Hôm nay,  

Mỹ Khui Bí Mật Hoa Lục: Phi Thuyền Đúng Mẫu Nga

24/11/199900:00:00(Xem: 6660)
PARIS 23/11 (AFP) — Các chuyên gia Tây phương không ngạc nhiên việc Trung quốc tuyên bố, Trung quốc đã chế tạo phi thuyền không người lái và tự phóng lên không trung trong tuần qua. Các chyên gia này cho biết chiếc phi thuyền loại này được Nga chế cách đây ba năm, sau đo Nga gặp nghèo khó và đã bán cho Trung quốc.
Bắc Kinh đã phóng tin phi thuyền không gian Thiên Chu (Shenzhou) không người lái đã bay ngoài không gian 21 giờ đồng hồ. Tin phóng ra với mục đích cho toàn thế giới biết Trung quốc là nước thứ ba sau Liên Sô cũ và Hoa Kỳ có thể đưa người vào quỹ đạo trong không gian.
Theo nguồn tin thường được kiểm soát bởi nhà nước Tàu Cộng cho biết, chiếc phi thuyền hoàn toàn do chính người Trung hoa chế tạo, việc này ghi Trung quốc vào trang sử về phi hành vũ trụ.
Nhưng các nhà phân tích Tây phương đã dựa vào hình ảnh chụp cuộc phóng phi thuyền của Trung quốc để giám định. Họ cho biết chiếc phi thuyền của Trung quốc phóng lên hình như giống chiếc phi thuyền Soyez, một chiếc phi thuyền cũ do Liên sô chế ra đầu tiên.
Còn các chuyên gia Hoa Kỳ đặc biệt tin rằng Trung quốc đã đốt đoạn trong việc tìm kỹ năng bằng cách bỏ ra một mớ Mỹ kim và đưa cho Mạc Tư Khoa để lấy kinh nghiệm xưa kia về việc Liên Sô phóng phi thuyền có người lái khoảng năm 1961.
Mark Wade là một chuyên viên trên mạng điện toán “Encyclopaedia Astronautica”, ông ghi lại: “Hình như người Nga đã cung cấp toàn bộ phi thuyền Soyez, có cả dù, có cả hệ thống điều kiển phản lực để phi thuyền có thể đáp nhẹ xuống đất mà không bị hư hại. “Encyclopaedia Astronautica” là trang điện toán thuộc loại bách khoa thư chuyên thông tin về phi hành vũ trụ.
Ông Wade cũng ghi: “Chiếc phi thuyền được trang bị bằng các phi cụ (instruments) và các phi trang điện tử (avionics) do Trung quốc chế lấy. Nhưng hệ thống đáp trở về trái đất là hệ thống khó chế tạo, để tranh thủ thời gian và tiền bạc Trung quốc phải chấp nhận giải pháp của Nga Sô. Trung hoa ngày nay là kẻ thức thời, họ biết áp dụng câu cửa miệng của dân Hoa kỳ “Never reinvent the wheel”
Phi thuyền Thiên Chu thiệt sự là sự cải hóa của phi thuyền Soyez bị lột vỏ, nhưng vẫn còn hình, theo như lời ông David Baker đã nói với thông tấn AFP. Ông Baker là chủ biên của Không Gian Giám Thư “British Specialist Publication Jane’s Space Directory”
Ông Baker còn có nhận định: “Chính ngay phi thuyền, kể cả hệ thống phóng thoát hiểm, được gắn một hỏa tiễn có thể phụt và phóng thích phi thuyền rời dàn phóng an toàn trong trường hợp việc phi thuyền đang phóng lên gặp nguy hiểm.
Ông Baker cho biết, sự sụp đổ của Liên Bang Sô Viết năm 1991 đã bãi bỏ hàng rào ý thức hệ, gây ra sự thiếu hụt ngân sách hay sự giải thể các chuyên gia, tất cả đã tạo ra sự bán các học thuật trước đây được giữ kín cũng như các nhân tài cho các địch thủ ngày xưa.

