Hôm nay,  

Cuộc Cách Mạng Thầm Lặng Trong Trường Trung Học Mỹ

14/04/200200:00:00(Xem: 3980)
Không thể cho rằng một quốc gia có nhiều tài nguyên nhất thì quốc gia đó giàu nhất. Cứ nhìn Á Rập mà xem. Họ đang là những kẻ thât bại vì họ đã tiêu phí nguồn mỏ dầu của họ. Và nước Angola, ai cũng cho là họ sẽ là một trong những quốc gia giàu nhất châu Phi, vì những mỏ kim cương và kim loại quý trong rừng rậm.

Hoàn toàn ngược lại.

Một số quốc gia giàu nhất thế giới, thí dụ như những con cọp Á Châu, đã làm giàu mà không hề có nguồn tài nguyên đáng kể nào. Họ có thứ khác: tài nguyên nhân dụng. Tài nguyên nhân dụng có được là nhờ vào giáo dục, mà những quốc gia giàu có ở châu Á (như Singapore, hay Malaysia, một nước đang phát triển), đã đẩy mạnh mục đích đào tạo này trong các trường học ở nước họ.

Hoa Kỳ được sắp hàng thứ mấy trong việc đào tạo nên tài nguyên nhân dụng" Câu hỏi này thật khó trả lời.

Kinh tế Mỹ đã chứng tỏ sự phát triển vượt bậc hơn bất cứ quốc gia nào. Nhưng nếu bạn nhìn vào điểm số của các học sinh trung học ở Mỹ trong một cuộc thi quốc tế, bạn sẽ nghĩ rằng đây là một đất nước gồm toàn những kẻ đần độn.

Có thể giải thích sự thành công của nước Mỹ là nhờ vào quá trình đào tạo ở các trương đại học. Nhưng các giáo sư đại học không phải là những nhà ảo thuật. Họ không thể biến rác rưởi được nhập từ các trường trung học thành những tài nguyên quý giá. Vậy thì quá trình đào tạo ở các trường trung học phải góp phần vào việc tạo nên nguồn tài nguyên nhân dụng.

Trong vòng 10 năm qua, các trường trung học ở Mỹ đang làm một cuộc cách mạng lặng lẽ. Ngoài việc dạy toán, Anh văn, các môn xã hội học và ngoại ngữ, các trường trung học đã đào tạo nên những đứa trẻ thông thạo cách xử dụng mạng lưới Internet và computer từ lớp ba.

Khả năng thông thạo kỹ thuật của trẻ em Mỹ, rất cần cho công việc trong tương lai, đã phát triển rất sớm. Thêm vào đó, không giống như các trẻ em Đức và Nhật, chỉ được nghe các thầy cô giảng bài trong suốt những năm trung học, học sinh trung học ở Mỹ được luyện khả năng giao tiếp và làm việc theo nhóm trong các môi trường rất đa dạng.

Sự kết hợp "ba tầng": các môn học cơ bản, kỹ thuật, và tính đa dạng đã làm cho chúng ta hãnh diện về các thế hệ trẻ ở Mỹ. Chính họ đã làm cho nền kinh tế Hoa Kỳ tốt đẹp hơn tất cả những "quốc gia dầu" hay "quốc gia kim cương" trên thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.