và rớt xuống luôn.

“Theo như làm việc về kỹ thuật hàng không cả chục năm, tôi phải lên án phi cơ Hoa kỳ đã đóng vai trò trong vụ đụng phi cơ này,” theo như lời. của ông Chen, kêu gọi phía Hoa kỳ phải đối diện với những sự thực này, gánh lấy trach nhiệm về mình và cho giải thích một cách công bằng và hợp lý trước nhân dân của Trung quốc.

Nhưng ngày 10/4, khi các nhà ngoại giao Hoa kỳ gặp mặt phi hành đoàn của chiếc phi cơ do thám lần thứ năm, phi hành đoàn Hoa ky đã cho biết trong lúc phi cơ bị đụng, phi cơ do thám cài vào hệ thống lái tự động (autopilot).

Qua phần tranh cãi về kỹ thuật bay và đụng, Hoa kỳ đã chuyển sang để bàn thảo về các từ “xin lỗi” dùng trong ngôn ngữ hay văn hóa của người Trung hoa như các từ “bao qian” (bao dung), “Dao qian” (Gian dung), “Yisi” (ân hận), Yihan (ân huệ), Nanguo (đáng buồn), Tongqing và v.v.

Mỗi từ này đều được áp dụng vào trong các trường hợp khác nhỏ để tỏ lỗi hay ân tình đối với những sự việc đã xẩy ra. Trong khi đó Bắc Kinh muốn Tổng thống George W. Bush để nói từ “dao qian” như nhận lỗi công khai. Từ hạ thấp xuống là từ “bao qian” để bầy tỏ sự hối tiếc hàm ý tự nguyện để cho chỉnh đốn.

