Hôm nay,  

Kinh Nghiệm Một Nhà Văn: Viết, Xuất Bản Rất Gian Nan

03/08/200300:00:00(Xem: 4609)
THIEF RIVER FALLS, MN (TRF Times, July 30, 2003) – Hơn 50 năm mới viết xong một cuốn sách. Đó là chuyện của nhà văn Charles “Chuck” Gustafson, vốn có nguyên quán ở Thief River Falls nhưng bây giờ đang sống ở St. Petersburg, Fla.
Cuốn sách mất 50 năm đó của ông có nhan đề “Like a Wild Flower 1941-1942” (Như một Cánh Hoa Dại 1941-1942) mới in năm ngoái.
Gustafson, tốt nghiệp năm 1941 tại Trung Học Lincoln, bắt đầu viết sách này khi còn bậc trung học, và tiếp tục viết nó khi học đại học ở Đại Học North Dakota. Và không hề hoàn tất tới hơn 50 năm sau.
Nhưng cũng nhờ bà vợ quá cố là Phyllis hối thúc. Lúc đó, bà hấp hối vì ung thư. Gustafson hoàn tất sách này sau khi bà từ trần.
Mô tả về sách này, Gustafson nói, “Đó là một câu chuyện Thế Chiến II rất mực dịu dàng, với gian nan trong đó, nhưng kết cục có hậu.”
Đúng ra, cuốn “Like a Wild Flower 1941-1942” là cuốn thứ nhì của ông.
Năm 2000, cuốn “A Visa for Ahmad: Escape from Libya” (Một Giấy Chiếu Khán Cho Ahmad: Trốn Thoát Khỏi Libya) của Gustafson đã được xuất bản.
Cuốn đầu tay này là một bán tự truyện. Trong sách, một cặp vợ chồng Hoa Kỳ giúp một người Libya có giấy chiếu khán xuất cảnh. Ngoài đời thực, Gustafson và vợ đúng là có giúp 1 người Libya lấy thẻ chiếu khán.

“Chúng tôi đã ở Âu Châu 8 lần, và chúng tôi yêu thích Pháp. Tôi đã dạy các phi công Pháp thời chiến, và chúng tôi ở 1 căn chung cư ở Paris,” Gustafson kể lại. “Ông ta có 1 chung cư cách một lối đi với chúng tôi.”
Xui xẻo, người đàn ông này không thể xin được 1 chiếu khán Hoa Kỳ. Anh ta xin tị nạn ở Ethiopia và một năm trước, Gustafson nghe tin anh ta đang sống ở Tô Cách Lan.
Kết cục câu chuyện thì khác. Bạn phải đọc nó để biết.
Nhưng viết cuốn “A Visa for Ahmad: Escape from Libya” thì dễ hơn xuất bản nó. Bản thảo cuốn này bị 62 nhà xuất bản từ chối – “điều cũng rất bình thường cho cả các nhà văn nổi tiếng,” theo giải thích của Gustafson.
Ông còn nhớ 1 thư từ chối từ 1 chủ biên New York, người bảo ông là cuốn này cần có thêm những cảnh làm tình nóng bỏng và nhiều bạo lực. Bà chủ biên cũng nói là hình ảnh 1 người Libyan tội nghiệp thì không chấp nhận được.
Kinh nghiệm này làm ông viết ra 1 truyện ngắn. Ông viết về 1 nhà văn tới New York và giết 1 nữ chủ biên NXB bằng cách đập vào đầu bà này. Tác giả rồi ném tung bản thảo ra trước gió và tự tử bằng cách nhảy lầu qua 1 ban-công kiểu Paris.
May mắn, đó chỉ là tưởng tượng, và rồi Gustafson cũng tìm được NXB chịu in sách của ông.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.