Hôm nay,  

World Cup 2006, Kết Quả Thứ Sáu 16-6-2006: Argentina Thắng Sấm Sét. Ivory Coast Bị Loại Thê Thảm

17/06/200600:00:00(Xem: 1511)

World Cup 2006 đã khai diễn được một tuần và một số bảng đã chọn được 2 đội vào vòng nhì. Ngày thứ sáu 16-6-06 khán giả năm châu thích thú theo dõi các trận của bảng D gọi là bảng tử thần gồm Argentina đấu với Serbia&Motenegro và Hòa Lan đấu với Ivory Coast ( Bờ Biển Ngà).

Argentina thắng Serbia& Montenegro 6-0

Đội Argentina đã tung lưới 6 lần đội Serbia&Montenegro làm cho khán giả ngạc nhiên vì đội này vốn được coi là mạnh, chỉ để thua một bàn trong các trận của vòng lọai để dành vé dự World Cup 2006. Trong trận gặp Hòa Lan mấy ngày trước thì đội Serbia chỉ thua với tỷ số 0-1 do một sơ hở của hàng hậu vệ. Đội này vốn chọn lối đá phòng ngự phản công nên ít bị lọt lưới nhiều,  và nhờ đó mà được đánh giá lợi hại ngang ngửa với các đội kia cùng tóan.

Giải thích cho sự lơi lỏng phòng thủ thì có người cho rằng một số hậu vệ giỏi của Serbia&Montenegro đã bị thương và bị cấm thi đấu do thẻ vàng những trận trước. Cũng có thể các cầu thủ của xứ Nam Tư cũ này bị khớp cơ trước sự tấn công dũng mãnh của Argentina nên lúng túng, chậm chạp giống như những đứa trẻ mới tập đá banh trước những cầu thủ lão luyện. Đây là tỷ số cao nhất của mùa World Cup 2006 và sắp tới Serbia&Montenegro sẽ tách ra làm hai quốc gia. Đây có lẽ cũng là điềm xấu ảnh hưởng đến vận may trong thi đấu của họ. Và cũng là điều đáng nhớ của giải lần này, cũng là nỗi nhục bóng đá khó phai của các sắc dân vốn có dòng máu dũng mãnh này.Và trong những lần đấu vòng lọai thì Serbia&Montenegro chỉ gặp những đội banh hạng xòang cho nên những thành tích kia không có giá trị khi họ gặp phải Argentina kiêu dũng với lối tấn công hào hứng. Chính huấn luyện viên đội Serbia&Montenegro cũng công nhận như vậy sau trận đại bại này. Khi Mỹ thua Czech 0-3 rồi Ukraine thua Spain 0-4, cứ tưởng đây là tỷ số cách biệt nhất, ai dè nạn nhân là đội này.

Bờ Biển Ngà ( Ivory Coast) thua Hòa Lan 0-1

Người ta tiên đóan hai đội sẽ có cơ hội hòa nhau vì trình độ ngang nhau. Bờ Biển Ngà đã thua Argentina 1-2 và lần này phải quyết tâm để thắng để khỏi bị lọai. Không may cho Bờ Biển Ngà, Hòa Lan có một cú sút phạt ngòai vòng cấm địa ở phút 23 và Van Persie đã đưa bóng qua đầu hàng rào chắn của các hậu vệ để tung lưới Bờ Biển Ngà.  Chỉ 4 phút sau thì Nistelrooij lại một mình trong vòng cấm địa sút chéo góc làm thủ môn xứ Phi Châu bó tay nâng tỷ số 2-0. Quả banh này các hậu vệ Bờ Biển Ngà cứ tưởng là anh chàng kia bị việt vị nên khựng lại không chịu truy cản và thời cơ đã tới cho Hòa Lan.

Mười phút sau, Bờ Biển Ngà gỡ lại một trái do một đường chuyền phối hợp tuyệt đẹp và Kone Bakay sút thật mạnh.