Năm kế tiếp, cơ bản là phải hợp tác chặt chẽ theo như Hội đồng Cố Vấn của Trung quốc đã ra lệnh Trung quốc phải đưa người vào không gian đúng vào tháng Mười 1999, thời điểm kỷ niệm 50 năm Cách mạng của Cộng sản Trung hoa.
Trong bản tường trình đầu năm được gọi là tường trình Cox về việc Trung quốc thúc đẩy tiến tới kỹ thuật tân kỳ, các nghị sĩ của Thượng viện Hoa Kỳ đã cho biết Trung quốc đã ký mua một số phi thuyền Soyez khi Tống thống Nga, Boris Yetsin, sang thăm Bắc Kinh hồi thánh tư 1996.
Phillip Clark là một nhà báo Anh chuyên viết về các nỗ lực không gian của Trung quốc, ông đã ghen tức và cho biết Trung quốc chỉ thu mua các loại thiết bị như hệ thống đóng phi thuyền, hệ thống hỗ sinh và các quần áo phi hành có khí ép để nhái theo và cải biến cho thích hợp với người Trung Hoa để khỏi phải nghiên cứu và phát minh.
Ông Clark cũng cho biết, có hai trong các phi hành gia của trung quốc được tập huấn tại thành phố Nga “Russia’s Star City”. Ông Clark nói: “Nói chuyện Trung quốc mua toàn bộ phi thuyền là chuyện tào lao, theo như bản tường trình Cox.”
Tiếp đến, ông Clark cho biết sự khắc biệt giữa phi thuyền thiên Chu và phi thuyền Soyez:
Phi thuyền Thiên Chu cân nặng khoảng 8 tấn 5, nặng hơn phi thuyền Soyez 1 tấn 5. Chiếc phi thuyền Thei6n Chu hình như đóng để chứa 4 phi hành gia thay vì 3. Theo hình chụp, phi thuyền Thiên Chu có tới hai phiến lấy ánh sáng mặt trời để biến ra điện, thay vì một phiến như của phi thuyền Soyez. Điều đó chứng tỏ phi thuyền Thiên Chu cần nhiều năng lượng hơn.
Các chuyên gia đang cố gắng tìm hiểu tại sao Trung quốc lại bỏ nhiều tài nguyên vào vụ phóng phi thuyền có người lái. Các chuyên gia đã dùng điện toán mô phỏng các vệ tinh, các phi thuyền hồi dụng hay các loại hỏa tiễn để xem Trung quốc thâu được những ích lợi gì cho khoa học, cũng như quân sự.
Ông Baker chỉ vào dàn phóng hỏa tiễn Trường Chinh đáng nể do chính Trung quốc làm lấy và nói: “Có điều lạ hay vô lý là tại sao Trung quốc cần phải làm chuyến bay trong không gian có người trên đó. Công trình không gian của Trung quốc rất thành công, và cũng rất tân kỳ.”
Theo ông Baker, cũng giống như vũ khí hạch nhân, con người đi trong không gian là tượng trưng một nước mạnh mẽ và cứng cỏi; nó là một đại biểu tượng (great icon) trên trời mà các nuớc khác nhìn thấy và không giám chống trả.
Ngoài việc sĩ diện, phi thuyền Thiên Chu được dùng để tranh chấp Trạm Không Gian Quốc Tế (ISS) được các cường quốc Tây phương, Nga và Nhật hoạh định, theo như ý của một số nhà phân tích chính trị.
Theo một chuyên gia Pháp cho biết, khác hơn nữa nếu Trung quốc thành công, coi như là chuyện bàn lại để cho Trung quốc trở thành một thành viên ngang hàng khi gia nhập vào chương trình Trạm Không Gian Quốc Tế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tổng Thống Joe Biden, đã kết luận không có giải pháp quân sự đối với các vấn đề an ninh và chính trị đang gây tai họa Afghanistan và đã quyết định tập trung vào các thách thức an ninh quốc gia cấp bách hơn, vào Thứ Tư sẽ tuyên bố chính thức rút quân đội Mỹ ra khỏi Afghanistan trước ngày tưởng niệm 20 năm cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9, theo một viên chức cao cấp của chính phủ cho biết qua tường thuật của CNN hôm Thứ Ba, 13 tháng 4 năm 2021.
