Hôm nay,  

Mùa Hè Trong Thi Ca Của Tuổi Học Trò

16/08/200600:00:00(Xem: 3338)
  • Tác giả :

Sung sướng quá giờ cuối cùng đã hết

Đoàn trai non hớn hở rủ nhau về

Chín mươi ngày nhảy nhót ở đồng quê

Ôi tất cả mùa xuân trong mùa hạ …

(Thơ tiền chiến)

Mỗi khi tưởng nhớ lại quá khứ xa xưa, nhất là lúc chúng ta hiện đang sống tha hương, có lẽ chúng ta không làm sao quên được những tháng ngày học trò đong đầy kỷ niệm mà chắc chắn quí Thầy Cô và quí anh chị em, không nhiều thì ít cũng đã một lần trải qua.

Sau những tháng ngày cùng với bạn bè miệt mài đèn sách, sau Tết là chúng ta thường nghĩ đến hè, một phần bởi vì:

Hè về hè về, nắng tung nguồn sống khắp nơi

Hè về hè về, tiếng ca nhịp phách lên khơi

đầu gềnh suối mát, reo vui dào dạt ngập trời gió mát

ven mây phiêu bạt hồn say ý chơi vơi

ngày xanh thắm nét cười, lòng tha thiết yêu đời

(Hè về của Hùng Lân)

Đúng như nhạc sĩ Hùng Lân đã diễn tả, mùa hè trời đẹp, nắng ấm, phong cảnh hữu tình. Một thi sĩ nào đó đã phát họa một bức tranh thật đẹp, có tiếng ve ca, với hàng cây phượng nở hoa dọc theo hàng rào sân trường mỗi lần hè trở lại:

Hè sang lá cây xanh màu, hè sang vang tiếng ve sầu

Hè sang phượng tươi thấm màu, ru say hồn thi nhân ..

Hè sang lá cây xanh màu, hè sang vang tiếng ve sầu

Hè sang phượng tưới thấm màu, nơi ngôi trường thân yêu ..

(không đề tên tác giả)

Khi đang còn đến trường chúng ta mong hè về để được nghỉ học đi chơi, nhưng lại mâu thuẩn với chính mình vì hè đến là bắt buộc phải xa cách thầy cô bạn bè, tiếc nuối như vừa đánh mất cái gì.

Hãy nghe người thi sĩ tâm tình thay cho chúng ta:

Mỗi độ hè sang nghe lòng thêm lưu luyến.

Trông cánh phượng rơi mà tiếc thương tuổi học trò.

Ngày nao tung tăng trên đường hoa bay giăng giăng.

Tặng nhau hoa rơi thấy lòng như sót xa nhiều…

Hè đến, chia tay nhau, mỗi người một nơi. Có bạn ở nhà giúp gia đình, có bạn theo cha mẹ hay anh chị đi đây đi đó, về quê thăm bà con, bạn bè. Hoặc nếu có điều kiện thì đi xa hơn nữa. Vào Đà Lạt nghỉ mát hay viếng thăm Nha Trang tắm biển… Bạn nào vào lứa tuổi đôi tám trở lên nhỡ thầm yêu ai đó rồi thì tâm trạng có khi hơi khác. Hãy nghe Thanh Sơn thố lộ:

Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn,

Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương

Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi,

Phút gần gủi nhau mất rồi, tạ từ là hết người ơi!

Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng,

biết ai còn nhớ đến ân tình xưa

Đường xưa in bóng hai đứa nay đâu,

những chiều hẹn nhau hết rồi, giờ như nước trôi qua cầu.

(Nỗi buồn hoa phượng của Thanh sơn)

Hè về là lúc bạn bè thầy cô luyến tiếc, tạm biệt chia tay. Nhạc sĩ Lam Phương đã mượn nốt nhạc lời ca để diễn tả giây phút này:

Hôm nay đây còn vui trông thấy nhau

Bên tiếng ca tiếng đàn vượt trời cao

Lời vui thắm thiết đưa trao, như khi mới gặp nhau

Nhưng anh ơi ngày mai ta cách xa

Anh kinh đô tôi phải về miền xa,

Biệt ly ai khéo gieo chi, lên bao mái đầu xanh….

