Hôm nay,  

Thủ Tướng Chu Dung Cơ Hù Dọa: Vụ Phi Cơ Chưa Xong

15/04/200100:00:00(Xem: 4418)
BEIJING (KL) - Tin tổng hợp với phần bình luận của Ruth Wedgwood, giáo sư quốc tế công pháp của đại học Yale.

Ngày thứ năm Thủ tướng Chu Dung Cơ của Trung quốc đã cho biết, Trung quốc dành quyền để qui lỗi Hoa kỳ về vụ phi cơ do thám Hoa kỳ đụng vào chiếc phản lực chiến đấu của Trung quốc. Việc thả 24 đoàn viên của phi cơ Hoa kỳ ra sáng ngày thứ năm sau 11 ngày giam giữ tại đảo Hải Nam không có nghĩa là vụ này được giải quyết xong, theo như Tân Hoa Xã của chính phủ Trung quốc đã dẫn lời của họ Chu cho biết.

"Tất cả trách nhiệm về vụ đụng phi cơ này đều nằm bên phía của Hoa kỳ," theo như họ Chu đã nói với ông Harri Holkeri, nhà đại diên của LHQ đang tham quan Bắc Kinh.

Đây là một trong những lời công khai lên tiếng đầu tiên của học Chu trong sự xa cách giữa Trung quốc và Hoa kỳ, Hoa kỳ đã hăm cho tháo bỏ các quan hệ song phương. Họ Chu đã lặp lại lời công bố của giới chức bộ ngoại giao Trung quốc đã nói ra hồi chiều ngày thứ tư.

Phi cơ thám sát của Hoa kỳ đã đột nhập vào không phận của Trung quốc, gây làm mất chiếc chiến đấu cơ cùng với hoa tiêu của Trung quốc, viên hoa tiêu đã nhẩy dù xuống biền Nam Hải và biệt tích, theo như họ Chu đã nói ra.

Trung quốc đã đồng ý để thả phi hành đoàn của Hoa kỳ sau khi Washington đã nói Hoa kỳ rất hối tiếc chiếc phi cơ đã lọt vào không phận của Trung quốc và đã hạ cánh tại đảo Hải Nam không xin phép, và đáng tiếc việc mất đi một viên hoa tiêu trẻ của Trung quốc.

Bắc Kinh đã có lời yêu cầu Hoa kỳ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về vụ đã xẩy ra này, cho lời giải thích cùng với lời xin lỗi. Nhưng Hoa kỳ kiên quyết là phi công cùa Hoa kỳ đã không làm điều gì lầm lỗi.

Hoa kỳ và Trung quốc đã đồng ý với nhau để họp mặt vào ngàu 18 tháng tư về vụ đụng phi cơ này và định đoạt số phận của chiếc phi cơ Hoa kỳ hiện đang còn bị giữ tại phi trường quân sự của Linh Thủy trên đảo Hải Nam của Trung quốc.

Giáo sư quốc tế công pháp Ruth Wedgwood của trường đại học Yale đã đưa ra những chiều hướng có thề để giải quyết mâu thuẫn Trung-Mỹ về vụ đụng phi cơ này:

Phi vụ thám sát trên không trung là một công việc nguy hiểm và rủi ro. Những ngàu trước đây trong chiến lạnh, đã có lần một phi công Hoa kỳ lái máy bay U-2 bị Trung quốc hạ rớt và bị cầm tù nhiều năm tại Trung quốc. Nhờ nằm trong tù của Trung quốc, viên phi công can đảm của Hoa kỳ đã viết ra được hai cuốn lịch sử về luật của Anh quốc mà người cộng sản Trung quốc đã đọc và cảm thấy rất tương đắc.

24 đoàn viên trên chiếc phi cơ do thám EP-3 Aries II đã buộc phải hạ cánh xuống đảo Hải Nam đã có nhiều may mắn hơn. Trên căn bản pháp lý, Bắc Kinh không được giữ phi hành đoàn này. Phi hành đoàn này đã không ở trong không phận trên nội địa hay lãnh hải của Trung quốc cho tới khi phi cơ của họ đụng phải một phản lực cơ ngênh cản của Trung quốc kè ngay ngang hông trái.

Chúng ta không có chiến tranh với Trung quốc, vậy phi hành đoàn này không phải là các tù binh. Chiếu theo chỉ tiêu quốc tế và hành động cho quốc gia, các hoạt động thám sát hoàn toàn hợp pháp, vì thế không thể coi như có tội. Và việc lọt vào không phận của Trung quốc để hạ cánh khẩn cấp là một hành vi miễn cưỡng.

