Hôm nay,  

Tư Bản Chiến Tranh Hốt Bạc: Mỹ Cho Đấu Thầu Việc Lính

30/03/200300:00:00(Xem: 4476)
WASHINGTON - Quân đội Mỹ đã chia nhiều phần việc để giao thầu cho tư nhân, từ thầu các nhà ăn của các trại binh, lên tới các chương trình về vũ khí, thậm chí đoàn quân tư nhân hóa này cũng đi mộ lính. Người ta thường gọi những đoàn quân tư nhân hóa này là Loại Lính Đánh Thuê. Đoàn quân này có tên thương mại mà người ta thuờng nghe nói tới như Dyncorp, MPRI (Mining Policy Research Iniative), KRB (Kellogg Brown & Roots) và Cubic.
Theo Tạp chí FORTUNE, số March 17, 2003, nhà báo Nelson D. Schwartz mô tả và bình luận vấn đề kinh doanh chiến tranh như sau:
Các xe tăng Hoa kỳ đang di chuyển vào một đường phố hẹp giữa những tiếng nổ ì ầm như muốn làm sập thành phố này. Đằng sau những chiếc xe tăng, các lính bộ binh mang trên người những quân trang cao-kỹ hiện đại nhất, các bộ binh này đang lò rò tiến lên, coi chừng những tên bắn sẻ, cũng như những người chạy nạn và những người dân thường khác đang kẹt giữa lửa đạn.
Đại bàng đã ra lệnh cho các cấp chỉ huy tại chiến trường, song song với công tác chiến đấu, họ phải làm sao giữ cho mức tổn hại tối thiểu, trong khi các bộ chỉ huy hành quân theo rõi chiến truờng từng bước một qua những tiếng oăng oẳng trên hệ thống liên lạc kỹ thuật số đang chuyển ngay tin tức và tình hình của từng nơi theo thời gian tức thời (real time).
Bất thình lình có tiếng nói nổi lên át hẳn tiếng máy rồ của xe tăng, một khuôn mặt hối hả chạy ra giữa đường. Toán lính bộ căng thẳng, cho giương súng lên, toán lính này chỉ thấy có một người đàn ông của thành phố này, hắn la hét vào mặt họ bằng thứ ngôn ngữ mà toán lính này chẳng hiểu gì cả. Một người lính được huấn luyện đặc biệt của đơn vị này lại gần người đàn ông, hét ra vài lời bằng tiếng mẹ đẻ của ông này và đuổi ông ta để dẹp bỏ cái hành động có nguy hại tới thân mệnh ông ta.
Kịch bản này có thể xẩy ra trong vài ngày tới tại thủ đô Baghdad, nếu Hoa kỳ cho mở cuộc chiến tranh, nhưng đó là việc tập dượt của toán lính bộ nằm trong phần huấn luyện của Trung tâm Huấn luyện Cấp thời thuộc Liên quân Hoa kỳ tại Fort Polk, La. Đội hình thao dượt này chứng tỏ Ngũ Giác Đài đang quan tâm rất nhiều tới những vấn đề tổn thất cho dân thường.
Điểm này cũng chứng tỏ vai trò lớn và đang lên của những công ty tư nhân dự phần vào cuộc chiến tranh.
Trong khi đó người và các máy móc đều của Quân đội, nhưng những vật khác như từ các nạp chất nổ với máy điện tử cho đến việc làm cho dân tỵ nạn và ngay chính cả trò chiến tranh này đã được công ty Cubic cung cấp, Cubic là một công ty thương mại mà người ta thường biết tên.
Trường hợp chiến tranh tại Iraq, các công ty Hoa kỳ sẽ còn bị chỉ trích nhiều hơn nữa như so với bất cứ cuộc chiến tranh nào khác, kể cả cuộc chiến tranh Vịnh đã qua.
Lý do là quân đội Hoa kỳ đã thay đổi một cách kinh khủng cả chục năm qua, cho tuôn ra gần một phần ba lính khi đảm trách các sứ mạng từ Kosovo cho tới Kabul. Cùng một lúc, chính quyền Hoa kỳ cho đẩy mạnh để mở rộng việc tư nhân hóa, cũng như cho tăng thêm các chiến cụ phức tạp, khiến cho quân đội càng ngày càng phụ thuộc vào các nhà thầu về quân sự. Kết cục là Ngũ Giác Đài đang cho nguồn lực ngoài lãnh thầu thực nhiều để quân đội Hoa kỳ chỉ chú ý hẳn vào tầm mức của khả năng như: Chiến đấu.
