Hôm nay,  

Cuộc Chiến Mới Vì Dầu Iraq: Tư Hữu Hóa, Làm Giàu Tư Bản...

27/04/200300:00:00(Xem: 4498)
NEW YORK -- Tin phân tích của Christian Science Monitor cho biết Pháp, Nga, đang kéo LHQ vào một cuộc chiến mới chống Mỹ trong việc Mỹ muốn khôi phục lại nền sản xuất dầu cho Iraq. Iraq là một mỏ dầu lớn hàng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Saudi Arabia.
Bên chống viện dẫn lý do nguyên tắc pháp lý. Chánh quyền tạm thời do Mỹ chỉ định và lãnh đạo tại Iraq hiện thời muốn cho dầu Iraq được xuất cảng, trước nhứt phải xin gỡ cấm vận cho nước Iraq. TT Bush đã kêu gọi rồi. Như vậy đương nhiên phải đưa vấn đề Iraq ra LHQ. Nga Pháp và một số nước khác có thể kéo dài thủ tục để gây trở ngại cho Mỹ không thể lấy số tiền bán dầu để tái thiết Iraq. Pháp Nga sẽ phải ngăn trở mạnh để làm thủ tục thảo luận kéo dài hầu có thì giờ trao đổi với Mỹ thừa nhận những hiệp ước khai thác và mua bán đã ký với Ông Hussein trước đây. Sự chống đối này sẽ được Saudi Arabia ủng hộ vì sợ dầu của Iraq được xuất cảng sẽ làm hạ giá dầu quốc tế do nước này khống chế trong tổ chức Opec. Saudi Arabia đã lý luận, chỉ gỡ cấm vận khi nguồn tài nguyên quí giá này được giao cho chánh quyền do chính nhân dân Iraq chọn lựa. Bên ngoài những lý lẻ nghe có vẽ trọng pháp và vì dân Iraq, là quyền lợi của các nước đã mua dầu của Iraq từ thời Ông Hussein và ý muốn độc quyền thị trường dầu thế giới của tổ chức Opec và nước có nguồn dầu xuất cảng lớn nhứt thề giới là Saudi Arabia.
Cuộc chiến này là giai đoạn 2 của cuộc chiến trước khi Mỹ tấn công Iraq. Bên trong chánh quyền các nước Pháp, Nga, lôi kéo Hội đồng Bảo An chống Mỹ quyết định trừng phạt Iraq. Bên ngoài Phản chiến mở chiến dịch chống Mỹ lấy máu đổi dầu khắp Tây Aâu, Bắc Mỹ và thế giới Á rập. Nhưng tin mới nhứt ít ai dè TT Pháp tuyên bố ủng hộ việc gỡ cấm vận cho Iraq theo yêu cầu của TT Bush.

Bên đỡ là Anh, Mỹ cố gắng làm sao nguồn tài nguyên này thuộc nhân dân Iraq, chớ không cho lọt vào tay các công ty của Pháp, Nga đã ký với Ô. Hussein. TT Bush và Thủ Tướng Anh liên tục nhấn mạnh dầu phải thuộc về nhân dân Iraq. Nhưng ý này không dễ thực hiện sớm được. Nó tùy thuộc vào chừng nào một chánh quyền do nhân dân Iraq chọn lựa, thành hình lên nắm quyền để điều hành quốc gia thay cho chánh quyền lâm thời do Mỹ lãnh đạo để tái lập trật tự và ổ định tình hình chuyển tiếp sau Hussein. Trong khi đó việc tái thiết cần phương tiện rất nhiều, mà Mỹ thì bị gây cản trở. Nội việc tái lập lại guồng máy sản xuất và phân phối dầu lại cho Iraq đã là cả một vấn đề rồi.
TƯ HỮU HÓA MỎ DẦU IRAQ CHỈ LÀM GIÀU CHO TƯ BẢN
Hiện có 2 khuynh hướng về quản lý dầu của Iraq. Người thì chủ trương tư hữu hoá nhanh nguồn dầu của Iraq. Người lại muốn quốc tế hoá tài nguyên ấy của Iraq. Nhưng kinh nghiệm đau thương của Nga sau khi Liên xô sụp đổ, chánh quyền bán các mỏ dầu cho những tay chân thân tín, biến họ thành những ông hoàng dầu, còn nhân dân thì chẳng được hưởng gì û từ tài nguyên trên nguyên tắc thuộc sở hữu của nhân dân. Chủ trương thứ hai dựa vào kinh nghiệm của các nước Trung Đông, công hữu hoá dầu. Nhà cầm quyền dùng tài nguyên này làm tài nguyên phát triển đất nước và nhân dân. 90% ngân sách quốc gia của các nước Trung Đông là do dầu mà ra.
Các công ty ngoại quốc xen vào chỉ tốt trong việc khai thác nhờ kỹ thuật cao nhưng làm giá thành sản xuất cũng lên cao. Đầu tư của ngoại quốc càng nhiều thì Iraq càng lệ thuộc vào ngoại quốc.
Trước nhiều đòn phép của Pháp Nga chống phá vì mất ăn, bài toán dầu của Iraq là cả một vấn đề nhức đầu cho chánh quyền tạm thời do Mỹ lãnh đạo và cho chánh quyền mới do nhân dân chọn lựa sắp tới đây. Làm sao dầu Iraq phải thuộc nhân dân Iraq, quản trị như thế nào để không bị những tay chân của chánh quyền biến thành của riêng của những người thân thế hay bị các công ty ngoại quốc lợi dụng bóc lột sẽ là ý nghĩa, chiến thắng cuối cùng của Chiến tranh Iraq.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.