Còn điểm nữa là Hoa kỳ và Trung quốc, hai quốc gia này hiện nay có mậu dịch với nhau trị giá 116 tỷ Mỹ kim hàng năm. Người ta thấy chính quyền Trung quốc phải cho kết thúc mau, việc giữ những đoàn viên trẻ này hay câu lưu phi cơ của họ là việc phản lại lợi ích của cả đôi bên.
Nhưng cái mâu thuẫn đáng ngại giữa Washington và Bắc Kinh cho thấy có sự nguy hiểm đang lên trong những sự va chạm nhỏ nhặt và việc thiếu an bình trong chính quyền của Trung quốc hiện nay trong việc chuyển quyền như thiếu di lệ ủy quyền người thay thế của đảng cộng sản (legacy and revolutionary credentials).

Bằng chứng được nhìn thấy, là những chỉ thị đưa ra để giải quyết về vụ đụng phi cơ này mỗi ngày mỗi khác, hình như không có một ai có quyền quyết định hẳn. Còn nhà chủ tịch Giang Trạch Dân muốn giữ ảnh hưởng riêng cho sau khi từ nhiệm, ông đã tránh né bằng cách làm chuyến công du các quốc gia tại Mỹ châu La Tinh.

Trung quốc không có hải quân ngoài khơi tại các vùng biển mầu xanh và đã ầm thầm vận dụng ảnh hưởng của Trung quốc tại bán đảo Đông dương và các quốc gia của vùng Đông Nam Á trong khi ngầm cho phát triển lực luợng tầu ngầm để khống chế vùng biển Nam Hải trong tương lai.

Chính quyền và quân đội Trung quốc đã chơi phủ đầu bằng cách vận dụng nội lực man mác sẵn có trong quần chúng và các vùng, cho quá tay hẳn đối với các loại học giả thường nghi ngờ và hay chỉ trích chính quyền Trung quốc, đồng thời cho thẳng tay đàn áo giáo phái Pháp Luân Công.

Sự hoạch định của Trung quốc để gia nhập Tổ chức Mậu dịch Quốc tế và đăng cai Thế vận hội Olympic 2008 trưng ra cho thấy có thể có vấn đề giải hoá đảng Cộng sản Trung quốc, một con đường cần thiết để cho quyền lực vĩ đại của Trung quốc không bị yếu đi, một sự tương phản hẳn đối với sự suy thoái của Liên bang Sô viết.

Nhưng Trung quốc đã nhận thấy Trung quốc khó mà bỏ đi cái đặc tính như nhà lãnh tụ được hoan nghênh để chống lại Tây phương. Trung quốc tiếp tục cho phổ biến các loại vủ khí sát hại tập thể, giúp dân Pakistan và dân Iran trong các chương trình vũ khí hạch nhân. Bắc Kinh đang đeo đuổi cái ám ảnh quyết không khoan dung cho Đài Loan, rung gươm nhát qua eo biển bằng một pháo đội có 300 hoả tiễn, đe dọa con ngỗng thương mại đẻ trứng vàng có những nhà đầu tư thuộc loại tư bản muốn làm giầu trên Hoa lục.

Lối thoát ra khỏi vụ khủng hoảng hiện nay rất rõ ràng. Hoa kỳ không có thể nào xin lỗi, vì như thế sẽ làm yếu đi cái quyền tự do đi ngoài biển khơi và bay tự do trong không phận quốc tế.

Bắc Kinh có thể đã nghĩ nguyên cả cái vùng biển Hải Nam là biển cấm của Trung quốc không quốc gia nào có quyền quyết định, nhưng các quốc gia còn lại trên thế giới đang không đồng ý về chuyện này.

Một sự lựa chọn cho cả đôi bên là tạo ra một bộ phận tư vấn thường trực để ngăn ngừa và giải quyết những sự cố trên không trung trong tương lai. Năm 1972, Hoa kỳ và Nga đã ký kết một hiệp ước về biển khơi trong một vụ đã xẩy ra, hai quốc gia này cho thành lập một nhóm tư vấn để xử lý các vụ xẩy ra trên biển, có một số vụ được giải quyết không phải là tai nạn tình cờ.

Trong cuộc chiến tranh lạnh, các tầu bè của Nga thường cho đụng vào các tầu bè của Hoa kỳ tại vùng biển Hắc Hải, nguy hiểm trong kẽ tóc vào thời đại chiến tranh bấm nút cho nổ bom nguyên tử. Đưa vấn đề này cho ủy ban là cách hạ hẳn sự quan trọng trong vấn đề đụng độ và ngăn ngừa cuộc chiến tranh leo thang. Một bộ phận tư vấn tương tự tại vùng Đông Nam Á dùng như một sự cam kết theo tình bạn và cho phép Trung quốc được rút ra một cách nhẹ nhàng.

Dầu sao cuối cùng Bắc Kinh cũng phải đổi doing của bản nhạc múa võ Sơn Đông và hiểu tại sao Hoa kỳ vẫn cho duy trì việc thám sát dọc duyên hải phía nam.