Các công việc thường ngày như công việc tỉ mỉ về hỏa thực nhà binh và việc giặt quần áo lính hiện đang cho nguồn nhân lực bên ngoài thầu tại các căn cứ xa như tại Afghanistan và Kuwait; hoặc ngay trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Hoa kỳ cũng đã từng cho nhà thầu nhận lãnh giặt quần áo cho binh lính ø và làm sạch rác rười trang trại trong các căn cứ đóng quân như Biên hòa, Long bình … trên quốc gia này.
Ngay tại Hoa kỳ, việc mộ lính cũng đang được tư nhân hóa. Tại các trạm tuyển quân nằm trên muời tiểu bang Hoa kỳ, các ông quản và các thầy đội ngực đeo đầy huy chương đi đứng thẳng như khúc cây thường ra mặt để tuyển binh đã được thay thế bằng các chuyên viên tuyển dụng của một trong hai công ty tư nhân, các chuyên viên tuyển dụng này đã mặc bộ áo nhà binh mà quân đội chỉ cho lính bận riêng vào ngày thứ sáu, cuối tuần.
Các quí vị độc giả tại Hoa kỳ chắc có lẽ chưa bao giờ được nghe danh của những công ty loại này, Cubic, DynCorp, ITT và MPRI thực ra không phải là những công ty thương mại thông thường về gia dụng; nhưng Ngũ Giác Đài sẽ bại trận nếu không có những loại công ty này.
"Các quí vị có thể cho đánh nhau không cần chúng tôi, nhưng việc này xem ra có vẻ khó đấy," theo lời tuyên bố của ông Paul Lombardi, Giám đốc Điều hành Công Ty DynCorp, một công ty có doanh thu tăng lên 18% năm 2002, đạt tới 2,3 tỷ Mỹ kim.
"Bởi vì chúng tôi đang đảm nhận cái trọng trách này, khó có thể loại bỏ chúng tôi ra theo tiến độ này." Cái tiến độ theo ông Lombardi gọi, nó ngẫu nhiên là việc kinh doanh to lớn và rất vĩ đại.
Công ty Computer Sciences Corp., một đại tư vấn gia về kỹ thuật tin học (công ty IT), đã đồng ý hồi cuối năm ngoái để mua đứt công ty DynCorp gần một tỷ Mỹ kim, còn công ty L-3 Communication đã hốt gọm lỏn công ty MPRI với giá 35 triệu Mỹ kim năm 2000. Tiền lãi của công ty Cubic Corp đã tăng lên 41% trong tài khóa năm 2002 và giá chứng khoán của công ty này đã lên gấp ba trong bốn năm qua.
Theo như thiên hạ phỏng tính, năm nay Ngũ Giác Đài chi ra 30 tỷ Mỹ kim, hay chiếm 8% toàn bộ ngân sách của cơ quan này, cho các công ty gọi là PMC (Công ty quân sự được tư nhân hóa) trong khi chưa đánh chiếm Iraq.
Như những người bán hàng rong trên hè phố, các công ty loại này đang làm khuất bóng những đoàn quân của tướng Nã Phá Luân, nhiều công ty đã cho lập tổ con chuồn chuồn ngay sát nách Ngũ Giác Đài nằm trong các tòa phức hợp với các văn phòng tại Bắc Virgina, bề ngoài của các văn phòng này trông hiền hậu như các tu viện. Thành phần nhân viên của các công ty này đều là loại cựu chiến binh và những viên chức cao cấp nhất trước đây của Bộ quốc phòng Hoa kỳ, các công ty này đã cho xây y chang gần đây nhất tòa nhà phức hợp về công nghệ quân sự.
Nhiều khi người ta khó có thể phân biệt được những người dân sự với các chiến binh trong trận địa ngày nay.
Trong khi đó các giám đốc của công ty DynCorp và những công ty khác cùng loại đều nhấn mạnh hầu hết công việc của họ đều gồm những công việc không chiến đấu, có các công tác như bảo trì các máy bay và các trực thăng, lắp nhu liệu điện toán, cắt cỏ căn cứ đóng quân, và hốt rác đem đi đổ - nói theo tiếng nói công nghiệp, đó là "tàn thuốc và rác rưởi", nhiệm vụ nào đó lẫn với các lằn ranh thuộc về quân đội.
