Hôm nay,  

Wto Có Thể Sẽ Ra Luật Mới Làm Hỏng Thương Ước Việt-mỹ

20/10/199900:00:00(Xem: 5343)
Các chuyên gia quốc tế hối thúc Hà Nội ký, để trễ sẽ kẹt đủ điều

HÀ NỘI (Reuters) - Những luật lệ thương mại toàn cầu xiết chặt thêm trong những năm tới sẽ có thể làm hư luôn bản Hiệp ước Mậu dịch Mỹ-Việt nếu người ta chần chờ không chịu ký ngay bây giờ.
Các nguồn tin thân cận vụ thương thuyết này nói nếu Hà Nội không chịu ký sớm để cho Quốc hội Mỹ có thời giờ phê chuẩn trước khi mọi sinh hoạt chính trị Mỹ phải dồn vào cuộc vận động tranh cử Tổng Thống vào năm tới, toàn bộ vấn đề sẽ bị gạt qua năm 2001.
Vào thời điểm đó những luật lệ cứng rắn về thương mại có thể đã xuất hiện - nếu không trên giấy tờ, ít nhất cũng trong các cuộc đàm phán - nẩy nở từ những vòng thảo luận khởi sự ở cuộc họp cấp bộ trưởng của WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) tại Seattle ngày 30 tháng 11 năm 1999.
Điều này sẽ làm cho Mỹ đòi thương thuyết lại những điều khoản chính trong Hiệp ước với Hà Nội lúc đó chưa ký, vì Mỹ cần phải làm cho Hiệp ước thích ứng với những luật lệ mới của WTO.
Một nguồn tin nói với Reuters: “Cũng có thể dự liệu là vào một thời điểm nào đó, bản Hiệp ước - mà Hà Nội hiện có trước mặt và chưa chịu ký - trở thành vô hiệu, vô giá trị và chính Mỹ lúc đó lại không muốn ký.
“Sự thật là bản Hiệp ước này là để dành cho Việt Nam, chớ so với khuôn khổ giao thương quốc tế WTO, nó chưa xứng đáng”.
Nếu Cộng sản Việt Nam không có thương ước với Mỹ, họ vẫn là một trong số rất ít các nước trên thế giới không được quyền hưởng sự ưu đãi quan thuế khi đem hàng nhập cảng vào Mỹ. Bản thương ước này cũng rất cần cho Hà Nội khi muốn gia nhập WTO.


