Khắp nơi tại Cựu Kim Sơn phủ một mầu tang tóc. Phố xá không người và mọi hoạt động dừng hẳn lại. Ngay sau vụ nổ, phần đông các cửa hàng và các trường học đã cho đóng cửa, dân chúng ở trong nhà coi TV.
Với những người Mỹ gốc Á Thái Bình Dương, đặc biệt là người Nhật, Hàn, Lào, Việt Nam, cuộc tấn công này đã gợi lại những hình ảnh chiến tranh có sẵn trong trí nhớ của họ, những cuộc chiến tranh họ đã từng trải qua trong đời hay được nghe qua những người thân thuộc lớn tuổi kể lại.
Sau đây là bản tường trình được thông tấn AP đúc kết.
Tôi Không Phải là Tên Nhật Lùn.
Khắp nơi tại Hoa kỳ, các báo chí đã tung ra những số đặc biệt với những hàng chữ đầu nghe như tiếng kèn thúc quân để tấn công "Khủng Bố!", "Khủng Khiếp Không Lời Nào Tả Xiết" hay là "Hoa kỳ Đang bị Tấn công". Tin lan ra thiệt mau. Cuộc khủng bố vào Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới và Ngũ Giác Đài làm người ta đã hình dung trận tấn công vào Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), khi chiến đấu Nhật tấn công tự sát vào Hải hạm Thái Bình Dương của Hoa kỳ và các căn cứ của Lục quân Hoa kỳ trên đảo Oshu. Cuộc tấn cống của Nhật khiến Hoa kỳ đã phải lao đầu vào Thế Chiến II.
Giống như nhiều dân Hoa kỳ khác, ông Ken Kaji, 68 tuổi, dân Hoa kỳ gốc Nhật của thế hệ thứ hai đã dán mắt vào TV để xem một loạt các biến cố đang xẩy ra tại New York và Washinton D.C. Ngay lúc đó, ông đã hồi tưởng lại ngày 7 Tháng Chạp 1941.
"Lớn lên tại San Francisco, tôi chưa bao giờ có thái độ kỳ thị với bất kỳ ai. Tôi chưa từng phân biệt mầu da. Nhưng sự căm ghét lập tức toả ra sau vụ Pearl Harbor. Ngay sau khi coi TV, tôi đã nhớ lại và hình dung ra những người gốc Hoa đeo những chiếc nút to tổ bố, cỡ khoảng 6cm đường kính, nút này có hàng chữ 'Tôi không phải là Nhật lùn'.
"Chấn động này đã làm tôi giật mình nhớ lại lúc tôi mới tám tuổi và được biết chính mình là kẻ thù số 1 của Hoa kỳ," theo như lời của Kaji.
Vụ tấn công Pearl Harbor là một biến cố có ảnh hưởng sâu sắc trong lịch sử của Hoa kỳ đối với Nhật Bản. Biến cố này đã ép Hoa kỳ phải đi vào chiến tranh và dẫn tới vụ giam cầm 120 ngàn dân Hoa kỳ có gốc gác Nhật Bản trong các trại tập trung tại Bắc Mỹ (Hoa kỳ và Canada)
Kaji còn nhơ lại những ngày kinh hoàng đó, các nhà trí thức và những người kinh doanh gốc Nhật đã bị loại ra khỏi mọi dịch vụ và bị Bộ Quốc Phòng Hoa kỳ cho người theo rõi. Trong các gia đình có gốc Nhật, mọi người đều nói với nhau, họ phải cho tiêu hủy những gì có liên hệ tới Nhật Bản. Kaji vẫn còn nhớ bố mẹ của ông là giáo sư nhạc cổ điển. Bố mẹ của Kaji đã mang tất cả các điã nhạc, các bản nhạc và các sách của Nhật Bản ra đốt.
Tin tức đưa vụ tấn công ngày thứ ba, liên quan tới Osama bin Laden, đã làm Kaji e ngại. Kaji lo lắng cho cộng đồng Hoa kỳ gốc Trung Đông có thể là những miếng mồi ngon trong vụ này, y như ông đã bị cách đây 60 năm về trước.
