Hôm nay,  

Sắp Có Bang Giao Vatican-trung Quốc?

07/10/200100:00:00(Xem: 4297)
(Tin David Murphy)

Một bước tiến dài trong lãnh vực Ngoại Giao giữa Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và Đức Giáo Hoàng John Paull II đang được xúc tiến và sẽ công bố ngay trong tháng 10 này. Trung Quốc và Vatican sửa soạn bắc cây cầu nối liền sự khác biệt trong quá khứ giữa hai bên, và có thể lót đường cho một mối quan hệ ngoại giao bình thường.

Theo những nguồn tin ngoại giao và toà thánh, một chuỗi dài của những lời tuyên bố được chọn lựa kỹ càng và những cuộc họp trong những tuần lễ sắp tới sẽ chấm dứt nhiều thập niên xung khắc giữa Vatican và Trung Quốc, một quốc gia đã từng trục xuất các giáo sĩ và tuyệt giao với Vatican trong thập niên 1950.

Đối với Vatican - và Đức Giáo Hoàng - quyền lợi đạt được khi quan hệ ngoại giao với Trung Quốc rất giản dị: tiềm năng gia tăng tín hữu trong số 1.3 tỉ người Trung Hoa. Đối với Bắc Kinh lý do chính cho sự hoà giải là vấn đề chính trị. Trong trường hợp quan hệ ngoại giao giữa hai bên được công nhận, Vatican buộc phải chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Là quốc gia cuối cùng tại Âu châu không chịu công nhận Bắc Kinh và cũng là tiếng nói nhiều ảnh hưởng nhất thế giới, sự thay đổi của Vatican quả là một lợi điểm cho Trung Quốc. Điều này cũng làm suy yếu đi sự cứng đầu của năm sáu nước theo Công Giáo tại Nam Mỹ vẫn quyết tâm ủng hộ Đài Loan.

Những tiến triển rỏ ràng về sự thắt chặt ngoại giao sẽ trùng hợp với chuyến viếng thăm Trung Quốc của Tổng thống Bush trong hai ngày 10-20 và 21. Điều này sẽ giúp Bắc Kinh tránh né được sự chỉ trích của Hoa Kỳ về sự tồi tệ trong vấn đề nhân quyền - có lẽ sẽ bị lu mờ vì Washington đang cố gắng tìm đồng minh để ủng hộ họ trong trận chiến chống khủng bố - và sẽ giúp Tổng thống Bush tuyên bố là đã thành công tốt đẹp.

Đối với Giang Trạch Dân, đây là một bước tiến sâu hơn vào một chính sách ngoại giao tự tin hơn. Nó cũng giúp hoà giải sự xung khắc giữa khối Công Giáo Quốc Doanh, nhóm đã không công nhận Đức Giáo Hoàng và khối Công Giáo "chui", nhóm vẫn trung thành với Vatican. Đem hai khối này lại với nhau sẽ giúp Bắc Kinh quét sạch nạn Công Giáo "chui".

Tiến trình quan hệ ngoại giao sẽ được công bố vào 10-14-2001 khi những giáo sĩ Công giáo trên thế giới tụ tập về Bắc Kinh để tham dự một hội nghị đánh dấu 400 năm kỷ niệm giáo sĩ Ý Jusuit matteo Ricci đến truyền giáo tại Trung Quốc năm 1601.

Cha Ricci được người dân Trung Hoa biết đến như một người phương Tây đã am hiểu Trung Quốc, và thanh danh ngài đã đứng vững trong làn sóng chống Tây phương sau khi Cộng sản chiếm quyền năm 1949.

Trong những tuần vừa qua, sự hiện diện của hai nhân vật cao cấp của toà thánh, một Hồng y và một Đại diện của Vatican, đã được chấp thuận. Họ sẽ được tháp tùng bởi cựu thủ tướng Ý Giulio Andreotti. Cuối tháng này, Giám Mục Michael Fu Tieshan thuộc giáo phận Bắc Kinh, người đứng đầu Công Giáo Quốc Doanh, sẽ dự thánh lễ kỷ niệm Cha Ricci tại La Mã theo lời mời của Vatican.

Đức Giáo Hoàng John Paul II sẽ ban huấn từ trong thánh lễ. Huấn từ của Ngài sẽ đề cập tới sự việc đáng tiếc đã xảy ra năm ngoái giữa Vatican và Trung Quốc về vấn đề bổ nhiệm Giám mục và vấn đề phong Thánh.

Quan trọng nhất, huấn từ của Đức Giáo Hoàng sẽ gồm những lời xin lỗi về những việc làm không đúng của Giáo Hội tại Trung Quốc trong quá khứ, chính yếu là sự quan hệ mật thiết với đế quốc La Mã.

Theo như chương trình đã được soạn thảo bởi hai phía, sự quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia sẽ khá hơn vào cuối tháng tới. Nhưng những quan sát viên cảnh báo là bình thường hoá quan hệ ngoại giao giữa hai bên sẽ không đến một cách tự nhiên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.