Hôm nay,  

Ý Đã Đưa Sang Lebanon 800 Quân Trong Đợt Đầu

30/08/200600:00:00(Xem: 1306)

Nội Các Italy thỏa thuận đóng góp 2500 quân vào công tac kiểm soát ngưng bắn tại Lebanon - 800 binh sĩ đã lên mẫu hạm Garibaldi để sang Lebanon.

Tới Địa Trung Hải, tàu Garibaldi sẽ có thêm 4 chiến hạm nhập đoàn. Italy là nước đóng góp quân số nhiều nhất cho nhu cầu phát triển đội quân UNIFIL thành 1 đội quân đa quốc 15,000 binh sĩ. Bộ Trưởng QP Italy mô tả sứ mạng gìn giữ hòa bình tại Lebanon là lâu dài, bất trắc và tốn kém, nhưng là việc chính đáng phải làm.

Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã quyết định tham gia đội quân đa quốc, QH sẽ thảo luận trước cuối tuần này hay đầu tuần tới.

NAQOURA  -   Trong luc thăm hỏi cac chiến sĩ của lực lượng gìn giữ hòa bình tại nam Lebanon, ông TTK Kofi Annan đã nhắc lại lời hô hào Hizbollah trả tự do 2 quân nhân

Israel bị bắt cóc ngày 12-7. Ông Annan và cac viên chức LHQ dùng trực thăng bay từ Beirut đến Naqoura, 1 thị trấn bên bờ Địa Trung Hải cach biên giới Israel khoảng 2 dặm, nơi đặt bộ chỉ huy của lực lượng UNIFIL.

Trong chặng đầu của chuyến công du 11 ngày, ông Annan đã nghe thuyết trình của Tướng Pháp Alain Pellegrini và cac viên chức, sau đó duyệt qua đội quân danh dự bên trong cơ sở của UNIFIL bao bọc bằng cac bức tường trắng.

Khoảng 2 giờ rưỡi sau, ông TTK Kofi Annan và đoàn tùy tùng lại lên trực thăng quan sát biên giới Lebanon - Israel. Trong luc thăm Beirut, ông Annan nhắc lại lời hô hào 2 bên Hizbollah và Israel không vi phạm nghị quyết 1701, nếu không cac hành động thù địch sẽ tái phát.

Ở ngoài khơi phía nam Italy, đội hải quân đặc nhiệm đã tập họp để sẵn sàng chở quân - Nội Cac Italy đã chấp thuận đề nghị đóng góp 2500 quân, và trong luc chờ QH phê  chuẩn, 3 tàu đổ bộ đã khởi hành, và 1 tốc đỉnh đang có mặt ở đảo Cyprus sẵn sàng nhập đoàn.

Lực lượng này sẽ tới Lebanon vào ngày Thứ 6. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã quyết định tham gia đội quân đa quốc, QH sẽ thảo luận trước cuối tuần này hay đầu tuần tới.

Thổ Nhĩ Kỳ từng cai trị Lebanon 400 năm dưới triều đại Ottoman - nhiều viên chức Thổ Nhĩ Kỳ cũng muốn có tiếng nói tại khu vực mà họ coi là sân sau của Thổ Nhĩ Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.