(Ngày tạm biệt)        

Tuổi học trò có thể nói là lứa tuổi khá hồn nhiên, ngây thơ nhất. Tuy vậy vẫn không thiếu những mối tình học trò thật đẹp, trong trắng với bao nhiêu mộng mơ. Làm sao quên được những buổi tan trường anh chàng lẩn thẩn đi theo sau người thầm yêu trộm nhớ nhưng có lẽ vì rụt rè chưa một lần tỏ tình. Tình yêu học trò đã được phản ảnh qua “Màu kỷ niệm” của nhạc sĩ  Phạm đình Chương:

Nhớ ngày nào tan trường về chung lối

Mắt thuyền sương, nghiêng nón ngất ngây đời

Lòng trao lòng cho tình vút lên khơi,

Cho ngon màu trìu mến ướt lên môi

Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc,

Áo nàng xanh anh mến lá sân trường.

Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương.

Anh pha mực cho vừa màu luyến thương.

Thời gian trôi qua, có bạn đến lúc phải rời trường sau khi xong trung học hay vì hoàn cảnh nào đó. Buổi chia tay từ giả bạn bè, từ giã ngôi trường sao không khỏi bùi ngùi tiếc nhớ :

Thế rồi từ ly chúng mình đi trăm lối.

Mỗi đứa một nơi, để tiến thân trong cuộc đời.

Ngày chia tay nhau sân trường hoa rơi lao xao.

Ngàn câu thương đau có loài ve nói thay mình.

Xa cách nhau rồi, thương tiếc cũng đành thôi.

(Mùa hoa học trò / không đề tên tác giả)

Kỷ niệm học trò khó nhạt phai. Những hình ảnh đẹp với bạn bè, thầy cô trong chuổi ngày cặp sách đến trường hình như luôn luôn quanh quẩn bên ta, khó quên:

Biết bao ngày tháng êm đềm dần trôi

Mái trường xưa đã xa

Tiếng nói thầy cô dịu dàng theo ta năm tháng

Còn đâu nữa dòng lưu bút mến thương

Màu mực tím cùng trang sách vấn vương thuở học trò

(Tiếng hát học trò của Nguyễn Hiền)

Để rồi có lúc tình cờ giữa hè trở về quê cũ ghé thăm lại trường xưa. Người học trò cũ không khỏi bàng hoàng tiếc nuối:

Một thoáng bâng khuâng trước sân trường im vắng

Nhặt cánh hoa rơi

Ép sâu vào nhớ thương hoài

Một thời vô tư đầy mơ ước

Một thời ngây thơ khi mới yêu

Rồi hè qua đi cùng năm tháng

để lại trong tôi bao vấn vương

(Kỷ niệm mùa hè của Nguyễn ngọc Thiện)

Cũng có bạn may mắn thăm lại trường xưa sau hè khi mùa tựu trường bắt đầu trở lại.  Không quên người yêu thầm nhớ trộm bé nhỏ ngày nào, chàng chờ trước cỗng lẻo đẻo theo nàng sau khi tan trường về. Nàng ta biết rõ nhưng làm bộ như không để tận hưởng sự đeo đuổi của anh chàng, trách yêu:

Nầy đừng theo tôi nói nữa ông ơi

Bước chân tôi lại cuống quít rồi

Đã từ lâu thấy ông cùng lối

Nhưng giả vờ không biết đó thôi

(Tuổi học trò / không đề tên tác giả)

Hình ảnh dễ thương, sự tỏ tình kín đáo được thể hiện qua sự diễn tả nhẹ nhàng nhí nhảnh nhắn nhủ cho chàng ta viết thư tình cho mình của người thi sĩ vô danh nào đó:

Ông nặng lòng cũng chẳng ích chi

Giấy xanh mực tím để mà làm gì "

Chắc hẳn tối nay bên bàn cũ

Nhật ký tôi dầy thêm trang ghi

Thời gian xa cách đôi khi khá lâu, tình cờ bạn bè hội ngộ lại, bở ngỡ nhìn nhau ôn lại thuở học trò mộng mơ ngày nào. Nhạc sĩ Phạm thế Mỹ đã gợi cho ta thấy hình ảnh này như sau:

Tôi lại gặp anh

Giờ đây nơi quán nhỏ

Tuỗi 30 mà ngỡ như trẻ thơ

Nhớ gì từ ngày anh xa mái trường

Nhớ gì từ ngày anh vui lên đường

Lối gầy về nhà anh hoa phượng thắm  

(Trăng tàn trên hè phố)

Và rồi cùng nhau ôn lại quá khứ của tuổi học trò ngây thơ trong trắng ngày nào:

Bây giờ còn nhớ hay không"

Ngày xưa hè đến phượng hồng nở hoa

Ngây thơ em rủ anh ra

Ngặt được hoa phượng về nhà chơi chung.

