Hôm nay,  

Giải Nobel 2001 Tố Âu-mỹ Chơi Trò 'kinh Tế Đại Bao Cấp'

21/10/200100:00:00(Xem: 3947)
WASHINGTON (KL) - Theo tin của nhà báo Tim Shorrock, , ông Joseph Stiglitz đã có lời khuyến cáo đầy súc tích về phong trào công lý toàn câu. Năm 1999 vì có lời chỉ trích trào lưu thị trường tự do, ông Stiglitz đã bị mất chức cao cấp trong Ngân hàng Thế giới, nhưng tuần vừa qua ông đã đoạt được Giải thưởng Nobel về kinh tế.

Ông Stiglitz cho biết: "Phải công nhận rằng các hiệp uớc mậu dịch quá khứ có sự bất công. Sự công nhận này là một trong những bài học quan trọng của phong trào chống toàn cầu hóa. Tôi cho rằng có cái gì đó mà chúng ta sẽ chịu trách nhiệm."

Bất chấp một vòng đàm phán mậu dịch mới sẽ được mở ra tại Qata vào tháng tới, ông khuyến cáo các quốc gia giầu có nên đi theo thỏa uớc của "Âu châu về mọi mặt ngoại trừ vũ khí" bằng cách mở cửa cho những quốc gia kém phát triển cho những quốc gia nghèo nhất. Ông nói "Chính chúng ta phải có trách nhiệm về các quốc gia nghèo nhất, mở ngay liền các thị trường của chúng ta cho những quốc gia này."

Đề cập tới sự suy thoái kinh tế sâu thêm sau biến cố ngày 11/9, Ông Stiglitz cho biết: "Tới lúc để Qũy Tiền Tệ Quốc Tế cho thanh toán số tiền nợ. Nợ thanh toán, số tiền mặt được gia tăng cho phép toàn cầu phát triển." Ông thúc dục Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế phải hướng kiểm soát vào những nhu cầu cần thiết của kinh tế toàn cầu như tranh đấu chống chủ trương khủng bố, tranh đấu cho môi sinh toàn cầu được khá hơn, tranh đấu cho thế giới bình đẳng thêm nữa để làm giảm đi những sự chênh lệch giữa những quốc gia giầu có và những quốc gia nghèo.

Stiglitz, cùng với hai kinh tế gia Hoa ky,ø George Akerlof và Michael Spence, vừa đuợc trao giải Nobel 2001 về kinh tế.

Ủy ban Nobel xét để cấp giải thưởng đã cho biết: "Ông Joseph Stiglitz có nhiều công đóng góp làm biến đổi sự suy nghĩ của các kinh tế gia về sựï hoạt động của các thị trường." Hiện giờ Stiglitz là một giáo sư kinh tế của trường đại học Columbia University tại New York.

Trong thời của chính quyền Clinton, ông Stiglitz đã từng giữ chức chủ tịch Hội đồng các cố vấn kinh tế Hoa kỳ. Sau đó ông được bổ nhiệm làm kinh tế gia đứng đầu trong Ngân hàng Thế giới. Tại ngân hàng này, ông chỉ trích việc "các tài khoản đều dúi vào các tay đầu tư nhà giầu và đẩy Á châu lâm vào cảnh đình đốn trong cuộc khủng hoảng tài chánh của năm 1997 và 1998". Theo ông, cuộc khủng hoảng nẩy sinh khi các ngân hàng từ chối cho Nam Hàn và Nam Dương vay tiền năm 1997.

Larry Summers, Tổng Giám Đốc của Ngân hàng Thế giới, trùm chấp chính của Qũy Tiền Tệ Quốc Tế đã tức giận vì sự chỉ trích kể trên và Stiglitz bị mất chức.

Được hỏi ông nói gì với ông Summers và các viên chức của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân hàng Thế giới, ông Stiglitz cười lớn "Năm 1970 và 1980, giai đoạn mà tôi được giải thưởng, mô hình thị trường chính thống (nhà đầu tư chọn và bán mua chứng khoán dựa vào sự phân tích cơ bản) nẩy sinh nhiều vấn đề. Ông cho biết, chính quyền George W. Bush đã công nhận rằng chính sách của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đã gây ra sự đình trệ như hiện nay, hậu quả là các nhà đầu tư ỷ lại vào lạc phước dành cho công ty (corporate welfare). Lạc phước này được tài trợ không phải chỉ do những người đóng thuế của Hoa kỳ, mà còn do những người đóng thuế của Nga, của Ba Tây và của các quốc gia khác để trả nợ những số tiền vay được đầu tư không ra hồn của nó.

Nhưng Stiglitz cũng đặc biệt chỉ trích nghị quyết của chính quyền Bush hồi đầu năm để điều tra những hàng nhập cảng nào đã làm hại công nghiệp luyện thép của Hoa kỳ. "Các ngài không thể nào không đưa ra các câu hỏi khi người nào đó cho biết 'tôi tin tưởng vào nền kinh tế thị trường' và sau đó lại công bố rằng ông ta muốn lập ra một tập đoàn thép độc quyền trên thế giới," theo như lời ông Stiglitz nói ra.

Ông Stiglitz cũng chỉ trích thẳng vào mặt Hoa kỳ và Âu châu về việc bao cấp nông nghiệp và khước từ buông một số công nghiệp cho phép mậu dịch như công nghiệp chuyên chở bằng đường biển.

Trong vòng mậu dịch tới, ông cho biết: "Cái mà tôi muốn nhìn thấy là việc sửa lại những cái không cân bằng trong quá khứ và đưa thẳng ra tầm nhìn xa hơn nữa về những những quốc gia đang phát triển. Nông nghiệp là một lãnh vực mà các quốc gia đang phát triển chỉ có lợi tương đối, nhưng các quốc gia này không có thể nào cạnh tranh trong những loại thị trường có những sự bao cấp vĩ đại như tại Hoa kỳ và tại Âu châu."

Ông còn nói rõ, trong lãnh vực về dịch vụ, các quốc gia giầu có như Hoa kỳ chỉï đồng ý cho phép "Quốc gia có tài vụ (financial services) xuất khẩu quan trọng - Quốc gia nào đây có dịch vụ này" Hoa kỳ. Có những dịch vụ nào mà quốc gia này đã không mở ra" Đó là dịch vụ xây cất, dịch vụ hàng hải, dịch vụ cho những lao động thiếu tay nghề mà thế giới đang phát triển đã quan tâm. Tất cả những dịch vụ này cửa vẫn còn đóng."

Chính đây là những vấn đề quan trọng mà phong trào chống toàn cầu hóa đã nêu ra, theo lời của ông Stiglitz. Ông chỉ thẳng vào ngay công nghiệp dược phẩm không chịu chia xẻ với các nước nghèo, để có thể bán ra các loại thuốc cứu mạng sống con người với giá mà n dân nghèo có thể mua được. Các thỏa ước do Đại diện Thương mại các nước giầu đưa ra, đều ủng hộ chính sách giá cả của các công ty này. Ông Stiglitz đã cho biết; "Sự phẫn nô của thế giới quá mạnh, các công ty này đã phải đồng ý để có loại thuốc này. Sự phẫn nộ của thế giới là bước tiến của một xã hội có văn minh."
Ông Stiglitz cho biết, lúc đầu ông đã biết những khiếm khuyết của các thị trường trong khi công tác như một kinh tế gia tại Kenya năm 1960.
"Thời gian này cho tôi rất nhiều ý tưởng để tôi làm cho Kenya được mở mang sau khi cải biến quan niệm kinh tế."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.