Hôm nay,  

Hậu Khủng Bố: Các Đại Công Ty Mỹ Ngập Nợ

02/12/200100:00:00(Xem: 3990)
Trong vòng mấy tuần sau biến cố 9-11, những công ty hàng đầu thuộc thị trường chứng khoán blue-chip đã bị ngập nợ.

Các công ty hàng đầu như Ford, GE, IBM, Kraft, AT&T, GM và những đại công ty khác đã tăng gấp đôi, có khi gấp ba việc ban hành chứng phiếu (bonds), khi thấy các nhà đầu tư chán ngán với thị trường chứng khoán (stocks), và gần như năn nỉ quần chúng hãy cho họ mượn nợ.

Tổng cộng, trong vòng 11 tuần lễ sau 9-11, các công ty đã gia tăng số nợ 31.5% nhiều hơn cùng thời gian năm ngoái. Các công ty đã lợi dụng phân lời thấp để gia tăng số nợ của họ. Nhưng họ cũng quan ngại rằng tiền sẽ bị thiếu hụt trong tương lai nếu nền kinh tế không hồi phục như dự tính. Số nợ cho vay của nhà băng đã giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm, theo Conference Board, và khách hàng rất khó kiếm cho loại nợ ngắn hạn (comercial paper), rẻ tiền mà các công ty thường xử dụng.

"Các công ty bây giờ có thể mượn nợ với một giá rất rẻ", William Cunningham, giám đốc của công ty tín dụng J.P. Morgan, cho biết "Đây là cơ hội để họ đem về một số vốn lớn để đối phó với tình trạng khó khăn hiện tại, và họ đã lợi dụng cơ hội này".

Ford, lúc đầu chỉ dự tính gây vốn 3.5 tỷ Mỹ kim ; nhưng họ đã đem về 9.4 tỷ, và đang dự tính gây vốn thêm 7 tỷ nữa. Kraft, một chi nhánh của Philip Morris Co., lúc đầu chỉ dự tính gây vốn 2 tỷ Mỹ kim ; nhưng họ đã đem về 4 tỷ. AT&T lúc đầu chỉ dự tính gây vốn 5 tỷ Mỹ kim ; nhưng họ đã đem về 10 tỷ.

AT&T và Ford đứng hàng thứ nhì và ba trong việc phát hành chứng phiếu.

Tổng cộng, 573 công ty đã ban hành 181 tỷ Mỹ kim chứng phiếu từ khi biến cố 9-11, so sánh với 692 công ty ban hành chỉ có 138 tỷ Mỹ kim cùng thời gian năm ngoái, theo Thomson Financial.

Những công ty ban hành chứng phiếu cho biết tiền lời thấp của Công Khố Phiếu (Treasury Bills) là nguyên nhân cho sự gia tăng việc ban hành chứng phiếu của các công ty. Chứng phiếu thường được định giá theo Công Khố Phiếu, và nhờ vào 10 lần cắt giảm của The FED, các công ty đã mượn được số nợ đáng kể với phân lời thật thấp. IBM, mới đây đã bán được 1.5 tỹ Mỹ kim chứng phiếu với phân lời thấp nhất từ trước đến nay, 4.875%.

Cách đây không lâu, các công ty đã trải qua giai đoạn thiếu tín dụng. "Sự thiếu hụt tín dụng trầm trọng năm ngoái", Cunningham nói "nhưng đến khi The FED nhảy vào, mọi chuyện đã trở ngược". Nhưng vấn đề tiền tệ vẫn còn đó mặc dù The FED đã cắt phân lời 10 lần trong năm nay. "Chúng ta đang ở trong tình trạng khủng hoảng tiền tệ chưa từng có trong ký ức", James Phella, một Giám Đốc của Ford đã nói.

Rất nhiều công ty với chỉ số tín dụng không lấy gì làm tốt cho lắm nhưng họ lại gây được nhiều vốn cũng chỉ vì họ mang nhãn các blue-chip công ty.

