Hôm nay,  

Đông Nam Á Vẫn Tiếp Tục Là Mồi Ngon Của Bạo Loạn

26/08/200100:00:00(Xem: 3748)
OTTAWA (KL) - Theo nhà báo Ned Randolf, Đông Nam Á hiện vẫn tiếp tục là mồi ngon cho bạo loạn.

Đất đai phì nhiêu, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhưng vùng đất nhiều sắc tộc và tôn giáo khác biệt này lại đầy những chính quyền bất lực và tham nhũng. Đó là lý do mà vùng này nằm trên phòng tuyến của cuộc chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh đã chấm dứt từ lâu, một cuộc chiến tranh chém giết khác về các bản sắc hiện đang nổi lên.

Hơn một ngàn năm trước đây, Đông Nam Á có các ranh giới quốc gia rõ rệt, nhưng ranh giớoi ấy đã thay đổi sau khi các quốc gia này bị chia chác thành thuộc địa cho người Âu châu. Những ranh giới mới này hiện vẫn còn là những điểm dễ bùng cháy lên như Thái Lan, Lào, Cao Miên.

Tại một quốc gia vươn dài như quần đảo Nam Dương, có nỗ lực để giữ trật tự và kiểm soát dân số theo đủ loại tín ngưỡng như đạo Hindu, đạo Phật, đạo Hồi và đạo Cơ đốc, dân số phức tạp này hình như mỗi năm đều cho hạ bệ một chính quyền, có sự hậu thuẫn của người nước ngoài. Michael Vatikiotis hiện đang là chủ bút tạp chí Far Eastern Economic Review. mới đây đã làm một cuốn sách có sáu truyện kể ngắn đan vào nhau, lấy tên là "Mảnh đất tranh cãi: Những mẩu chuyện của Đông Nam Á"

Trên tạp chí Far Eastern Economic Review, Vatikiotos lo viết về những chuyện đảo chánh của Á châu như những chuyện giả tưởng với các nền kinh tế đang sụp đổ. Cuốn sách của ông được mở đầu bằng truyện một người Bangkok đáng thương, đau đớn về cái chết của đứa con trai, cho xây một bức tường bê-tông ngang đường phố để cản những chiếc xe hơi xa hoa khỏi cán thêm các trẻ em.

Bức tường lúc đầu không những chỉ làm cho người lái xe ngạc nhiên chú ý, nhưng còn gây được cảm tình với những nguời bàng quang và ngay cả một nhà sư đã lấy một bình hoa của chùa tại địa phương đem tặng.

Sau vài đêm tụng kinh, gõ mõ huyên náo, nhà vua Thái đã cảm thấy như hài lòng với người này và những người ủng hộ ông ta bằng cách ban sắc cho bức tường thành nơi thiêng liêng của Thái, nhà vua bèn cho lập một chiếc cổng để các xe hơi qua lại.

Từ thủ đô Bangkok, nhà báo Vatikiotos làm cuộc hành trình tới mảnh đất biên giới, nơi đang có tranh chấp giữa Miến Điện và Thái Lan, nơi này các dân vệ sinh ra cả đời chỉ biết có đánh nhau vô mục đích hay với kẻ thù không biết rõ là ai. Nhà báo đi tới thủ phủ Kuala Lumpur của Mã Lai, một miền đất hứa để các Hoa thương hốt bạc, tình hình chính trị nơi đây đã đưa một thanh niên gốc Mã Lai vào vụ chống đối các thương gia người Hoa.

Đi xuống Jakarta của Nam Dương, một sinh viên của trường đại học đã gia nhập đảng cộng sản sau khi được biết cha mình đã bị chế độ của những người bảo thủ hành hạ vì cha của cậu đã bị nhuộm đỏ.

Mảnh đất tranh cãi này đưa ra những người tranh đấu để kiếm chỗ đứng trong những quốc gia đã bị chia năm, xẻ bẩy, kiếm chỗ đứng trong những xã hội mà chính họ đang lăn lưng đi theo tình thế mới của thế giới. Cá tính của những người này y như cá tính của ông cha họ kết mình vào các vụ xung đột của những ngày xa xưa và quên mất đi nguồn gốc của mình để đi vào những mục đích khuất sau các bản sắc do ngoại bang súi dục.

"Tro bụi của chiếc xe buýt đi trước đã làm cộm mắt, đầu góc lá cờ đỏ trắng phất phới vỗ vào má. Ngửng lên, trên mái nhà là nhóm sinh viên đang hát "Hào quang ! Hào quang Bandun" như hét. Djody tuổi trẻ cảm thấy tinh thần lên cao. Anh lại lăn vào cuộc tranh đấu lần nữa như kẻ đã say đòn thời cuộc.", theo chương viết cuối cùng của Vatikiotos về Nam Dương.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.