Nếu để thời gian kéo dài, cảm tình của các giới kinh doanh ngoại quốc sẽ mất hết. Các giới này coi bản Hiệp ước Mậu dịch Việt-Mỹ như một cái chìa khóa mở cửa kinh tế Việt Nam và giải tỏa chế độ đầu tư của nước này.
Các bộ trưởng WTO sẽ họp ở Seattle từ 30-11 đến 3-12, để phát động một vòng thương thảo mới về giải tỏa thương mại. Vòng thảo luận này có thể kéo dài đến vài năm.
Các vấn đề được chú mục đến là canh nông, dịch vụ, quan thuế biểu, đầu tư, các tiêu chuẩn về lao động và môi trường. Việt Nam vẫn bị chỉ trích về tất cả các mặt đó.
Caryle Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Trung tâm Á châu-Thái Bình Dương Nghiên cứu về An ninh tại Hawaii, nói: “Bất cứ điều gì họ đã thương lượng đạt đến Hiệp ước Mậu dịch cũng có thể bị vượt qua bởi các biến cố ở WTO”.
Thayer trả lời qua điện thoại nói: “Một phần của bản Hiệp ước có thể còn nguyên, nhưng các phần có tính nhậy cảm sẽ nhậy cảm hơn nữa”.
Washington không đưa ra quan điểm nào về lý do khiến Hà Nội khựng lại không chịu ký kết thỏa ước mậu dịch và nói không rõ bao giờ phía Việt Nam mới sẵn sàng đặt bút ký.
Người ta chỉ biết hiện bộ Chính trị Hà Nội vẫn đang tranh luận về vấn đề nên hay không nên ký Hiệp ước.
Phía Mỹ mong Việt Nam ký trước ngày Quốc hội đi nghỉ năm nay để có thể thảo luận chuẩn y vào vào năm tới.
Quốc hội Mỹ sẽ đi nghỉ vào ngày 29-10, nhưng khóa họp có thể kéo dài qua tháng 11.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thủ tướng Scott Morrison cho biết, Úc Đại Lợi sẽ cùng Hoa Kỳ tẩy chay ngoại giao Thế Vận Hội Mùa đông ở Bắc Kinh, dù quyết định có thể sẽ làm xấu đi mối quan hệ song phương vốn đã cay đắng, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Tư, 8 tháng 12 năm 2021. Hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không cử các quan chức chính phủ của mình đến tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh, để phản đối “hành động tàn bạo” xâm phạm nhân quyền của Trung Quốc. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài tuần sau các cuộc đàm phán nhằm xoa dịu quan hệ căng thẳng giữa hai bên. Sau đó, Trung Quốc đã cảnh báo Hoa Kỳ sẽ “trả giá” cho quyết định của mình và về “các biện pháp đáp trả kiên quyết”.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng phương Tây sẽ áp đặt “các biện pháp kinh tế mạnh mẽ cùng các biện pháp khác” đối với Nga nếu họ xâm lược Ukraine, trong khi ông Putin yêu cầu đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng xa hơn về phía đông, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Ba, 7 tháng 12 năm 2021. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài hai giờ về Ukraine và các tranh chấp khác về mối quan hệ Mỹ-Nga, vốn đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc hơn ba thập kỷ trước, khi Nga có hàng chục nghìn quân lính ở biên giới Ukraine.
Công ty dầu hỏa Mỹ ExxonMobil tiếp tục các kế hoạch khai thác khí đốt tại mở Cá Voi Xanh năm ngoài khơi bở biển Việt Nam bất chấp sức ép của Trung Quốc, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm 8 tháng 12 năm 2021.
Trưởng phòng báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết, chính quyền Biden sẽ không cử phái đoàn chính thức của Hoa Kỳ đến Thế vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh như một tuyên bố chống lại “tội ác diệt chủng và chống lại loài người đang diễn ra ở Tân Cương,” theo trang CNN đưa tin hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021. Các vận động viên Hoa Kỳ sẽ vẫn được phép thi đấu tại Thế vận hội, nhưng chính quyền sẽ không cử các quan chức chính phủ tới các trận đấu. Chính sách tương tự cũng được áp dụng cho Thế vận hội Paralympic (Thế vận hội cho người khuyết tật), cũng sẽ diễn ra ở Bắc Kinh.
Ủy ban Quản lý Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết hôm Chủ Nhật, 5 tháng 12 năm 2021, vụ phun trào đã khiến 56 người khác bị thương, trong đó có 35 trường hợp nghiêm trọng, sau khi tro bụi bao phủ các ngôi làng và khiến người dân phải chạy khỏi những đám mây bụi dày đặc. Theo Ủy ban, 5 trong số các nạn nhân vẫn chưa được xác định và 9 người vẫn đang mất tích. Khoảng 1.300 người đã phải di dời đến các trung tâm sơ tán. Hàng trăm ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn và 33 trường học bị hư hại do vụ phun trào.
Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Thống Nga Vladimir Putin sẽ đối thoại qua cuộc gọi video vào Thứ Ba tới, theo Bạch Ốc cho biết, giữa những căng thẳng đang gia tăng về vấn đề Ukraine, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Bảy, 4 tháng 12 năm 2021. Tin này đến sau khi Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Hoa Kỳ có bằng chứng cho thấy Nga đã lên các kế hoạch cho một cuộc tấn công ở “quy mô rộng lớn” vào Ukraine. Nhưng ông nói thêm rằng điều không rõ là không biết Ông Putin đã có quyết định sau cùng để xâm lăng chưa.
Tình hình Biển Đông ngày càng u ám khi Trung Quốc tiếp tục “các hành động đơn phương có vấn đề” đã làm cho Mỹ và Liên Âu quan ngại và khiến cho Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự của họ ở Biển Đông qua các cuộc tập trận chung với các nước trong vùng và thực hiện những chuyến đi lại “tự do hàng hải” trong vùng biển này, theo hai bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021.
Chính phủ liên bang và tiểu bang đã đồng ý vào thứ Năm 02.12.2021 để thắt chặt đáng kể các quy tắc về Corona ở Đức. Trong số những thứ khác, sẽ không chỉ có những hạn chế tiếp xúc đáng kể đối với những người chưa được tiêm chủng. Cũng không thể đến được rạp chiếu phim, đến tham dự các sinh hoạt hoặc đi mua sắm.
Như vậy là TQ đã thực hiện được một phần trong kế hoạch “một đai một đường” để khống chế Đông Nam Á và sẽ mở rộng ra thế giới mà cụ thể là TQ và Lào đã xây xong con đường xe lửa cao tốc trị giá 5.9 tỉ đô la qua xuyên qua Lào, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát đi hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021, giờ VN.
“Bằng lương tâm, tôi không thấy cách nào tôi có thể yêu cầu các lực sĩ của chúng tôi cạnh tranh ở đó khi mà Peng Shuai không được phép thông truyền tự do và có vẻ bị đàn áp để nói ngược lại sự cáo buộc về tấn công tình dục của cô. Với tình hình hiện tại, tôi cũng rất quan ngại về những nguy hiểm mà tất cả cầu thủ và nhân viên của chúng tôi sẽ đối diện nếu chúng tôi tổ chức các giải đấu tại Trung Quốc vào năm 2022.” Hành động của WTA đã được chào đón bởi nhiều nhân vật quần vợt thế giới đã và đang vận động cho sự an toàn của Peng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.