Hôm nay,  

Tại Sao Á Châu Khó Thoát Vòng Lệ Thuộc Đô La Mỹ

23/09/200100:00:00(Xem: 3752)
Có phải trong một cuộc tranh tài kẻ chiến thắng luôn luôn là những trung niên béo phì" Lẽ dĩ nhiên là không. Đó là công việc của những chàng thanh niên trai tráng. Vậy thì tại sao chúng ta lại lệ thuộc vào những chàng nhà giàu, trung niên mập ú Hoa Kỳ, Âu Châu hay Nhật Bản làm trưởng toán lãnh đạo cho sự canh tân tăng trưởng của nền kinh tế hoàn cầu"

Mức tăng trưởng về dân số tại Nhật Bản đã đạt mức số không và dân nhật đang từ từ tới tuổi trung niên. Âu châu cũng đang trên đường đi đến tình trạng như thế. Nếu tin vào những giới trung niên có thể theo kịp sự tăng trưởng với vận tốc tối đa như hiện nay thì qủa là quá thiển cận. Đối với Hoa Kỳ, sự cân bằng dân số tạm coi là được nhờ vào những di dân, nhưng mức độ vay nợ của các công ty tư hữu cùng sự tuỳ thuộc vào dân Á châu để giữ vững số cầu đang càng ngày càng trở nên tệ hơn.

Buồn thay, Á Châu và châu Mỹ La tinh đã quá tin rằng họ phải lệ thuộc vào bộ ba này để tăng trưởng. Họ đã cúi đầu chấp nhận rằng bộ ba này có quyền kiểm soát nền kinh tế toàn cầu, ít nhất là qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), một cơ quan không bao giờ lên tiếng phản đối Alan Greenpan về việc in tiền quá lố nhưng lại không ngần ngại công khai giảng mo-ran cho những chính phủ Á Châu, ngay cả những chính phủ rất cẩn trọng.

Điều mà chúng ta cần là sự khích lệ của các nước có mức thu nhập trung bình. Nhưng rất nhiều các nước này, Á Căn Đình và Thổ Nhĩ Kỳ chẳng hạn, cũng đang bị khủng hoảng, mặc dù họ đã làm hết những điều IMF đòi hỏi.

Cho đến nay, Á Châu chưa bị Á Căn Đình và Thổ Nhĩ Kỳ làm ảnh hưởng. Nhưng những sự khủng hoảng từ Châu Mỹ la tinh đã làm các chính quyền Á Châu lưỡng lự trong việc ban hành những chính sách để thúc đẩy số cầu tại quốc gia của họ, chẳng hạn như việc giảm lãi xuất. Những hàng xuất cảng thặng dư của Á Châu đáng lẽ phải được bán trong quốc nội. Nhưng họ đã không làm thế vì sợ những bất thường của thị trường, thí dụ như sự thâm thủng tiền tệ, để làm lý do để cứu vãn hệ thống tiền tệ Á Châu.

Vậy thì Á Châu phải làm gì " Khởi đầu, họ nên tin vào chính mình và tin vào các nước láng giềng. Trung Á thừa tiền và có phân lời thấp. Tuy vậy, vay nợ và tiêu xài - ngoại trừ Trung Quốc - thì lại quá yếu. Chính phủ và các công ty vẫn muốn vay mượn bằng tiền Mỹ kim. Những ngân hàng địa phương vẫn đầy ắp những đồng đô la xanh, mặc dù sự thiếu nợ của Hoa Kỳ ảnh hưởng đến giá trị đường dàu của đồng Mỹ kim.

Tại sao chúng ta không thoát khỏi vòng kềm toả của đồng Mỹ kim. Thí dụ như, tại sao những ngân hàng tại Thái Lan không khuyến khích chính phủ ban hành công khố phiếu bằng đồng baht tại ngoại quốc, để hấp dẫn giới đầu tư đầu tư bằng chính tiền của họ" Tại sao ngân hàng tại Nam Hàn hay ngân hàng tại Trung Quốc, hay ngân hàng tại Đài Loan không muốn phân chia trương mục của họ bằng cách mua vào tiền Á Châu, thí dụ như đồng baht của Thái Lan, đã từng được công nhận từ lâu "

Chắn chắn, nhiều vấn đề kỹ thuật phải được vượt qua nếu những quốc gia tại Á Châu muốn giúp lẫn nhau trao đổi tiền tệ của chính họ hầu thoát ra khỏi vòng kìm toả của bộ ba Mỹ, Âu châu và Nhật Bản. Điều cần làm là đối thoại với Washington. Phương thức khác là cứng rắn với chỉ số xuất cảng, hay lui vào sự kiểm soát và bảo vệ của sự thành công tại Á Châu. Điều này đòi hỏi các quốc gia Á Châu phải tôn trọng và nhận ra những khả năng của hệ thống tiền tệ lẫn nhau, không phải là đồng đô la của anh chàng nhà giàu béo phì.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.