"Tôi mong rằng công chúng Hoa kỳ đừng nhìn quanh, tìm ra những mục tiêu dễ dàng và tìm cách trả thù vào cộng đồng của những người có gốc Trung Đông. Chúng ta cần phải có kinh nghiệm về vụ này," theo như lời của Kaji, một người Hoa kỳ có gốc Nhật Bản.
Vào buổi sáng sớm, Kaji đã coi vài đài TV nói về các tấn thảm kịch. Một đài đưa ra hình ảnh một nhóm dân Iraq đang vỗ tay trong một hoạt cảnh không có lời giải thích hay có những lời phỏng vấn.
"Đối với riêng tôi, đây là việc thiếu trách nhiệm của giới truyền thông với thái độ tinh thần quá cao," theo như lời của Kaji.
Chuyện một người Lào
Đối với đa số di dân, chiến tranh là một thực thể của cuốc sống, dân Hoa kỳ gốc Lào cũng không ngoại lệ. Thế hệ đầu tiên tới Hoa kỳ là lớp người tỵ nạn đầu tiên vào giữa năm 1970. Pheng Lo là chủ tịch Cộng đồng Gia đình Lào tại Stockton, chủ tịch đã cho biết: "Có nhiều người trong cộng đồng người Lào cho là cuộc tấn công vào Trung tâm Mậu dịch Thế giới và Ngũ Giác Đài là chuyện thường. Họ không lấy làm ngạc nhiên cho lắm, bởi vì họ từng trải qua cuộc chiến tranh."
Nhưng về mặt khác, các tin tức đưa ra đã làm ông Pheng Lo có các cảm nhận hết sức buồn rầu. Khi nghe tin xẩy ra, ông đã khóc. Ông nhớ lại cuộc chiến tranh và nghĩ tới biết bao nhiêu sinh mạng đã bị hy sinh vô lý, biết bao nhiêu gia đình phải chịu đau khổ. Tại sao chuyện này có thể xẩy ra tại một quốc gia có hòa bình" Ông Lo cho rằngkhông nơi nào trên thế giới còn an toàn nữa.
Chiến tranh và bạo động đã tàn phá Lào quốc gần một thế kỷ, bắt đầu từ năm 1893 khi sắc dân H'mong và dân Lào đi lính cho Pháp để chiến đấu chống lại cộng sản Đông Dương. Năm 1954, quân đội Pháp rút khỏi Lào, cuộc chiến tranh Việt Nam thế vào kéo dài từ năm 1955 cho tới năm 1975. Trong khoảng thời gian này, chính phủ Hoa kỳ đã cố vấn và cho tuyển người H'mong và người Lào để chiến đấu chống lại Cộng sản Lào và Cộng sản Bắc Việt. Sau đó quân đội Hoa kỳ đã rút đi và để cho chính quyền cộng sản Pathet Lào được nắm quyền.
Pheng Lo đã gia nhập quân đội khi ông 15 tuổi và sát cánh với người Hoa kỳ trong chiến đấu. Khi ông 17 tuổi, ông nghe bọn cộng sản tuyên bố hoàn toàn chiến thắng.
Trước khi Hoa kỳ rút quân, đã cho thanh lọc lính Lào và ông hội đủ điều kiện để rời Lào và vào ngay trại tỵ nạn đầu tiên tại Thái lan và sau đó ông đã sang Hoa kỳ. Sau này ông đã bảo lãnh gia đình sang Hoa kỳ.
Pheng Lo, 42 tuổi, cho biết, ông không thể nào sống với bọn cộng sản khát máu, chúng chỉ biết có giết và giết những ai đã không đi theo chúng. Cuộc sống tại Hoa kỳ cũng không dễ dàng như người ta tưởng. Phần đông người Hoa kỳ không biết lịch sử của cuộc chiến tranh tại Việt Nam theo quan điểm của dân Á đông.
