Ngay trang đầu của tờ báo Công Nhân phát hành ngày 24/6, có bài tường trình báo động về lời hưa hẹn cho hàng triệu công nhân vừa tới tuổi hưu, sắp tới tuổi hưu, nghỉ làm việc đang nhận có một chút síu tiền hay là không nhận được một đồng xu nào theo như họ được quyền hưởng.
Theo kế hoạch kinh tế đã được hoạch định trong thời kỳ họ Mao cầm quyền, nhân dân Trung quốc được lãnh tiền hưu ngang bằng tiền lương khi thôi không còn làm việc nữa. Trong 10 năm qua, chính quyền cộng sản Trung quốc đã chuyển sang một hệ thống chiếu theo cá nhân đóng góp và đơn vị lao động đã đóng góp để được lãnh tiền hưu theo chính sách mới của nhà nước.
Việc này có nghĩa là người dân Trung quốc phải tham gia vào lực luợng lao động trong những năm qua mới đuợc hưởng loại tiền này, nhưng những ai đã về hưu trước hệ thống mới ra này vẫn lãnh lương hưu như cũ, rủi cho những người về hưu sau khi hệ thống này đã ra không đủ tiền thì nhờ vào con cái, khai vỡ nợ hay dáng gồng lên để chịu.
Hồi cuối năm ngoái, quỹ tiền hưu của Trung quốc đã thâm thủng tới 4,26 tỷ Mỹ kim so sánh với 2, 23 tỷ Mỹ kim vào hồi đầu năm nay, theo như tờ báo đã cho biết.
Một số các đô thị tại Trung quốc đã phải trả lợi tức hưu được hưởng vượt quá số hưu liễm thu được, trội chi 0, 6 tỷ năm 1997 , trội chi 2,5 tỷ năm 1998 và trội chi 3 tỷ năm 1999.
Quỹ tiền hưu đã cho biết : "Áp lực đặt lên hệ thống hưu càng ngày càng nặng và tăng mỗi năm."
"Bộ Tài Chánh của Trung quốc phải tài trợ 3, 58 tỷ Mỹ kim một năm. Trong khi các xí nghiệp không đóng góp một đồng nào hết hay có đóng gần đây nhưng không thấm vào đâu, việc này khiến cho tình trạng xã hội của Trung quốc thành bất ổn định và gây bất mãn trong giới công nhân."
Việc này đang tạo ra cảnh hết biểu tình ngồi, tới biểu tình đứng hay có các hành động phản đối khác.
Để cho giảm đi gánh nặng vì có quá nhiều công nhân, phần lớn các công ty nhà nước đã đuổi công nhân về hưu sớm để công ty dành phần tiền trả đủ lương cho thành phần ban giám đốc và có tiền để đóng vào quỹ hưu liễm nhà nuớc theo chính sách mới. Một cuộc thăm dò mở ra tại các nơi như Bắc Kinh, Xian, Dalian và Chengdu, cuộc thăm dò này đã cho thấy có quá nửa công nhân muốn hưu non vào lúc 29 tuổi.
Các công nhân sở dĩ muốn về hưu non, vì họ không còn tin tưởng vào tương lai của công ty họ đang làm, họ nghĩ rằng trước sau gì họ cũng bị đuổi hay sa thải, tốt hơn hết là về hưu non còn hơn ngày mai giữa chừng họ bị đuổi.
Nhưng việc hưu non hiện đang là gánh nặng cho hệ thống về hưu của Trung quốc , cũng như gánh nặng của Nhật Bản và của các quốc gia Tây Âu có số người gìa sống lâu quá đông. Những quốc gia này đã khuyến khích dân chúng làm việc lâu hơn và về hưu trễ hơn. Tại Trung quốc, nạn hưu non đã làm qũy hưu liễm kiệt quệ, thâm thủng 0, 5 tỷ Mỹ kim và thu hụt gần 2 tỷ Mỹ kim.
Các giới chức của Bộ Lao Động và An Ninh Xã Hội của Trung quốc đã cho biết, Trung quốc có thể chịu đựng được việc này nhờ qũy thu nhập của nhà nước, quỹ hưu sẽ bị thiếu hụt tới 0,22 ngàn tỷ Mỹ kim vào 25 năm tới, nhưng theo sự phỏng đoán của nước ngoài, con số đưa ra này không thiệt, thực ra con số còn cao hơn nhiều.
Giám đốc He Ping của Viện Bảo Hiểm Xã Hội trực thuộc Bộ Lao động và Xã Hội của Trung quốc đã cho biết hồi cuối tháng, nhà nước có thể chịu đựng được để tài trợ 8, 36 tỷ Mỹ Kim cho tiền hưu hàng năm trong thời gian này, vì con số này chỉ chiếm có 5 phần trăm của tổng số thu nhập của nhà nước được kết toán mỗi năm.
Theo giám đốc "Trong thời gian từ 20 tới 30 năm, các công ty và các công nhân đóng góp vào hệ thống hưu mới này sẽ giảm từ 20% xuống tới 12%. Chúng tôi dư sức để giải quyết việc này."
Bắc Kinh hiện đang xem xét kỹ việc thay đổi luật đã đề nghị, sự thay đổi này cho phép cơ quan an ninh xã hội có tiền qũy dự trữ bỏ vào đầu tư chứng khoán.
Bản thảo cho các luật lệ mới đã hoàn tất và đã được đệ trình cho Hội đồng Tư vấn Quốc gia để ra quyết nghị, theo như tờ Trung Quốc Nhựt Báo đã loan tin. Luật lệ mới này sẽ được ra vào khoảng tháng mười của năm nay.