Hôm nay,  

Các Đối Thủ Dân Chủ Đẩy Ra Cuộc Chiến Mậu Dịch

28/12/200300:00:00(Xem: 4469)
Tiểu bang South Carolina đã mất gần 65 ngàn việc làm của ngành dệt và may mặc trong 11 năm qua. Người ta không lấy làm lạ khi ông Dick Gephardt phô trương ông là ứng cử viên tổng thống độc nhất của phe dân chủ chống lại cả hai sự kiện: Thỏa ước Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ và Nới lỏng luật lệ mậu dịch cho Trung quốc.
Các đối thủ dân chủ như : John Edwards nhấn mạnh ông là con trai của một công nhân nhà máy ở thành phố Seneca của tiểu bang South Carolina – Wesley Clark đi tham quan một nhà máy dệt ở vùng quê Enores, bầy tỏ thái độ để ủng hộ giới công nhân của tiểu bang này trong giai đoạn tranh cử sơ khởi chủ chốt xẩy ra vào ngày 03 tháng hai 2004.
Tina Hester là người ghi chép sự kiện cho văn phòng nhà thờ tại làng nguyên là Nghiệp đoàn Phiêu vải của nhà máy dệt, nơi bà đã sinh ra và lớn lên và cha bà đã làm việc bốn chục năm cho nhà máy này. Bà nói : “ Công nhân của nhà máy không có thể nào cạnh tranh được theo như hiện nay.”
Cách làng này vài cây số, có nhà máy sản xuất xe hơi BMW thành lập được 9 năm, nha2 máy tượng trưng cho việc đổi đời trước vấn đề mậu dịch toàn cầu. Nhá máy này có khoảng 4700 nhân công làm ra những chiếc xe hơi hạng xịn, có khoảng nửa số xe hơi này cho xuất cảng để bán cho nước ngoài. Nhờ đồng lương của công nhân khấm khá, con đường Main ngay khu downtown trở nên tấp nập, Starbucks gần đây đã mở ra một cửa hàng duy nhất đứng hàng thứ nhất của khu này.
Tạp chí Greenville mở cuộc thăm dò trong tháng qua, nhận thấy có hai phần ba cử tri của tiểu bang này có chủ ý cấm cản mậu dịch để bảo vệ việc làm. Từ năm 1999, có 60 nhà máy dệt tại tiểu bang South Carolina đóng cửa, cơ hội chính trị cho phe dân chủ thấy rõ ràng là tại tiểu bang này.
“Tôi thích chúng ta xử dụng quyền lực kinh tế cũng như việc xử dụng thế lực quân sự,” lời của ông Roger W. Chastain, chủ tịch kiêm tổng giám đốc hãng Mount Vernon Mills. Ông Chastain là đảng viên Công hòa lâu đời, nay ông tuyên bố : “Có lẽ tôi ngả theo Gephardt.”
Không kể South Carolina, nhân dụng trong sản xuất của toàn Hoa kỳ đã giảm đi trong 40 tháng liền. Còn chính quyền Bush cố gắng chống lại những lời chỉ trích bằng cách làm cho mậu dịch dội lên vào mùa thu bầu cử tại các tiểu bang như Ohio, Pennsylvania, Michigan và các tiểu bang khác.
Sự công bố về Thỏa ước mới về Tự do Mậu dịch Trung Mỹ trong ngày thứ tư sẽ gây ra cuộc tranh cãi dữ dội tại Quốc hội Hoa kỳ.
Nhưng biến cố này còn lâu, trong ít tháng nữa. Đề xuất này thấy quan trọng tại tiểu bang South Carolina, phe Dân chủ đang thắng thế.
Bẩy tiểu bang đang thành lập uỷ ban tranh cử sơ khởi cho ngày 03 tháng hai 2004, việc lập uỷ ban tranh cử sớm tại Iowa và New Hampshire đang mở ra nhanh. South Carolina được chú ý như là tiểu bang phía nam đầu tiên cho bỏ phiếu. Tiểu bang này là xứ sở của phần lớn dân da đen, một số giới chức tính ra có nửa số cử tri bỏ phiếu sơ khởi sẽ là dân da đen.
Ông Edward, thượng nghị sĩ của nhiệm kỳ đầu tiên cho tiểu bang nằm cạnh South Carolina cần phải thắng phiếu để trở thành ứng cử viên.
Tướng Clark hồi hưu và Thuợng nghị sĩ John Kerry của Massachusett, một cựu chiến binh Việt Nam có huân chương, đang tìm cách lấy phiếu của các cựu chiến binh của tiểu bang này.
Al Sharpton kêu gọi các cử tri da đen bỏ phiếu.
Gephardt, nghị sĩ của Missouri cần phải thắng ngay đợt đầu tại Iowa, trông nhờ vào South Carolina để ủng hộ ông nổi lên như là một nhân vật chính thay thế cho tiền phương Howard Dean.

