Hôm nay,  

Trung Quốc Bùng Nổ Kinh Tế Với Vận Tốc Kinh Hoàng

05/08/200100:00:00(Xem: 6263)
Hai biến cố lớn xảy ra trong tháng này: Bắc Kinh được tổ chức Thế Vận Hội 2008, thị trường chứng khoán và trị giá tiến tệ tại Đài Loan, Tân Gia Ba, Hồng Kông tuột tới mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tại Á Châu năm 1997.
Hai biến cố này đã cho thấy tương lai của Á Châu và sự thách thức vĩ đại mà thế giới phải đương đầu với Trung Quốc. Nền kinh tế Trung Quốc sửa soạn bùng nổ với một tốc độ kinh hồn mà thế giới không kịp chuẩn bị.
Một hãng ở Pearl River Delta có hơn 50,000 nhân viên làm việc. Tất cả đều là phụ nữ trẻ và không đeo kiếng. Nếu một nhân viên bị yếu mắt, cô sẽ bị đuổi ngay tức khắc không chút xót thương. Những luật lệ dã man này không thể tồn tại các quốc gia công nghiệp khác vì luật lao động, nhưng tại Shengzhen, Shanghai, Suzhou, Dalian và nhiều thành phố khác, nơi mà hằng trăm triệu người từ miền quê đổ về đô thị để kiếm việc, sự kiện này xảy ra là chuyện thường tình.
Một quảng cáo của một hãng tại Dalian trả lương 100 mỹ kim một tháng đã thu hút hơn 2000 cô gái từ một làng gần đấy tới nạp đơn. Những người được tuyển chọn làm việc suốt ngày và ở trong ký túc xá của hãng. Họ lợi dụng giờ ăn trưa để học thêm về điện tử và những nghành công nghệ cao khác.
Chỉ với lương nhân công rẻ và trình độ cao đã khiến Trung Quốc đạt được ưu thế trong sự cạnh tranh. Nhưng còn ba yếu tố khác đã thêm dầu cho nền kinh tế Trung Quốc.
Trước tiên là cấu trúc về chính trị. Trong vài năm gần đây, Trung Quốc đã trưởng thành từ chính sách "một quốc gia, hai hệ thống"- một chính sách với Cộng Sản và Tư Bản - chuyển sang chính sách "một quốc gia, mười hệ thống" - một chính sách với những vùng tự quản trị kinh tế. Những vùng như Shenzhen, Shanghai, Salian, Tianjin, Shenyang, Quindao and Suzhou đã và đang phát triển nhanh hơn Mã Lai Á, Đài Loan, Thái Lan, Nam Hàn là những quốc gia được coi như "mãnh hổ" của châu Á.
Tuy Trung Quốc vẫn còn là một nước cộng sản, những vùng "tự quản trị kinh tế này" được coi như thiên đàng của chũ nghĩa tư bản, miễn là các công ty đừng ra khỏi vùng và đừng dính dáng tới chính phủ Bắc kinh.
Thứ đến, các công nghiệp gia Trung Quốc rất nóng lòng học hỏi và không cần sự thoả mãn.
Những công ty Trung Quốc đã phát triển những sản phẩm xuất cảng sắc xảo và rẻ tiền như thuốc bổ, nông phẩm, đồng hồ, đồ điện tử gia dụng, ván ép, giầy dép, đồ điện tử và cơ khí.
Tại Pearl và Yangtze River Delta, có hơn 50,000 công ty chuyên cung cấp hàng "đúng lúc" cho những công ty tại Nhật và Đài loan trong vùng.
Tại Nhật, một công ty quần áo (sản xuất với nhãn hiệu Uniqlo) đã lợi dụng sức sản xuất của Trung Quốc và đã giảm 50% giá bán của những sản phẩm có chất lượng cao. Trong khi nền kinh tế Nhật đang trì trệ, công ty này có số bán gấp đôi cho ba năm liền.
Tóm lại, nền công nghiệp Trung Quốc phát triển với một tốc độ mà các quốc gia khác phải mất 15 năm mới đạt được.
Thứ ba, và cũng là yếu tố quan trọng nhất là sự thăng bằng của đồng Nhân dân tệ. Đây có thể được coi như là một tai nạn của lịch sử hoặc là một thí dụ của sự tính toán thần sầu.