"Khi những công ty như Ford, or GE nhảy vào thị trường tín dụng, họ đã ép những công ty khác, làm ảnh hưởng ít nhiều đến thị trường tín dụng", Gail D. Fosler, một kinh tế gia đã nói thế.

Jack Ablin, một viên chức cao cấp của Harris Trust and Saving Bank, cho biết là sự phục hồi của nền kinh tế Hoa Kỳ tuỳ thuộc vào khả năng gây vốn của các công ty. "Điều quan ngại nhất của tôi là sự thiếu hụt tín dụng trên thị trường", ông nói "Chúng ta tiên đoán rằng nền kinh tế sẽ phục hồi vào giữa năm tới, nhưng một điều có thể làm sự tiên đoán này sai đi là sự gây vốn của các công ty dậm chân tại chỗ hoặc sút giảm".

Một quan ngại khác là sự chồng chất của những hậu quả không tốt. "The FED đang cố gắng giữ quả bóng không bị nổ tung bằng cách giữ mãnh lực tín dụng sống sót", Barton M. Biggs, một viên chức cao cấp của Morgan Stanley đã nói "Vấn đề là, mặc dầu phương cách này có thể hiệu quả ngắn hạn, nhưng với đường dài, số nợ sẽ chồng chất càng ngày càng cao và sẽ rất tang thương để giải quyết chúng".

Thí dụ như với các nhà sản xuất xe hơi, họ dùng một phần tiền mà họ đã gây vốn được bằng chứng phiếu, để tài trợ cho các chương trình 0% tiền lời. Họ cho giới tiêu thụ mượn tiền mà không lấy lời, nói một cách khác, họ mất ít nhất 7.5%.

Một phần vốn gây được để trả cho các món nợ ngắn hạn (commercial paper). Nhưng các công ty đã gây vốn nhiều hơn là họ cần đến. Những món nợ dài hạn mà họ đang mượn đắt hơn là những món nợ ngắn hạn, ngay cả bây giờ nó rất rẻ.

"Dĩ nhiên là phải có phí tổn, nhưng chúng tôi đang cố gắng giảm thiểu nó", David Moor, một giám đốc tại Ford Credit đã nói.

Như nhiều công ty khác ban hành chứng phiếu, Ford đang cố gắng thoát ra vòng kềm tỏa của các món nợ ngắn hạn. Trong năm nay, cho tới ngày 10-16, Ford đã giảm số nợ ngắn hạn khoảng 60%, xuống mức 17 tỷ Mỹ kim. "Đó là điều làm công ty chúng tôi có được một vị trí rất tốt, mặc dù đối với chỉ số tín dụng của chúng tôi không cao lắm", Moor đã cho biết thế.

Ford, cũng như nhiều công ty khác, đã bị cắt chỉ số tín dụng. Nhiều cơ quan tài trợ cho những món nợ ngắn hạn, chỉ cho các công ty có chỉ số tín dụng cao mượn nợ. Năm nay, 57 công ty đã bị cắt chỉ số tín dụng bởi Standard & Poor's, so với 49 cho năm ngoái.

Tổng số nợ ngắn hạn chưa trả đã giảm 30% cho năm nay, theo Diana Vazza, một viên chức của Standard & Poor's.

Sự tuột giảm về nợ ngắn hạn của AT&T đã là một trong những lý do cho đề tài tranh cãi tuần qua.

Các công ty tài trợ khẳng định rằng sự tuột giảm về nợ ngắn hạn của các công ty là do các công ty mượn được nợ dài hạn với giá rẻ chứ không phải vì các công ty tài trợ không kiếm được khách hàng để cho vay nợ ngắn hạn. "Nợ ngắn hạn có thời gian hạn định để trả, vì vậy các công ty thường hay phải chuyển qua (roll over) hầu có thể giữ vững vốn đầu tư", LoBue của J.P. Morgan đã nói.

Theo Stephen Strom
(The New York Times)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.