“South Carolina biết mùi Thỏa ước Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ là gì,” lời của Danielle Vinson, nữ giáo sư về khoa học chính trị tại đại học Furman U. dựa vào hiệp ước 1993 cho loại bỏ hàng rào cản mậu dịch đối với Mexico và Canada. Theo bà cho biết, một ứng cử viên muốn thắng phải dùng công kỹ dệt đi xuống, xoáy thẳng vào vấn đề thất nghiệp của tiểu bang với xuất số 7,1 phần trăm.
Gephardt nguyên là người cầm đầu phe Dân chủ tại Hạ viện Hoa kỳ, ông mong đưa vấn đề này ra theo lý giải là ông đã tranh đấu cả hai chục năm cho mậu dịch công bằng, chứ không phải tự do mâu dịch.
“Chúng ta đang đứng truớc nền kinh tế toàn cầu. Các bạn phải xử sự theo nó, Các bạn không có thể chỉ bảo vệ riêng Hoa kỳ,” theo lời ông Gephardt.
Ông kể cho các khán giả biết, ông đã từng cổ võ cựu tổng thống Clinton để chống lại Thỏa ước Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ và việc cho tự do mậu dịch với Trung quốc cùng với các biện pháp khác bởi vì các quốc gia khác không có sự thể lao động cũng như vấn đề bảo vệ môi sinh theo đúng ý nghĩa cần phải có.
Trong những biện pháp khác, ông Gephardt ủng hộ đồng lương tối thiểu do quốc tế đề ra, đi theo các tiêu chuẩn lập sẵn của tổ chức WTO về mậu dịch thế giới.
Trong khi ông Gephardt dùng dân biểu Jim Clyburn để chia phiếu. Clyburn là một nhà chính trị da đen có tiếng của tiểu bang này cho mở cuộc vận động gấp rút trên đài truyền hình thương mại.
Clyburn tuyên bố : “Chúng ta cùng nhau đứng dậy tranh đấu cho các gia đình trung lưu để chống lại Thỏa ước Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ.”
Ông Edward cũng thủ đề xuất này.
“Hãy tụ đông lại. Đó là vần đề của mọi người đang lao động tại nhà máy. Khi thỏa uớc này áp dụng. Thỏa ước này làm cho tan hoang,” ông nói theo tư cách thương mại với một nhà máy cổ lỗ sĩ để làm nền tranh cử. Hiện giờ ông cho biết thêm là các nhà máy đang cuốn gói để di tới nơi có lao động giá rẻ và không đếm xỉa gì tới vấn đề môi sinh, không thể như thế được, miễn thuế cho các công ty để dựng lên các nhà máy tại Hoa kỳ.
Nhưng ông Gephardt tố cáo đối thủ của ông vào giờ thứ mười một như khi chuyện xong rồi các việc này đều không có.
Với tư cách thống đốc của Vermont, ông Dean ủng hộ Thỏa uớc Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ và đã viết một lá thư cho Clinton ủng hộ đạo luật mậu dịch tự do hơn áp dụng cho Trung quốc.
Kerry và Thượng nghị sĩ Joe Lieberman của tiểu bang Connecticut đã ủng hộ cả hai biện pháp này.
Gephardt đã gọi Edwards là anh chàng Johny theo trễ cho nguyên do này và nói rõ là chính lá thăm của Edwards bỏ cho vấn đề mậu dịch với Trung quốc đã làm cho công nghiệp may dệt của Hoa kỳ đi xuống mau hơn.
Để đối đáp lại, phát ngôn viên của Edwards cho biết Gephardt đã bỏ phiếu năm 1991 khiến Thuợng viện Hoa kỳ cho thông qua dễ dàng vấn đề mậu dịch cho các vị tổng thống và cho chuẩn y Thỏa uớc Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ.
“Nghị sĩ trong quốc hội không có quyền chọn và tự ý bỏ phiếu hay đi theo số thăm sáng giá mà cho là ý dân để coi thường những người khác,” theo lời của phát ngôn viên Roger Salazer.
Nhưng trong một cuộc phỏng vấn, ông Gephardt đã để cập tới công ty Pillowtex, một công ty may tại North Caroliana đã khai phá sản trong mùa hè làm mất đi trên 7600 việc làm. Ông cho biết : “Việc này đã ảnh hưởng mạnh tới một chủ nhân hạng lớn nằm trong tiểu bang của ông Edwards cũng như tại tiểu bang South Carolina.”
Đây là một phát súng bắn chỉ thiên để cảnh báo.
Mong độc giả hiểu những sự kiện đưa ra như trên đều là chủ đề (topics), không phải luận đề (themes) của lưỡng đảng tại Hoa kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.