Thí dụ như công ty DynCorp đã thắng thầu khi Bộ Quốc Phòng Hoa kỳ cho bảo vệ lãnh tụ Hamid Kharzai của Afghanistan, ông này đã thoát chết sau vụ ám sát vào mùa thu năm ngoái. Các nhân viên ngày xưa của Lực luợng Biệt kích Delta từng chiến đấu trong chiến tranh Việt Nam, và lính cũ của một số đơn vị tinh nhuệ khác đều là người của công ty Dyn Corp đang cầm súng tại Kabul và phục vụ chung với các lính Biệt kích có nhiệm vụ đi hoạt động. Công ty MPRI từng có kinh nghiệm lập quân đội riêng cho Sierra Leone, Nam Phi, để bảo vệ các mỏ kim cương cho tư bản Tây phương, phần của công ty này là huấn luyện quân đội nước ngoài tại chỗ như cho Croatia và Bosnia tại Nam Tư.

Có lẽ không có nơi nào mà các công quân sự tư nhân lại đóng vai trò quan trong nhiều hơn trong chiến tranh chống ma túy như tại Columbia, Nam Mỹ. Tính ít ra có cả nưả tá công ty như công ty Airscan, Northrop Grumman và DynCorp đã nhậnlãnh cả tỷ Mỹ kim hàng năm của Ngủ Giác Đài và Bộ ngoại giao Hoe kỳ để dùng máy bay xịt thuốc trải những vùng nghi ngờ trồng cây thuốc phiện (coca) và theo rõi những kẻ xâm nhập lậu bằng máy radar viễn khiển, theo lời của nhà học giả P.W. Singer của viện Brookings Institution. Trong tháng qua, một chiếc máy bay nhỏ chở các nhân viên của công ty Northrop Grumman đã bị rớt ngay trong vùng do quân nổi loạn chiếm giữ. Một trong những nhân viên của hãng này bị giết, còn ba nhân viên khác bị phiến quân bắt làm tù binh. Hiện nay quân đội Hoa kỳ và quân đội Columbia vẫn còn đi tìm tung tích của những nhân viên này.
"Đây đích thực là loại tình hình khiến tôi phải quan tâm," theo lời của ông Jan Schakowsky, dân biểu Dân Chủ của Illinois, một người chỉ trích các công ty tư nhân đang chiến đấu trong chiến tranh ma túy tại Columbia.
"Thiệt là thiếu hẳn sự trong sáng khi quí ngài cho đấu thầu, nếu có chuyện gì xẩy ra. Chúng ta giả thử quân đội của chúng ta ra đi và cứu những người này, lại gây ra những việc xung đột khác nữa."
Thực tế, công ty Northrop Grumman đã khước từ tiết lộ nhân viện của họ đang làm gì khi máy bay rớt, ngay cả đối với các câu hỏi như đã có bao nhiên nhân viên hiện nay tại Columbia hoặïc là công ty đang làm gì ở đó, hãy kể ra các điều khoản thầu của công ty với Bộ ngoại giao Hoa kỳ.
Theo như chúng ta sẽ thấy, vì vụ việc đã xẩy ra tại Columbia, vần đề được nêu lên chỉ là một trong những quan tâm về việc nổi tiếng của các công ty PMC (Công ty Quân sự được Tư nhân hóa) đang lên.
"Đây là một kỹ nghệ vĩ đại đang lên có hoạt động mạnh tại một số vùng xung đột," theo lời của ông Singer, người đã viết xong một cuốn sách về chủ đề này.
"Quôc gia thường tự cho là như có độc quyền về việc xử dụng lực lưộng. Nhưng ngày nay nó không còn nữa."
Mặc dầu có sự nghi ngại về các công ty PMC tại Quốc hội Hoa kỳ và những nơi khác, Ngũ Giác Đài chỉ có ít lựa chọn để phải bám vào việc tư nhân hóa, coi như là nỗ lực của mình để hiện đại hóa và làm ra có hiệu năng hơn .
"Chỉ có những chức năng mà Bộ quốc phòng Hoa kỳ phải cho thi hành, vài chức năng nên để cho Bộ Quốc phòng Hoa kỳ nắm giữ," một cuộc nghiên cứu của Bộ Quốc phòng trong nội bộ đã đúc kết không lâu sau biến cố 11/9, năm 2001.