Thời nào và ở đâu cũng vậy, mùa hè, hoa phượng luôn làm xao xuyến lòng người. Những năm sau này ở trong nước và cả ở hải ngoại người ta vẫn thường hát bài Phượng Hồng, thơ của Đổ Trung Quân với những lời lẽ dễ gây xúc cảm

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng

Em chở mùa hè của tôi đi đâu

Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám

Thuở chẳng ai hay, thầm lặng mối tình đầu

 Anh chị và các bạn thân mến,

Có lần nào anh chị và các bạn nhặt hoa phượng về ép trong sách để làm kỷ niệm" ... Bởi vì  khi nói đến tuổi học trò thì không thể không nhắc đến những kỷ niệm! Phần nhiều những kỷ niệm đó có liên quan đến thơ nhạc. Vâng, còn nhiều bài thơ, bản nhạc ca ngợi tuổi học trò nhưng tôi chỉ xin trích một số giới thiệu với quí thầy cô, anh chị em để chúng ta cùng ôn lại những tháng ngày sáng chiều hai buổi cắp sách đến trường, đến những lúc bịn rịn viết lưu bút cho nhau trước khi chia tay mỗi độ hè về:

Mỗi độ hè sang nghe lòng thêm lưu luyến.

Trông cánh phượng rơi mà tiếc thương tuổi học trò.

Ngày nao tung tăng trên đường hoa bay giăng giăng.

