Hôm nay,  

Nato Họp Khẩn, Theo Lời Thổ Xin Bảo Vệ Khi Iraq Tấn Công

12/02/200300:00:00(Xem: 4070)
BRUSSELS - Hôm thứ ba, tổ chức NATO tìm lối thoát cho 1 trong những cuộc khủng hoảng tệ hại nhất từ ngày thành lập 53 năm trước, sau khi Đức, Pháp và Bỉ phủ quyết đề nghị lập kế hoạch bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ chống lại 1 cuộc tấn công bằng phi đạn từ Iraq.
Một phiên họp khẩn cấp của Hội Đồng Bắc Đại Tây Dương phải hoãn lại 5 giờ để các nhà ngoại giao tham khảo bán chính thức.
Một viên chức ẩn danh nói "sự hoãn lại này không phải là dấu hiệu xấu" vì NATO quyết tâm tìm giải pháp cho tình trạng chia rẽ nội bộ về nhu cầu thảo kế hoạch bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ.
3 nước xác nhận sẽ sát cánh với Thổ Nhĩ Kỳ khi nước này bị tấn công, nhưng bắt đầu chuẩn bị là đẩy NATO vào "lý lẽ của chiến tranh" khi chưa tận dụng hết cơ hội vận động ngoại giao.
Tổng Thư Ký Robertson hôm thứ hai cho biết ông hi vọng Đức, Pháp và Bỉ xét lại trong đêm, sau cuộc thuyết trình ngắn của Tướng Harald Kujat về các mối đe dọa Iraq bởi phi đạn mang dầu đạn hơi độc hay vũ khí vi trùng - ông cũng báo động rằng cuộc tranh cãi càng kéo dài thì hậụ quả sẽ càng xấu hơn.
Hoa Kỳ và các đồng minh Aâu Châu sợ rằng tình trạng bế tắc này gây phương hại đến các giao ước phòng thủ hỗ tương và gửi tới nhà độc tài Saddam các dấu hiệu về thiếu đoàn kết của NATO.
Ông Nicholas Burns, đại sứ Hoa Kỳ tại NATO, nói "cuộc khủng hoảng này là nghiêm trọng, cốt lõi của NATO là khi 1 đồng minh gặp khó khăn, tất cả các nước khác cùng giúp".

Tại thủ đô Hoa Kỳ, TT Bush tuyên bố "Tình hình này ảnh hưởng tiêu cực tới liên minh" và ông bất bình thấy Phát ngăn NATO giúp Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị.
Thổ là nước hội viên NATO duy nhất chung biên giới với Iraq. Các viên chức Pháp dự định cưỡng lại việc bắt đầu thảo kế hoạch bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ cho tới Thứ 6, chờ nghe các thanh tra LHQ báo cáo.
Cuộc tham khảo ráo riết bước qua ngày thứ nhì trong nội bộ NATO không đem lại kết quả. Theo tin sau cùng từ thủ đô Bỉ, sau 2 lần hoãn, các đại sứ 19 nuơc chỉ họp trong 20 phút, và hẹn gặp lại sáng Thứ Tư, một viên chức ẩn danh cho biết như trên.
Theo phát ngôn viên Yves Brodeur, hội nghị chưa có kết luận, các tham khảo không chính thức tiếp diễn tối thứ ba trước khi các đại sứ họp lại vào luc 9 giờ sáng thứ tư (giờ Brussels). Được hỏi là có những đề nghị mới hay không, ông Brodeur đáp "có 1 số chọn lựa đã được nói tới", nhưng không nói rõ hơn.
TT Bush mô tả chính sách đối ngoại của Pháp là "thiển cận" và ông bất bình về chủ trương của TT Chirac là gia hạn công tác thanh tra vũ khí - ông nói "có thể hiểu được tại sao người ta ngần ngại với biện pháp quân sự, mọi người muốn tránh xung đột vũ trang, và tôi cũng không khác - nhưng, không hành động còn nguy hại hơn những gì cần làm để giải giới ông Saddam".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.