"Họ đã chế riễu những người Á đông. Họ đã gọi tôi là người Việt Nam hay người Hoa kiều. Có lần học Anh ngữ, tôi đã phải đàm luận với dân Hoa kỳ địa phương và kể ra cho họ nghe những tiền tích của chúng tôi," theo Pheng Lo cho biết.
Chiến tranh đã thay đổi hẳn cuộc sống của ông Pheng Lo vĩnh viễn, đứa con gái 15 tuổi của ông, sinh tại Hoa kỳ, hoàn toàn không hiểu gì về những việc đã xẩy ra trong đời của cha nó. Theo ông Hoa kỳ nên thận trọng trong việc giải quyết các thảm họa của ngày thứ ba.
Một Vụ Nổ tại Biển khơi
Khi Vũ Phương coi đoạn phim chiếu về các vụ tân công Ngũ Giác Đài Và Trung tâm Mậu dịch Thế giới cũng như ông Pheng Lo, cuộc chiến tranh quá khứ thoáng hiện ra.
Bà Phương đã nhớ lại ngày gia đình cố trốn thoát khỏi Việt Nam, mỗi người chỉ có một cái túi sách tay với chín người tin rằng mình sẽ thoát chết.
"Cha tôi đã mua một chiếc tầu nhỏ cùng với vài gia đình khác. Vào nửa đêm chúng tôi lần mò ra bờ biển đểø leo lên tầu. Nhưng khi tới nơi, chiếc tầu không có cánh, đã bay đâu mất. Chúng tôi mướn một tầu đánh cá để chở chúng tôi sang bờ biển khác bên kia để lộn trở về.
"Khi sắp sửa vô bờ, chúng tôi đã nhìn thấy bọn bỏ. Nghe có tiếng bom nổ, một chiếc tầu gần chúng tôi đã bị trúng bom, bốc lên cháy cách chúng tôi khoảng 30m. Tôi vẫn còn nhớ nhìn thấy mặt biển trong đêm, các mảnh ván cây của chiếc tầu văng ra, trôi lềnh bềnh trên mặt biển được ngọn lửa đang cháy chiếu sáng.
"Nhờ chiếc tầu nổ, chúng tôi đã được tầu Hoa kỳ đến cứu và đưa chúng lên tầu để tới được đảo Guam.
Bà Phương đã kinh hãi, miệng nói run lẩy bẩy khi trông thấy cảnh tượng tàn phá ngày thứ ba và chợt nghĩ ra còn có biết bao nhiêu mạng người còn nằm trong đó. Con gái của bà Phương lên 5 tuổi, nó không thể nào hiểu nổi chuyện gì đã xẩy ra.
Các cô giáo ở trường học nói cho học sinh biết là có một chiếc phi cơ đã đâm vào tòa nhà, theo như bà Phương cho biết, còn đứa con gái của bà không thể hiểu nổi một biến cố to lớn như thế. Bà cho rằng khi nào nó lớn lên, nó mới có cảm nhận thêm về việc này. Hiện nay bà Phương chỉ kể cho con gái nghe những chuyện tốt về Việt Nam.
Philip Nguyễn là chủ tịch của Trung tâm Cộng đồng Người gốc Đông Nam Á tại San Francisco, nói ông không có thể nào tin vào chính con mắt ông khi nhìn thấy chiếc phi cơ nổ đã đâm vào Trung tâm Mậu dịch Thế giới, nơi có cả trăm ngàn người thuộc mọi quốc tịch trên thế giới đang làm việc.
"Tôi không ngờ chuyện này có thể xẩy ra ở đây, ngay trên đất Hoa kỳ. Tôi chỉ còn biết gửi lời chia buồn tới những người xấu số và những người bị thương," theo lời của ông Philip mang họ Nguyễn.
Vụ khủng bố này đã khiến ông Philip đặt câu hỏi về an ninh của Hoa kỳ trong việc loại bỏ các hoạt động của những tên khủng bố.
