Hôm nay,  

Thị Trường Bán Lẻ Việt Nam Bán Chạy Thứ 5 Thế Giới

14/05/200600:00:00(Xem: 1785)

Bài báo của Parija Bhatnagar đăng trên báo mạng CNNMoney cho biết, theo công ty cố vấn A.T Kearney, giống như truyện cổ tích chú bé David vượt qua anh khổng lồ Goliath, những nhà VN bán lẻ thường bị thua thiệt nay đã vượt qua mặt anh Hoa Lục khổng lồ tại châu Á, thương trường hấp dẫn hàng thứ ba thế giới, trước mắt các nhà bán lẻ Hoa Kỳ đang muốn mở rộng tầm hoạt động ra nước ngoài.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Việt Nam đã vọt lên 5 nấc đứng hàng thứ ba, chỉ sau Ấn Độ và Nga trong Chỉ Số Phát Triển Hệ Thống Bán Lẻ Toàn Cầu 2006 (Global Retail Development Index - GRDI) của A.T Kearney, bảng xếp hạng các điểm bán lẻ thu hút đầu tư hàng năm trên 30 thị trường mới. Trung Quốc đã tuột từ vị trí thứ nhất xuống hàng thứ 5 trong danh sách.

 

Danh sách 10 thị trường quốc tế hàng đầu  là Ukraine, trên Hoa Lục, và Chile, Latvia, Slovenia, Croatia và Thổ Nhĩ Kỳ chia nhau vị trí từ hạng 6 cho đến hạng 10.

 

Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Namlà một 'Ấn Độ nhỏ' với hoạt động bán lẻ đầy tiềm năng đối với các công ty quốc tế muốn mở cửa hàng tại quốc gia này, theo Fadi Farra, người đứng đầu công việc bán lẻ và kỹ nghệ tiêu dùng của A.T Kearney và cũng là tác giả đứng đầu bản nghiên cứu.

 

'VN hiện nay cũng giống Ấn Độ 5 năm về trước,' Farra nói. 'VN là một tổng hợp tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và là thị trường bán lẻ mạnh bao gồm các cửa hàng bình dân và cửa hàng dành cho đông đảo các bà mẹ.'

 

Farra nói rằng cũng như Ấn Độ, rào cản lớn nhất tại VN, đối với hoạt động điều hành siêu thị quốc tế như Wal-Mart, Carrefour và Tesco, loại đầu tư trực tiếp của ngoài quốc vào VN, là luật lệ. Chẳng hạn như việc VN cấm các công ty không phải VN đưa hàng trực tiếp vào thị trường nội địa, thuế nhập cảng cao và khó khăn khi xin giấy phép mở thêm cửa hàng.

 

VN đã đưa ra một loạt đề nghị tích cực nhằm làm cho VN trở thành sự lựa chọn có sức quyến rũ nhiều hơn Hoa Lục, đối với các công ty Hoa Kỳ và các công ty nước ngoài khác. Cũng theo Farra, Trung Quốc đã chiếm vị trí số 1 trong danh sách từ 5 năm trước, đã tuột dài. Theo Farra, Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh ở châu Á. Tổng sản lượng quốc gia - được đo bằng tiêu chuẩn kinh tế - tăng trưởng khoảng 8.4% hồi năm rồi, chỉ thấp hơn 3.5% tỉ lệ tăng trưởng tổng sản lượng quốc nội của Hoa Kỳ trong năm 2005.

 

Một  nửa dân số 84 triệu dân VN dưới 30 tuổi. Điều này rất quan trọng, theo Farra, vì người trẻ rất thích mua sắm. Từ điểm này, mức tiêu thụ ở VN đã tăng 16% hồi năm ngoái và các thương vụ bán lẻ tăng 20% trong năm 2005 so với những năm trước.

 

Trong khi đó, Trung Quốc thì ngược lại, đã có dấu hiệu bão hòa bởi sự hiện diện của đông đảo các nhà bán lẻ quốc tế như Wal-Mart, một loạt siêu thị Pháp như Carrefour và các cửa hàng thực phẩm Anh. Tổng cộng có 40 công ty toàn cầu mở cửa hàng ở Trung Quốc, trong khi hồi năm 2001 chỉ có 8 công ty.

 

Người tiêu thụ mua sắm ở Hoa Lục tăng 14% năm rồi trong khi các thương vụ bán lẻ tăng 12%.

 

Giữa Hoa Lục, Ấn Độ và VN, Hoa Lục vẫn đứng đầu với sự phát triển của các nhà máy hỗ trợ cho sự mở rộng hệ thống bán lẻ. Hơn thế nữa, Hoa Lục có lợi tức trung bình trên mỗi đầu người là 5,600 đô/năm, so với Ấn Độ là 3,100 đô và VN là 2,700 đô.

 

Theo Farra, Hoa Lục vẫn là thị trường hấp dẫn nhưng mức bão hòa đã lên tới 65%, rõ ràng nhất là các thành phố phía đông như Thượng Hải.

 

'Sẽ có cánh cửa cơ hội mở ra để bước vào thị trường hải ngoại điển hình trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm tới,' ông nói. 'Ấn Độ đang là đỉnh. Việt Namgần tới đỉnh và Trung Quốc thì đang nguội dần.'

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.