Qua hiệp hai đội Hòa Lan cố giữ nguyên tỷ số và Bờ Biển Ngà đã ráo riết tấn công và đã có những cơ hội gỡ hòa trong gang tấc.Mãi đến phút cuối cùng của trận đấu, họ cũng có một quả đá phạt ngòai vòng cấm địa và đã súyt làm nên chuyện. Trọng tài thổi còi báo hết giờ và các cầu thủ Hòa Lan thở phào mừng rỡ.

Đây là một trận đấu ngang sức và gây cấn giữa Hòa Lan và Bờ Biển Ngà và Hòa Lan đã may mắn hơn và đã không chứng tỏ được sức mạnh ưu thế của một ứng viên vô địch. Hình ảnh của cơn lốc màu da cam năm nào nay đã không còn, với chiến thuật tổng lực 10-1 làm kinh ngạc thế giới và vào chung kết World Cup hai mùa liên tiếp 1974-1978.

Đội bóng Bờ Biển Ngà tuy bị lọai nhưng sự chiến đấu của họ làm khán giả nể phục. Chỉ tiếc cho họ là gặp phải hai đội quá mạnh là Argentina và Hòa Lan nên đành phải nhường chỗ cho họ vào vòng hai, chứ nếu đội bóng Phi Châu này nằm trong tóan khác thì thế nào cũng dành được một vé để đi tiếp. Huấn luyện viên đội Bờ Biển Ngà đã phát biểu là đội của họ còn thiếu kinh nghiệm thi đấu World Cup. Thôi thì hẹn mùa tới vào năm 2010 tại Nam Phi để các đội bóng Phi Châu có  lợi thế sân nhà mà đi sâu vào giải hơn nữa.

Sắp tới thì Argentina sẽ gặp Hòa Lan để tranh nhất nhì bảng C. Năm 1978 hai đội đã đấu ngang ngữa trong trận chung kết ở 90 phút và sau 30 phút đá thêm giờ thì Hòa Lan đành chiếm chức Á quân. Lần này cũng là một trận danh dự vì từ đó cho đến nay, hai đội chưa tái ngộ lần nào. Có lẽ đội Argentina trên chân một chút nhưng bóng đá có những may mắn và nhiều bất ngờ. Với chiến thắng 6-0 trước Serbia&Montenegro thì Argentina đã chứng tỏ khả năng của ứng viên nặng ký của chiếc cúp lần này.

 Mexico hòa Angola 0-0

Giới cá độ ra kèo là Mexico chấp Angola một trái với suy đóan là đội láng giềng HoaKỳ sẽ xơi tái đội Phi Châu. Angola đã thua Bồ Đào Nha 0-1 và Mexico thắng Iran 3-1. Nhưng trận đấu đã diễn ra ngang ngữa với những pha tấn công của cả hai đội đều có những cơ hội để ghi tỷ số. Các cầu thủ Phi Châu to cao nên có lợi thế nhưng kỹ  thuật thì trung bình và Mexico đã không chứng tỏ được sự lấn lướt của đội bóng có nhiều kinh nghiệm chiến trận hơn. Gần cuối trận đấu, Angola chỉ còn 10 cầu thủ và họ đã cố thủ để hòa cùng Mexico và cũng có thể coi như là một sự thành công là kiếm được một điểm.

Nếu Angola thắng Iran nhiều trái và Mexico thua đậm Bồ Đào Nha thì có thể Angola sẽ vào vòng hai. Con đường đi tới vẫn còn màu xanh cho đội bóng Phi Châu này.

Nhận xét: Cho tới giờ thì các kết quả trận đấu đã diễn ra đúng như trình độ nhồi bóng của các đội. Chưa thấy có bất ngờ, có những trận ngựa về ngược, các đội bóng mạnh vẫn thắng các đội yếu hơn. Kết quả các trận đấu đầu tiên đều cho thấy đội thua cứ thua tiếp trận kế tiếp chứ không có vừa thua xong thì lại thắng để gây không khí hào hứng cho mùa World Cup 2006. Hẹn vào vòng hai, sẽ có sôi nổi hơn.

