Hôm nay,  

Quân Mỹ Bị Phản Chiến Kiện, Lại Được Lhq Cho Đóng Ở Iraq

08/06/200300:00:00(Xem: 4340)
WASHINGTON -- Sau giai đoạn 1 chống chiến tranh Iraq, giai đoạn 2 chống chiếm đóng Iraq đến giai đoạn 3 đòi truy tố Mỹ về tội phạm chiến tranh. Giai đoạn 3 này của Phản chiến được các tổ chức nhân quyền, phi chánh phủ tiếp sức làm áp lực Washington.
Một, tổ chức Commission on Human Security tố cáo Mỹ đã giết hại từ 5 đến 7 ngàn thường dân ở Iraq theo số xác đếm được. Không biết dựa vào cách đếm nào để tổ chức có con số sai biệt gần 2000 xác chết như vậy vì chính Tư lịnh Chiến trường là Tướng Franks cũng cho biết chưa có thì giờ làm và tổng kết xong con số khi được hỏi về số tử vong của thường dân rất khó phân biệt vì quân Iraq thường ăn mặc dân sự để đột kích Liên quân Anh Mỹ.
Hai, tổ chức Center on Constitutional Rights hăm sẽ truy tố và lôi Mỹ ra toà án hình sự quốc tế và buộc Mỹ phải chịu trách nhiệm về sự chết chóc của thuờng dân Iraq, căn cứ vào Công Ước Geneve.
Tướng Franks cho biết, Mỹ không bị chi phối bởi Tòa án quốc tế vì Mỹ không phê chuẩn hiệp ước này vì e ngại quân Mỹ bị toà của các nước khác xử khi đi làm nhiệm vụ quốc tế, gìn giữ hoà bình rất nhiều nơi trên thế giới. Một luật sư ở Bỉ đã nạp đơn kiện Tướng Frank trước Toà án Hình sự quốc tế, nhưng chưa nghe nói toà có thụ lý nội vụ hay không vì vấn đề vô thẫm quyền của Toà đối với người bị cáo một công dân của Mỹ -- quốc gia không có ký hiệp ước thành lập toà này.

Ba, gần đây nhưt Committee to Protect Journalists (Uy ban Bảo Vệ Ký giả) hăm kiện quân đội Mỹ đã bỏ bom làm hai ký giả chết trong một khách sạn ở Baghdad hồi cuối tháng Tư. Nhưng sau một cuộc điều tra của chính Uûy ban này, kết luận quân đội Mỹ bị từ bên trong khách sạn ấy bắn ra, trong lúc có 100 ký giả đang trú ngụ.
Bốn, Lawyers Committeee For Humans Rights và Amnesty International (Hội Luật sư vì Nhân quyền và Hội Aân xá Quốc tế) kêu gọi mở cuộc điều tra xem xét những tội ác chiến tranh và diệt chủng tại Iraq gây ra trước và sau Chiến tranh Iraq. Nhưng khi Hội đồng Bảo An LHQ họp thông qua nghị quyết gỡ cấm vận cho Iraq do yêu cầu của Anh và Mỹ, không một nước nào đặït vấn đề tội phạm chiến tranh như vậy và còn mặc thị xem Liên quân Anh Mỹ là nhà cầm quyền quản nhiệm của LHQ thay vì lực lượng chiếm đóng. Điều đó biến việc đặt vấn đề tôi phạm chiến tranh ở Iraq trở thành vô đối tượng trước Toà án quốc tế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.