"Tôi không hiểu làm thế nào bọn khủng bố có thể lọt qua phi cảng và không tặc tất cả các phi cơ này. Tôi quan tâm tới nền an ninh của Hoa kỳ theo các cách nào đó. Chúng ta cần phải có chính sách chống lại khủng bố.
"Tôi từng nghe nói có những vụ không tặc tại các quốc gia khác. Làm thế nào bọn không tặc có thể tấn công hai thành phố lớn nhất tại Hoa kỳ vào cùng một ngày và thời điểm cách nhau có 18 phút ""
Con Mắt của Giới Truyền Thông.
John Kim là chủ tịch của Trung tâm Cộng đồng Người gốc Đại Hàn tại East Bay, ông đã có cái nhìn thận trọng về các giới truyền thông khi ông coi thảm cảnh đã diễn ra tại thành phố New York và Washington D.C. Ông đã nhớ lại việc đánh bom tại thành phố Oklahoma khi các chuyên viên của giới truyền thông chỉ thẳng vào những tên khủng bố như Osama bin Laden và những người khác của nước ngoài.
Ông Kim cho biết: "Chuyện khủng bố này đã thành ra chuyện của một công dân Hoa kỳ bị bất mãn. Tôi nghe nói về chuyện bất mãn này hàng ngày trên các đài phát thanh và báo chí."
Các giới chức Hoa kỳ đã nghi ngờ Palestine và Afganistan vào phút chót sau các vụ tấn công, khi họ chú trọng vào tố cáo phe này chưa có những thực thể. Ông Kim cho rằng đó là do nỗi hoảng sợ mà ra.
Ông Kim đã cho cùng loại chuyện đã xẩy ra cho dân Hoa kỳ gốc Nhật hồi thế chiến thứ hai. Ông đã cảm thấy, dân Hoa kỳ gốc Ả Rập đang bị loại ra. Diễn biến này cho thấy Hoa kỳ có cảm nhận về những người di dân như thế nào. Công dân Hoa kỳ gốc Ả Rập sẽ chịu một số phận bất công tương tự và coi họ như không phải là công dân Hoa kỳ.
Allen Ha là người Hoa kỳ gốc Đại Hàn, ông có cửa hàng bán tặng phẩm tại Los Angeles. Ông Ha di cư sang Hoa kỳ năm 1987, khi còn là đưa trẻ con ông đã từng chứng kiến chuộc chiến tranh Cao Ly, "Không có gì để so sánh tương đương trong vụ tấn công này; chỉ có thể so sánh với các phi cơ cảm tử của Nhật Bản đã lao vào các chiến hạm của Hoa kỳ trong thế chiến II"
Y phục Nam Á: nguy hiểm!
Quần áo kiểu Bhurkas làm cho bạn nằm trong tình thế nguy hiểm.
Arthi Varma là thành viên của liên minh ASDATA (tổ chức liên minh hành động của các quốc gia tại Nam Á châu) đã quan tâm tới lối chỉ vào mặt thuộc loại hành động chủ trương chống người Ả Rập và các thái độ bài ngoại chống dân Hồøi giáo nói chung, đang gây ra phản ứng cực đoan có hình thức bạo động chống các Cộng đồng Hồi giaó trên đất Hoa kỳ.
Varma đã chỉ ra cho thấy rõ phần đông những người gốc Nam Á châu có nước da mầu nâu sậm đã bị lầm tưởng là dân Ả Rập. " Chúng tôi có liên hệ mật thiết với công đồng người Ả Rập, theo như căn cứ vào mầu da sậm nâu, có cùng một tín ngưỡng. Hậu quả là chúng tôi đã trở thành mục tiêu để cho những người chống dân Ả Rập và chống dân Hồi giáo."
Khi nghe tin vụ tấn công này, một số phụ nữ gốc Nam Á thường thích mặc bộ áo quần Bhurkas truyền thống được khuyên bảo nên ngồi ở nhà, vì bộ áo quần kiều Bhurkas của các phu nữ này sẽ làm cho họ trở thành mục tiêu cho các hành vi bạo động nguy hiểm tới tính mạng khôn lường.