Trưa thứ bảy 17-6-06 Mỹ gặp Ý và không biết  đội Mỹ xếp hạng 5 thế giới có điều chỉnh chiến thuật để đương đầu với đại gia đã từng 3 lần vô địch thế giới hay không. Chỉ cần hòa là đã thành tích lắm rồi, còn đâu khí thế hào hùng của World Cup 2002 vào đến tứ kết.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ Tân Hoa Xã, TQ: Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ để tìm ra cách thức phù hợp nhằm hòa hợp với nhau - chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi. ✱ Al Jazeera, Qatar: Chính quyền Biden cho biết Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh duy nhất của Hoa Kỳ “với mục đích định hình lại trật tự quốc tế và ngày càng có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để thúc đẩy mục tiêu đó” ✱ Kyodo News, Jp: Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết việc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế khả năng Trung Quốc tiếp cận một số chip cao cấp được Bắc Kinh sử dụng để sản xuất các hệ thống quân sự tiên tiến. ✱ Global Times, CN: Cuộc chiến chip ngày càng leo thang của Mỹ chống lại Trung Quốc đã tạo ra sự bất ổn to lớn cho ngành công nghiệp chip thế giới và đặt các nhà sản xuất chip hàng đầu vào tình thế cực kỳ khó khăn có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng. ✱ Asia Nikkei, Jp: Những hạn chế sẽ khiến Bắc Kinh khó khăn hơn nhiều trong việc mua hoặc chế tạo chất bán dẫn tiên tiến cho một quân đội...
✱ Declassified Uk.: Các hồ sơ giải mật cho thấy, Vương quốc Anh đã dự đoán về một "cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Nga và Ukraine" từ năm 1992. ✱ The Grayzone: Bài thuyết trình vào tháng 4 năm 2022 dành cho các sĩ quan tình báo cao cấp của Anh, vạch ra một kế hoạch phức tạp để làm nổ tung Cầu Kerch ở Crimea. ✱ TASS Ru.: Các nhân viên thuộc các cơ quan tình báo của Mỹ và Anh trực tiếp tham gia vào các hoạt động bí mật với Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và đào tạo nhân viên để thực hiện công tác ✱ Yahoo News: CIA đã bí mật đào tạo các lực lượng Ukraine tại vùng tiền tuyến phía đông của Ukraine - CIA huấn luyện các đối tác Ukraine về các kỹ thuật bắn tỉa, cách vận hành tên lửa chống tăng Javelin và các thiết bị khác...
Trước khi ngưng đọc vì cho rằng chúng ta đã nói rất nhiều về những điều tương tự trong nhiều tháng qua, xin hãy để tôi nói rõ: Tôi không nói về Nga. Không, đây là một vấn đề lớn hơn. Nó mang tên Trung Quốc...
Sáng thứ Hai 10/10/22 vùa qua, phải chăng Putin đã thay đổi bản chất cuộc chiến ở Ukraine khi phóng 83 hỏa tiễn nhằm thẳng 11 cơ sở vật chất dân sự và nhà cửa dân chúng? Putin đã áp dụng đúng lý thuyết chiến tranh của cộng sản là tiêu diệt sự sống xã hội của quốc gia địch khi mục tiêu không đạt được. Nhưng có người cho rằng oanh tạc Ukraine hôm thứ Hai thực chất không phải Putin thay đổi chiến thuật mà đó chỉ để vớt vát thể diện trước dân chúng Nga và thế giới sau nhiều thất bại liên tiếp ở Ukraine và, đau đớn hơn nữa, « cầu Putin » (Kertch) bị đặc công Ukraine phá hỏng...