" Bất cứ chức năng nào được lãnh vực tư nhân đưa cho đều không phải chức năng cốt lõi của nhà nước."
Hình như nó là chuyện bắt buộc rộng lớn cần phải tư nhân hóa, đúng như thế. "Phải công nhân là chúng ta không giỏi về mọi mặt," theo lời của ông Ken Krieg, nguyên là giám đốc điều hành của hãng giấy International Paper, còn là nhân viên kỳ cựu của Ngũ Giác Đài đang làm cố vấn tối cao cho Bộ Trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld của Hoa kỳ.
"Chấp nhận những gì mà các công ty đã đang cho ra theo các điều khoản như lấy các khả năng làm cốt lõi. Có phải chúng ta cần phải có các tư nhân làm chuyện gọt khoai cho hỏa đầu thực nhà binh (kitchen police) hay không" Có lẽ là không. Như thế tôi cho rằng cái khuynh hướng này mới bắt đầu đấây thôi."
Trong khi việc Kinh doanh to lớn này đuợc đóng một vai trò quan trọng thêm nữa vào cuộc chiến tranh gần đến như hơn bao giờ hết. Khó có được người lạ mặt nào trong bãi chiến truờng. Như chỉ toàn là những công ty tư nhân từng trợ giúp việc truyền thông bằng cao kỹ ngày nay, cũng như những nhà thầu từng giúp điện báo bằng người trong thời kỳ Nội chiến của Hoa ky,ø trong khi các xí nghiệp tư nhân cho kéo các đoàn xe ngựa và tiếp tế các thực phẩm. Thế kỷ về sau này, công ty DynCorp đã cho trực thăng vận quân lính tới Korea và đã từng có một số nhân viên khoảng 3000 người túc trực ngay tại Việt Nam để phục dịch các trực thăng loại Huey (UH1B, D…) và các loại máy bay khác như Caribou (DH-1), DC-3, Cessna,… cho tình báo CIA.
Bây giờ có cái gì khác đâu, chẳng qua chỉ có khác về mức độ và lãnh vực mà các công ty này đang cung cấp mà thôi.
Cuối năm 1990, hãng Halliburton của đơn vị KBR đã thầu hầu hết tất cả thực phẩm, nước nôi, giặt rũ, thư từ và các máy móc hạng nặng cho khoảng 20 ngàn lính Hoa kỳ đang đồn trú tại Balkans, theo như cuộc nghiên cứu của Văn phòng Tổng thanh tra của Quốc hội Hoa kỳ (General Accounting Office, còn đuợc gọi là sở GAO).
Đây là một công tác đồ sộ, sau năm1999, công ty KBR đã phục vụ 42 triệu bữa ăn và giặt 3, 6 triệu bịch áo quần bỏ giặt. Thực ra cũng chẳng rẻ được bao nhiêu.
Quân đội đã trả cho công ty KBR cả thẩy là ba tỷ Mỹ kim (Giám đốc điều hành hãng Halliburton cuối năm 1990, chẳng phải ai xa lạ, chính là Phó tổng thống Dick Cheney, người từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng trong chính quyền Bush lần đầu tiên). Quí vị thấy ngay con số lính Hoa kỳ hiện nay tại Trung Đông đông gấp muời lần con số trước đây tại Balkan vào cuối thập niên 1990, quí vị cảm thấy cái công việc làm của KBR to lớn như thế nào để cung cấp hậu cần cho các căn cứ tại Kuwait. "Có cả đống người để chăm lo," theo lời của Nutch Gatlin, một cựu công binh hiện nay đang làm giám đốc dự án cho công KBR tại Kuwait.
"Quân đội còn cần phải có chúng tôi, chúng tôi sẽ có mặt nơi đây." Vài trăm nhân viên của công ty KBR rải rác khắp gần nửa chục căn cứ Hoa kỳ tại Kuwait.
Ngược lại năm 1991, khi quân đội Hoa kỳ tấn công Saddam Hussein, lính bộ binh tác chiến có khoảng 711 ngàn người. Ngày nay lính bộ tác chiến còn khoảng 487 ngàn người, đã giảm xuống 32%. Quân số Hải quân và Không quân cũng vừa mới cho giảm (Quân số của Thủy quân lục chiến còn vững thêm, ngân sách tách riêng của Thuỷ quân Lục chiến (semper-fi) chỉ giảm có 10% trong chục năm qua).
Vì vậy không có chi ngạc nhiên là các công ty tư nhân đã bù vào sự thiếu lính này.