Năm 1997, khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc, Anh đã đồng ý để lại khoảng 38 tỷ đồng đô la Hồng Kông trong quỹ dự trữ nếu Trung Quốc hứa không đụng tới.
Trung Quốc không những chấp thuận điều kiện này mà còn giữ vững đồng Nhân dân tệ so với đồng đô la Hồng kông. Họ còn cấm đoán sự trao đổi đồng Nhân dân tệ ngoài lãnh thổ Trung Quốc, giới hạn những nhà đầu tư với đồng đô la Hồng kông. Với chính sách giới hạn việc in tiền để cứu nguy kinh tế, Trung Quốc đã tránh được nạn tiền tệ lên xuống đã gây xáo trộn ở Mễ Tây Cơ, Nam Dương, Nga, Ba tây, và Á Căn Đình. Cũng giống như những quốc gia dùng đồng Mỹ kim làm căn bản, Trung Quốc đã được hưởng sự bảo vệ của sự lạm phát như Hoa Kỳ.
Thế giới chưa bao giờ được chứng kiến nền kinh tế với những ưu điểm như thế, và vì nó còn quá mới mẻ, ảnh hưởng của nó chỉ mới bắt đầu được cảm nhận.
Trung Quốc đã làm điên đầu các nước Á châu như Nhật đã từng làm điên đầu các nước phương tây hai mươi năm về trước. Tiền tệ và cổ phiếu tại Nam Hàn, Thái lan, và Mã Lai Á đã tụt giảm từ năm 2000. Những quốc gia như Nhật, Tân Gia Ba và Đài Loan đã bị tổn hại nặng hơn là cơn khủng hoảng kinh tế vào năm 1997.
Các chính khách và các công nghiệp gia tại Á Châu nên làm gì cho những sự kiện này"
Họ đều đồng ý là họ phải thức tỉnh và ra khỏi cơn mê hồn trận.
Trung Quốc đã phát triển nhanh hơn là họ phõng đoán. Nếu tính luôn Hồng Kông, nền xuất nhập cảng của Trung Quốc sẽ đứng hàng thứ ba trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ và Đức Quốc, qua mặt luôn cả Nhật.
Các tỉnh Trung Quốc cạnh tranh lẫn nhau để dành vốn đầu tư nước ngoài. Sự cạnh tranh này sẽ càng làm cho nền kinh tế Trung Quốc tiến mạnh với một mức độ chưa từng thấy. Hoa Kỳ và các quốc gia khác buộc phải trao đổi với Trung Quốc, khi giới tiêu thụ đòi hỏi sản phẩm rẻ tiền, những nhà sản xuất phải dùng những vật liệu rẻ tiền. Giống như là Hoa Kỳ ở tiền bán thế kỷ 20 và Nhật ở hậu bán thế kỷ 20, nền kinh tế của Trung Quốc sẽ đánh bại những sự cố gắng chống lại.
Những quốc gia khác sẽ phải đương đầu với sự thách thức là phải theo kịp với sự sắc xảo, ưu thế và những đặc điểm khác của nền kinh tế Trung Quốc.
Và không phải dễ. Mỗi lần, nền kỹ nghệ của Trung Quốc đối đầu trực tiếp với các nước khác, Trung Quốc đã thắng lớn.
Nhưng không vì thế, thế giới tự do hoan hỉ đón nhận cơ cấu chính trị của Trung Quốc. Trái lại, Trung Quốc trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết.
Trung Quốc không dân chủ, và sự chà đạp nhân quyền của chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục. Điều này, sẽ là sự thử thách của sự thành công trong việc phát triển kinh tế.
Nếu nói dân chủ là điều ắt phải có cho sự giàu mạnh của nền kinh tế, thì dân chủ đối với Trung Quốc nghĩa là phần đông dân chúng Trung Quốc phải đòi hỏi cuộc sống khá hơn, người giàu phải nhiều hơn người nghèo, như ở Ấn Độ. Nhưng Trung Quốc có hơn 900 triệu người với lương trung bình hằng năm dưới 500 mỹ kim.
Vì vậy, còn lâu Trung Quốc mới có dân chủ và còn lâu chính quyền trung ương Trung Quốc mới chịu để mất quyền lực tối cao của họ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.