Vào giữa tháng 3, chưa đầy một tháng sau khi Nga xâm lăng Ukraine, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã đưa ra một dự đoán nổi bật: Ukraine sẽ chiến thắng. Sáu tháng sau, Ukraine đang trên đà tấn công và tái chiếm lãnh thổ quan trọng giữa nhiều dấu hiệu là quyết tâm của Nga đang suy yếu. Các bản tường thuật chỉ ra rằng vũ khí và thông tin tình báo do Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh khác cung cấp đang mang lại cho cuộc phản công của Ukraine một sự thúc đẩy nghiêm trọng. Liên minh NATO vẫn bền vững và đoàn kết đứng sau Ukraine, bất chấp nỗ lực của Nga nhằm làm suy yếu sự thống nhất đó bằng cách hạn chế xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu...
Trong thời đại kinh tế toàn cầu hoá dựa vào tri thức và thông tin, thì kiến thức trở thành sức mạnh và Internet là phương tiện kết nối. Các kiến thức mới đang được phổ biến tự do trên khắp thế giới và mọi người có thể truy cập được dễ dàng hơn. Trước các chuyển biến dông bão này, tình hình cạnh tranh giữa các cường quốc không chỉ còn nằm trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh mà còn canh tân kỹ thuật và nhiều quốc gia cảm thấy đang bị đe dọa bởi sự tụt hậu về kiến thức và trang bị kỹ thuật số...
Cả hai nhà lãnh đạo nữ này đều là những nhân vật xuất chúng, những phụ nữ đầu tiên giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp bậc nhất trên đất nước họ. Hình ảnh hai bà kề vai sát cánh trên trường thế giới bất chấp một siêu cường do đàn ông thống trị chuyên đi bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn, quả là một thách thức tương phản và là một biểu tượng dũng cảm của thời đại...
Chuyến thăm của bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ở Đài Loan tạo thêm sự đe doạ mới của Trung Quốc đối với hòn đảo này, nó được tạo ra do nhu cầu duy trì việc kiểm soát đối với tình hình ở eo biển Đài Loan sau những chiến thắng bầu cử liên tục của đảng ủng hộ sự độc lập của Đài Loan...
Bản đồ thứ ba về thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh bắt nguồn từ cái thường được gọi là “Lý thuyết Hiện thực” (Realist Theory) về quan hệ quốc tế. Theo lý thuyết này, các quốc gia thực sự là chủ thể quan trọng duy nhất trong các vấn đề thế giới, mối quan hệ giữa các quốc gia là một mối quan hệ hỗn loạn (anarchy), và do đó để đảm bảo sự tồn tại và an ninh của họ, các quốc gia luôn cố gắng tối đa hóa quyền lực của mình... Một cái nhìn viễn kiến về mối hiểm họa xung đột giữa các quốc gia trên thế giới, của nhà Chính trị học lừng danh Samuel P. Huntington, do Bác sĩ Hồ Văn Hiền chuyển ngữ và chú thích. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ MI5: ĐCSTQ áp dụng cách tiếp cận cấp nhà nước, trong đó các doanh nghiệp và cá nhân bị pháp luật TQ buộc phải hợp tác với Đảng ✱ SHU Yenjoon, sĩ quan tình báo Trung Quốc đã bị kết án về tội đánh cắp bí mật thương mại trong lĩnh vực hàng không Hoa Kỳ ✱ MI5: Để ngăn chặn, năm 2020, Hoa Kỳ ngừng cấp thị thực mới cho các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Quân đội PLA ✱ ALJ: Giám đốc FBI Cảnh báo các công ty phương Tây rằng Bắc Kinh quyết tâm đánh cắp công nghệ của họ để đạt được lợi ích cạnh tranh. ✱ ĐS Trung Quốc tại London đã bác bỏ các cáo buộc của McCallum (MI5) và Wray (FBI), là "hoàn toàn vô căn cứ”. ✱ AFP: TMT Liên Quân Mỹ cáo buộc ông Tập Cận Bình thất hứa...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.