Ông Singer của Brookings phỏng tính, trong cuộc chiến tranh Vịnh vừa qua tính ra cứ 50 cho đến 100 người lính Hoa kỳ là đã có một nhà thầu. Hiện giờ có tỷ lệ vào khoảng một nhà thầu cho 10 người lính Hoa kỳ.
"Dẫu rằng chúng ta trông cậy vào nhà thầu mãi mãi, đây là việc chưa từng có, hiện nay chúng ta đang chi ra bao nhiêu cho các nhà thâù này," theo lời của Paula Rebar, một phân tích gia cao cấp của Ngũ Giác Đài, người đang tập trung vào các vấn đề quản lý. " Dù có tốt hay xấu, trên thực tế chúng ta phải giao thiệp với họ."
Đối với những công ty này, theo lý là phải có thêm công nhân hơn nữa trong vùng mà dân nhà binh thường gọi là những vùng tiền phương (forward areas), có nghĩa là sát ngay mặt trận.
Công ty SAIC (Science Applications Internatioanl Corp.), một hãng chi tiền 6,1 tỷ Mỹ kim hàng năm để trả cho các nhân viên chuyên về thiết kế phần mềm điện toán và tư vấn về kỹ thuật tin học, hãng này hiện có 150 công nhân đang làm việc tại Trung Đông. Trong giai đoạn của Chiến dịch Bão tố Sa mạc, hãng này chỉ có năm người nằm trong vùng này.
Khốn nỗi, đường lối quân đội không theo kịp với thực tại mới.
"Thực tế mới tung ra quá mau, Bộ quốc phòng Hoa kỳ đang đuổi bắt cho kịp," theo lời Rebar, người đang ôm các vấn đề gai góc đang nổi lên về việc xử dụng nhân viên theo tư trên trận địa:
Họ có thể mang vũ khí được không " Nếu như các nhân biên của các ông ty tư đang giữ một vị trí bỏ chạy, có coi họ như lả những đào binh hay không" Truờng hợp bị bắt và bỏ vào tù, các nhà thầu có coi họ là những tù binh và để qui uớc Geneva che chở cho đối xử như nhừng tù binh (POW) hay không "
Các câu trả lời cho những câu hỏi trên không có gì được bảo đảm ca, û vì Ngũ Giác Đài đâu có bất cứ vần đề này đâu
Rebar cho biết : " Chính sách đang được thảo ra, hãy còn mới quá. Còn đang được nghiên cứu."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ TT Putin: “Mục tiêu của chúng tôi không phải là đẩy nhanh guồng máy xung đột quân sự, mà trái lại là chấm dứt cuộc chiến hiện nay” - "Chúng tôi sẽ cố gắng chấm dứt cuộc chiến này, và tất nhiên là càng sớm càng tốt." ✱ PNV/TBÔ John Kirby: Ông Putin "hoàn toàn không cho thấy dấu hiệu nào rằng ông ta sẵn sàng đàm phán" để chấm dứt chiến tranh - Ông Biden sẵn sàng đàm phán với ông Putin, nhưng chỉ khi nào nhà lãnh đạo Nga "thể hiện sự nghiêm túc về đàm phán"...
Mãi cho đến dạo gần đây, hầu hết những ai không sống ở Iran có thể sẽ chưa bao giờ nghe đến cụm từ ‘cảnh sát đạo đức,’ chứ đừng nói là biết được vai trò rộng lớn của họ ở đất nước này. Tuy nhiên, ngày 16 tháng 9 năm 2022, cái chết của Jina Mahsa Amini đã làm dấy lên hàng loạt cuộc biểu tình trên đường phố Iran và các nơi khác, và tới này vẫn chưa có dấu hiệu dịu đi. Amini đã bị Gasht-e-Ershad, tên tiếng Ba Tư của lực lượng cảnh sát khét tiếng này, giam giữ vì tội “không buộc khăn trùm đầu phù hợp.”
Thế giới đang đối mặt với một bước ngoặt của thời đại: một sự thay đổi kiến tạo cho thời đại. Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga đã kết thúc một kỷ nguyên. Các cường quốc mới đã hoặc tái xuất hiện, bao gồm một Trung Quốc hùng mạnh về kinh tế và kiên quyết về chính trị. Trong thế giới đa cực mới này, các quốc gia và mô hình chính phủ khác nhau đang cạnh tranh về quyền lực và ảnh hưởng.