Chính phủ Biden đã đạt được thỏa thuận với Mexico, Honduras và Guatamala để tạm thời gia tăng lực lượng an ninh tới các biên giới của họ trong nỗ lực làm giảm đợt thủy triều di dân tới biên giới Hoa Kỳ, theo bản tin của AP tường thuật hôm Thứ Hai, 12 tháng 4 năm 2021.
“Lực lượng tấn công viễn chinh này cho thấy toàn diện rằng chúng tôi duy trì lực lượng chiến đấu đáng tin cậy, khả năng đối phó với bất cứ sự bất ngờ nào, ngăn chận xâm lăng, và cung cấp an ninh và ổn định khu vực hậu thuẫn tự do và mở cửa Ấn Độ-Thái Bình Dương” theo Hải Quân Đại Úy Hoa Kỳ Stewart Bateshansky, Hải Đội Đổ Bộ 3, cho biết trong một tuyên bố.
Hôm Chủ Nhật, 11 tháng 4 năm 2021, Iran mô tả việc cúp điện tại cơ sở nguyên tử Natanz ngầm dưới đất là một hành động “khủng bố nguyên tử,” làm gia tăng các căng thẳng trong khu vực trong khi các cường quốc trên thế giới và Tehran tiếp tục thương lượng về hiệp ước nguyên tử rách nát của họ, theo AP tường thuật hôm Chủ Nhật.
Hơn 80 người bị giết chết bởi lực lượng an ninh Miến Điện trong cuộc đàn áp cuộc biểu tình tại thành phố Bago, theo các nhà hoạt động cho hay qua bản tin của BBC Tiếng Anh hôm Thứ Bảy, 10 tháng 4 năm 2021.
Hoàng Tế Philip, chồng của Nữ Hoàng Anh Elizabeth II, đã qua đời, theo hoàng gia thông báo hôm Thứ Sáu, 9 tháng 4 năm 2021. Ông thọ 99 tuổi. “Hoàng Thân đã qua đời trong bình an vào sáng nay tại Cung Điện Windsor,” theo hoàng gia cho biết trong thông báo.
Đại Sứ Miến Điện tại Anh Quốc nói rằng ông đã bị khóa ở bên ngoài tòa đại sứ ở London trong điều mà ông mô tả là một “cuộc đảo chánh” khác, đổ tội giới quân sự của Miến Điện, theo CNN tường thuật hôm Thứ Năm 8 tháng 4 năm 2021.
Một viên chức cao cấp Nga đã cảnh báo rằng Moscow có thể can thiệp để giúp các cư dân nói tiếng Nga tại miền đông Ukraine nếu Ukraine thực hiện một cuộc tấn công toàn diện vào thành phần ly khai ở đó, theo BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Năm, 8 tháng 4 năm 2021.
Đài Loan đã phát hiện các máy bay không người lái (máy bay robot) của Trung Quốc bay vòng quanh Quần Đảo Pratas do Đài Loan kiểm soát tại Biển Đông và có thể bắn hạ chúng nếu chúng bay quá gần, theo một bộ trưởng chính phủ Đài Loan cho biết hôm Thứ Tư, 7 tháng 4 năm 2021, là hành động có thể làm gia tăng căng thẳng mãnh liệt với Bắc Kinh, theo Reuters tường thuật hôm Thứ Tư.
Hoa Kỳ đã tham gia đối thoại tại Vienna nhằm mục đích làm hồi sinh hiệp ước nguyên tử với Iran, mà chính phủ Trump đã bãi bỏ vào năm 2018, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Ba, 6 tháng 4 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.