Trung quốc đã bỏ đầu tư để tăng kho chứa phi đạn nguyên tử để gắn vào các hỏa tiễn, thiếu thận trọng trong việc khoa chương để tấncông vào các điểm yếu như Đài Loan và Los Angeles, thỉnh thoảng lên cơn giật cho đàn áp ngay trong nước để thiên hạ có thể hiểu được những ý đồ của Trung quốc.

Hoa kỳ buộc phải bảo vệ hạm đội của Hoa kỳ trên biển, đất của Hoa kỳ và các đồng minh của Hoa kỳ. Sự gia nhập của Trung quốc vào thế giới trong giai đoạn này như là con mãnh hổ lớn nhất tại vùng Á châu cần phải có sự chín chắn mới trong lối suy tư riêng về mặt chính trị.

Trong khi đó Việt Nam đã tung ra website với 15 ngàn trang như muốn làm sống lại bước đi theo chủ thuyết cộng sản, một chủ thuyết chỉ có khả năng gây ra nội chiến trong dân chúng của một nước, như xúi giục các quốc gia còn yếu kém cản trở bước đi toàn cầu hóa của thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
China phản ứng chuyến thăm gây tranh cãi của một quan chức ngoại giao cấp cao Hoa Kỳ tới Đài Loan bằng cách tổ chức một cuộc thao diễn quân sự (Militaermanoever / Military maneuvers). Điều này đã được thông báo bởi một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng tại Bắc Kinh vào thứ Sáu.
Không chỉ các nước trong vùng Biển Đông và Hoa Kỳ đã gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển chiến lược này, mà giờ đây cả Anh, Pháp, Đức cũng làm tương tự, cho thấy tuyên bố chủ quyền của TQ trên Biển Đông đang gặp phải sự chống đối mãnh liệt từ cộng đồng quốc tế, theo bản tin Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Năm, 17 tháng 9 năm 2020.
Sau nhiều tuần biểu tình ở Belarus (Weißrussland), Liên minh châu Âu rõ ràng đã thắt chặt quan điểm chống lại nguyên thủ quốc gia Alexander Lukashenko. Đại diện đối ngoại của EU Josep Borrell tại Nghị viện châu Âu ở Brussels cho biết, người đàn ông 66 tuổi này sẽ không được công nhận là tổng thống hợp pháp của đất nước.
Berlin (AFP) - Gần ba tuần sau khi nhập viện Berlin Charité, chính trị gia đối lập người Nga bị đầu độc Alexej Navalny vẫn đang trong thời gian chữa trị. Người đàn ông 44 tuổi này hiện đã "hoàn toàn khỏi thở bằng máy", phòng khám của trường đại học thông báo hôm thứ Hai. Ông ấy “ngày càng được vận động” và có thể “tạm rời giường bệnh”.
Nếu Shinzo Abe là người sinh ra để làm Thủ Tướng Nhật Bản, thì con đường để trở thành ngôi sao chính trị đối với người có khả năng kế nhiệm ông ấy là hầu như khó được bảo đảm, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Hai, 14 tháng 9 năm 2020.
Các nỗ lực bởi tổng thống Belarus Alexander Lukashenko để đè bẹp các cuộc biểu tình chống lại ông đã thất bại hôm Chủ Nhật, 13 tháng 9 năm 2020 khi hơn 100,000 người đã xuống đường ngay tại nơi ông ở tại thủ đô Minsk, với các cuộc biểu tình khác khắp nước, theo bản tin của The Guardian cho biết hôm Chủ Nhật.
Các báo cáo về một cái chết do Coronavirus ở Anh xác nhận những nghi ngờ rằng virus đã lây lan sớm hơn nhiều so với giả định trước đây.
Người dân Palestine tại Gaza đã đốt các bức ảnh của các nhà lãnh đạo Do Thái, Mỹ, Bahrain, và các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất hôm Thứ Bảy, 12 tháng 9 năm 2020 trong cuộc biểu tình chống lại sự chuyển hướng quan hệ bình thường với Do Thái của 2 quốc gia vùng Vịnh, theo bản tin của Al Jazeera cho biết hôm Thứ Bảy.
Các tin tặc có liên quan chặt chẽ với Nga, Trung Quốc và Iran đang cố rình mò người dân và các nhóm có liên hệ với cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020, theo công ty Microsoft cho biết qua bản tin của Đài BBC tiếng Anh tường trình hôm Thứ Năm, 10 tháng 9 năm 2020.
Cái chết của một người đàn ông Colombia sau nhiều lần bị sốc với súng bắn gây choáng váng bởi cảnh sát là người đã kềm chế ông ấy đã gây ra các cuộc bạo loạn và biểu tình khắp nước, theo bản tin hôm Thứ Năm, 10 tháng 9 năm 2020 của trang mạng Al Jazeera cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.