Một phong trào biểu tình chống chế độ và chống Xi, do dân chúng và phần đông giới trẻ, sinh viên các Đại học, phát động hôm 24/11/22, nhiều người cho là lớn nhứt từ 33 năm nay. Dân chúng các thành phố lớn, sinh viên từ nhiều Đại học xuống đường tố cáo biện pháp ác ôn « Zéro Covid » của Xi chống dịch Vũ Hán là giết người, trong lúc thế giới cũng chống dịch nhưng không ai làm như vậy...
Cuộc chiến hiện nay tại Ukraine, chẳng cần nói nhiều, đã là một bài học rất lớn cho Hoa Kỳ, và có lẽ nó sẽ được dùng làm chuẩn mực cho những xung đột trong tương lai giữa Hoa Kỳ và các thế lực thù địch trên thế giới...
✱ Reuters: Nga đang hy vọng rằng đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội - Chính quyền Biden sẽ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua các chương trình viện trợ cho Kyiv. ✱ Military: Các nhà vận động hành lang làm việc cho các nhà thầu quốc phòng, đã từng làm việc cho chính phủ liên bang trước đây - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã từng làm việc văn phòng quan hệ chính phủ của Raytheon. ✱ Al Jazeera: Nhiều dự luật trong quá khứ, đã được Hạ viện và Thượng viện thông qua trong nhiều thập kỷ mà không bị thất bại. ✱ Bilderbergmeetings Co. UK: Chính quyền Biden đã coi Nga và Trung Quốc là đối tác trong thách thức đối với “trật tự thế giới”- Sự cạnh tranh toàn diện với Trung Quốc đang trở thành một nguyên tắc trong các chính sách kinh tế, đối ngoại và an ninh của Hoa Kỳ...
Tại Bangkok, Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2022 đã kết thúc và 21 quốc gia thành viên đã đồng thuận đưa ra một Bản Tuyên bố chung với nội dung lên án Nga về cuộc chiến tranh xâm lược tại Ukraine. Tuy nhiên, Bản Tuyên bố có nêu rõ giới hạn dè dặt là nhìn chung vẫn còn có "những quan điểm và đánh giá khác nhau về tình hình và các biện pháp trừng phạt.”
Với việc ông Tập Cận Bình siết chặt kìm kẹp sắt đá đối với đảng lãnh đạo và nền kinh tế chính trị của Trung Quốc, các cuộc tranh luận dai dẳng về tính bền vững của sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của đất nước đã trở lại nổi bật. Mô hình độc đoán của Trung Quốc, sau khi tiến xa, rốt cuộc có thể là không có gì là quá đặc biệt. Bằng chứng về sự trì trệ này cho thấy càng ngày càng tăng...
✱ CRS Congress: Tính đến ngày 14 tháng 10 năm 2022, Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 20,3 tỷ đô la viện trợ để giúp Ukraine bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ - Lực lượng Đặc biệt của Hoa Kỳ mở các khóa đào tạo và huấn luyện cho lực lượng đặc biệt Ukraine. ✱ Yahoo News: CIA giám sát một chương trình bí mật huấn luyện chuyên sâu ở Mỹ cho các lực lượng hoạt động đặc biệt tinh nhuệ của Ukraine và các nhân viên tình báo khác. Chương trình huấn luyện bắt đầu vào năm 2015, tại một cơ sở không được tiết lộ ở miền Nam Hoa Kỳ. ✱ DW Germany - Lực lượng Mỹ huấn luyện quân đội Ukraine tại Đức và giúp họ học sử dụng các hệ thống vũ khí tiên tiến - việc huấn luyện các lực lượng Ukraine đang diễn ra ở các khu vực khác tại châu Âu, nhưng không tiết lộ địa điểm. ✱ Al Jazeera/DIA: Sự thất bại của các lực lượng Nga trước sự đối kháng mãnh liệt của Ukraine cho thấy lực lượng của Moscow không có khả năng đạt được mục tiêu xâm lược ban đầu do TT Putin đã đề ra. ✱ White House: Chúng tôi có quyền nói chuyện trực tiếp.
Từ ngày 6 đến 18 tháng 11 năm 2022 Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 27 (Conference of the Parties, COP27) sẽ được tổ chức tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập. Hội nghị này được Antonio Gunterres, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc khai mạc và có khoảng đại diện của 200 quốc gia và hàng chục nghìn người tham dự...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.