Tất cả các từ này đã làm các nhà ngoại giao Hoa kỳ hiện nay đang bối rối vì văn hóa và ngôn ngữ bất đồng để hiểu rõ nhau hơn.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Taliban hôm Thứ Ba, 7 tháng 9 năm 2021, đã công bố chính phủ lâm thời cho Afghanistan toàn là đàn ông gồm các cựu chiến binh của chế độ cai trị hà khắc của họ từ thập niên 1990s và cuộc chiến 20 năm chống lại liên minh do Mỹ dẫn đầu, một hành động dường như không phải để giành lấy sự ủng hộ quốc tế đối với những nhà lãnh đạo mới đang cần một cách tuyệt vọng để tránh sự sụp đổ kinh tế, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Ba. Được bổ nhiệm vào chức vụ chính của bộ nội vụ là Sirajuddin Haqqani, là người nằm trong danh sách truy tìm số một của FBI với tiền thưởng 5 triệu đô la cho cái đầu của ông ấy và được tin là vẫn còn đang giam giữ ít nhất một con tin Mỹ. Ông này lãnh đạo hệ thống Haqqani đáng sợ mà bị đổ tội cho nhiều vụ tấn công chết người và bắt cóc.
Nasaria nói Taliban đang “săn lùng những người Mỹ” khi mà sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ đã hoàn toàn rút khỏi đất nước này. “Tôi nghĩ về chính mình, ‘Có phải tôi phải xem đây là nhà của mình không? Có phải tôi sẽ kết thúc cuộc sống của mình ở đây không? Có phải tôi sẽ chết ở đây không? Điều gì sẽ xảy ra?’,” theo bà nói với Đài Voice of America trong một cuộc phỏng vấn. “Rõ ràng họ [Taliban] sẽ gõ cửa từng nhà… cố tìm xem có bất cứ ai có hộ chiếu màu xanh không.”
“Cùng với nhóm đồng nghiệp của chúng tôi, chúng tôi đã muốn đi đến gần văn phòng của chính phủ cũ để biểu tình. Nhưng trước khi chúng tôi tới đó, Taliban đã tấn công các phụ nữ bằng súng điện, và họ xịt hơi cay vào các phụ nữ. Họ cũng đánh vào đầu các phụ nữ bằng bảng súng, và các phụ nữ đã bị chảy máu. Không có ai hỏi tại sao,” theo Soraya, một nhân viên của chính quyền cũ có mặt tại hiện trường cuộc biểu tình hôm Thứ Bảy, nói với Reuters. Một video cho thấy nhà hoạt động Afghan Narjis Sadat bị chảy máu đầu đã được chia xẻ rộng rãi trên truyền thông xã hội, cho rằng bà đã bị đánh bởi các tay súng dân quân tại cuộc biểu tình.
Thủ Tướng Nhật Yoshihide Suga hôm Thứ Sáu, 3 tháng 9 năm 2021, đã tuyên bố rằng ông sẽ từ chức trong khi các đánh giá về sự ủng hộ ông tiếp tục sút giảm vì việc ông giải quyết đại dịch vi khuẩn corona, theo bản tin của Báo The Hill tường thuật hôm Thứ Sáu. Suga, 72 tuổi, nói rằng ông sẽ không tranh cử trong cuộc đua giành chức lãnh đạo đảng trong vài tuần, trước cuộc tổng tuyển cử tháng 11, theo nhiều báo cáo cho biết. Ông đã nói với các đồng nghiệp trong cuộc họp đảng rằng ông đúng ra nên tập trung vào các nỗ lực chống vi khuẩn corona hơn là tranh giành tái đắc cử, theo Báo The Washington Post cho biết.
Ứng cử viên Thủ tướng Liên bang Armin Laschet (CDU) đi cùng một nhóm chuyên gia trong đợt tổng kết cuối cùng trước cuộc bầu cử Quốc hội liên bang. Ông Laschet tại trụ sở CDU ở Berlin cho biết 23 ngày trước cuộc bầu cử, bây giờ là về nội dung. " Bây giờ mang những ý tưởng sáng tạo đến "trọng điểm", đó là những gì chúng tôi đặt ra để làm." Nhóm của ông bao gồm "các chuyên gia nam nữ làm một cái gì đó khác hơn là những thí nghiệm đơn giản có tính chất ý thức hệ ".
Tướng Lục Quân Hoa Kỳ Mark Milley, chủ tịch hội đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân, hôm Thứ Tư, 1 tháng 9 năm 2021, nói rằng “có thể” Hoa Kỳ sẽ tìm cách hợp tác với Taliban trong các cuộc không kích khủng bố tại Afghanistan chống lại các dân quân Nhà Nước Hồi Giáo và những nhóm khác, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Tư.
Trung Cộng luôn luôn tìm mọi cách để chiếm lấy Biển Đông, mà mới và cụ thể nhất là việc nước này yêu cầu tàu ngoại quốc “phải khai báo tên tàu, tín hiệu gọi tàu, hàng hóa độc hại và nguy hiểm trên tàu” khi đi vào khu vực mà họ gọi là “lãnh hải” của TC trên Biển Đông, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 31 tháng 8 năm 2021.
Hoa Kỳ đã hoàn tất việc rút quân ra khỏi Afghanistan vào cuối ngày Thứ Hai, 30 tháng 8 năm 2021, chấm dứt cuộc chiến dài nhất của nước Mỹ và đóng lại một chương lịch sử quân đội mà có thể sẽ được nhớ tới vì sự thất bại to lớn, không làm đúng lời cam kết và cuối cùng bỏ chạy khiến cho hơn 180 người Afghans và 13 binh sĩ Hoa Kỳ chết, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Hai.
Sullivan nói rằng Hoa Kỳ hiện không có kế hoạch để tòa đại sứ tiếp tục hiện diện sau ngày Mỹ rút quân cuối cùng. Nhưng ông cam kết Hoa Kỳ “sẽ bảo đảm có sự ra đi an toàn cho bất cứ công dân Mỹ nào, bất cứ thường trú nhân Mỹ hợp lệ nào,” sau Thứ Ba, cũng như đối với “những người Afghans đã giúp chúng ta.” Nhưng vô số người Afghans dễ bị hại, sợ sự trở lại tàn bạo của chế độ Taliban trước năm 2001, có khả năng bị bỏ lại đằng sau. Blinken nói rằng Hoa Kỳ đang làm việc với các nước khác trong khu vực để giữ phi trường Kabul tiếp tục mở cửa sau Thứ Ba hay tái mở cửa “một cách kịp thời.”
Lực lượng Taliban đã phong tỏa phi trường Kabul hôm Thứ Bảy, 28 tháng 8 năm 2021, đối với hầu hết người Afghans hy vọng di tản, trong khi Hoa Kỳ và các đồng minh của mình bị thương tổn do cuộc không vận hỗn loạn mà sẽ chấm dứt 2 thập niên các binh sĩ của họ hiện diện tại Afghanistan, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Bảy. Các nhà lãnh đạo Tây Phương thừa nhận rằng sự rút đi của họ có nghĩa là bỏ lại một số công dân của họ và nhiều dân địa phương là những người đã giúp họ trong nhiều năm qua, và họ hứa cố gắng tiếp tục làm việc với Taliban để cho phép các đồng minh địa phương ra đi sau thời hạn chót vào Thứ Ba của Tổng Thống Joe Biden để rút khỏi đất nước này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.