Tặng nhau hoa rơi thấy lòng như sót xa nhiều…

LNC 

(2006)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ TT Putin: “Mục tiêu của chúng tôi không phải là đẩy nhanh guồng máy xung đột quân sự, mà trái lại là chấm dứt cuộc chiến hiện nay” - "Chúng tôi sẽ cố gắng chấm dứt cuộc chiến này, và tất nhiên là càng sớm càng tốt." ✱ PNV/TBÔ John Kirby: Ông Putin "hoàn toàn không cho thấy dấu hiệu nào rằng ông ta sẵn sàng đàm phán" để chấm dứt chiến tranh - Ông Biden sẵn sàng đàm phán với ông Putin, nhưng chỉ khi nào nhà lãnh đạo Nga "thể hiện sự nghiêm túc về đàm phán"...
Mãi cho đến dạo gần đây, hầu hết những ai không sống ở Iran có thể sẽ chưa bao giờ nghe đến cụm từ ‘cảnh sát đạo đức,’ chứ đừng nói là biết được vai trò rộng lớn của họ ở đất nước này. Tuy nhiên, ngày 16 tháng 9 năm 2022, cái chết của Jina Mahsa Amini đã làm dấy lên hàng loạt cuộc biểu tình trên đường phố Iran và các nơi khác, và tới này vẫn chưa có dấu hiệu dịu đi. Amini đã bị Gasht-e-Ershad, tên tiếng Ba Tư của lực lượng cảnh sát khét tiếng này, giam giữ vì tội “không buộc khăn trùm đầu phù hợp.”
Thế giới đang đối mặt với một bước ngoặt của thời đại: một sự thay đổi kiến tạo cho thời đại. Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga đã kết thúc một kỷ nguyên. Các cường quốc mới đã hoặc tái xuất hiện, bao gồm một Trung Quốc hùng mạnh về kinh tế và kiên quyết về chính trị. Trong thế giới đa cực mới này, các quốc gia và mô hình chính phủ khác nhau đang cạnh tranh về quyền lực và ảnh hưởng.
Một phong trào biểu tình chống chế độ và chống Xi, do dân chúng và phần đông giới trẻ, sinh viên các Đại học, phát động hôm 24/11/22, nhiều người cho là lớn nhứt từ 33 năm nay. Dân chúng các thành phố lớn, sinh viên từ nhiều Đại học xuống đường tố cáo biện pháp ác ôn « Zéro Covid » của Xi chống dịch Vũ Hán là giết người, trong lúc thế giới cũng chống dịch nhưng không ai làm như vậy...
Cuộc chiến hiện nay tại Ukraine, chẳng cần nói nhiều, đã là một bài học rất lớn cho Hoa Kỳ, và có lẽ nó sẽ được dùng làm chuẩn mực cho những xung đột trong tương lai giữa Hoa Kỳ và các thế lực thù địch trên thế giới...
✱ Reuters: Nga đang hy vọng rằng đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội - Chính quyền Biden sẽ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua các chương trình viện trợ cho Kyiv. ✱ Military: Các nhà vận động hành lang làm việc cho các nhà thầu quốc phòng, đã từng làm việc cho chính phủ liên bang trước đây - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã từng làm việc văn phòng quan hệ chính phủ của Raytheon. ✱ Al Jazeera: Nhiều dự luật trong quá khứ, đã được Hạ viện và Thượng viện thông qua trong nhiều thập kỷ mà không bị thất bại. ✱ Bilderbergmeetings Co. UK: Chính quyền Biden đã coi Nga và Trung Quốc là đối tác trong thách thức đối với “trật tự thế giới”- Sự cạnh tranh toàn diện với Trung Quốc đang trở thành một nguyên tắc trong các chính sách kinh tế, đối ngoại và an ninh của Hoa Kỳ...
Tại Bangkok, Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2022 đã kết thúc và 21 quốc gia thành viên đã đồng thuận đưa ra một Bản Tuyên bố chung với nội dung lên án Nga về cuộc chiến tranh xâm lược tại Ukraine. Tuy nhiên, Bản Tuyên bố có nêu rõ giới hạn dè dặt là nhìn chung vẫn còn có "những quan điểm và đánh giá khác nhau về tình hình và các biện pháp trừng phạt.”
Với việc ông Tập Cận Bình siết chặt kìm kẹp sắt đá đối với đảng lãnh đạo và nền kinh tế chính trị của Trung Quốc, các cuộc tranh luận dai dẳng về tính bền vững của sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của đất nước đã trở lại nổi bật. Mô hình độc đoán của Trung Quốc, sau khi tiến xa, rốt cuộc có thể là không có gì là quá đặc biệt. Bằng chứng về sự trì trệ này cho thấy càng ngày càng tăng...
✱ CRS Congress: Tính đến ngày 14 tháng 10 năm 2022, Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 20,3 tỷ đô la viện trợ để giúp Ukraine bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ - Lực lượng Đặc biệt của Hoa Kỳ mở các khóa đào tạo và huấn luyện cho lực lượng đặc biệt Ukraine. ✱ Yahoo News: CIA giám sát một chương trình bí mật huấn luyện chuyên sâu ở Mỹ cho các lực lượng hoạt động đặc biệt tinh nhuệ của Ukraine và các nhân viên tình báo khác. Chương trình huấn luyện bắt đầu vào năm 2015, tại một cơ sở không được tiết lộ ở miền Nam Hoa Kỳ. ✱ DW Germany - Lực lượng Mỹ huấn luyện quân đội Ukraine tại Đức và giúp họ học sử dụng các hệ thống vũ khí tiên tiến - việc huấn luyện các lực lượng Ukraine đang diễn ra ở các khu vực khác tại châu Âu, nhưng không tiết lộ địa điểm. ✱ Al Jazeera/DIA: Sự thất bại của các lực lượng Nga trước sự đối kháng mãnh liệt của Ukraine cho thấy lực lượng của Moscow không có khả năng đạt được mục tiêu xâm lược ban đầu do TT Putin đã đề ra. ✱ White House: Chúng tôi có quyền nói chuyện trực tiếp.
Từ ngày 6 đến 18 tháng 11 năm 2022 Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 27 (Conference of the Parties, COP27) sẽ được tổ chức tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập. Hội nghị này được Antonio Gunterres, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc khai mạc và có khoảng đại diện của 200 quốc gia và hàng chục nghìn người tham dự...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.