Hôm nay,  

Diễn Đàn An Ninh Aù Châu Họp Về Trường Sa, Đài Loan

27/07/199900:00:00(Xem: 5412)
SINGAPORE (Reuters) - Những sự căng thẳng về eo biển Đài Loan, Trường Sa và phi đạn Bắc Hàn đã trở thành trọng điểm các cuộc thảo luận của Diễn đàn An ninh ARF hôm thứ hai 26-7 với sự tham dự của các nước Đông Nam Á và các cường quốc chính trên thế giới.
Ngoại trưởng Trung Quốc Đường Gia Toàn đã cảnh cáo các nước tham dự ARF, trong đó có Mỹ, Nhật, Nga, Liên Âu và ASEAN không được can thiệp vào việc Bắc Kinh đối phó với Đài Loan.
Các nước tham dự đã chiều theo ý muốn đó và không nước nào nêu lên sự căng thẳng hiện nay ở eo biển Đài Loan.
Đường nói: “Lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc là bất khả phân, không ai có thể vi phạm hay can thiệp”.
“Nếu xẩy ra một hành động nào tạo sự độc lập cho Đài Loan hay bất cứ toan tính nào của các thế lực ngoại quốc nhằm chia cắt Đài Loan ra khỏi tổ quốc, nhân dân và chính phủ Trung Quốc sẽ không ngồi yên”.
Họ Đường đã ám chỉ đến lời tuyên bố của Đài Loan ngày 9 tháng 7 nói muốn có sự quan hệ “quốc gia và quốc gia” với Trung Quốc. Bắc Kinh xưa nay vẫn coi Đài Loan là một tỉnh phản nghịch của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Singapore Jayakumar cho biết Diễn đàn đã có những cuộc thảo luận có thực chất về các đảo Trường Sa bị tranh chấp.
Ông nói các nước tham dự “rất quan ngại về tiềm năng bất ổn, tiềm năng leo thang căng thẳng nếu chúng ta không có một đường hướng hay một quy luật khu vực để đối phó với những vấn đề do các sự đòi chủ quyền gây ra”.

Hoa Kỳ ủng hộ việc thảo luận cấp khu vực về Trường Sa, nói các nước Á châu “không thể điềm nhiên ngồi bên mà nhìn” khi căng thẳng leo thang.
Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright ghi nhân nhiều nước hồi gần đây đã tìm cách đẩy mạnh sự đòi hỏi chủ quyền của họ bằng cách xây dựng hay nâng cấp những tiền đồn của họ trong vùng gần Trường Sa.
Diễn Đàn An Ninh Á Châu gồm 10 nước ASEAN và những nước đối thoại là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên Âu, Ấn Độ, Nam Hàn, Tân Tây Lan, Úc và Nga.
Ngoại trưởng Úc Alexander Dower nói ông không tin Diễn Đàn có thể giải quyết vấn đề Trường Sa, nhưng có thể đối phó với những vấn đề an ninh do các vụ tranh chấp chủ quyền gây ra.
Nhật Bản nêu vấn đề chương trình hỏa tiễn của Bắc Hàn và tỏ ý quan tâm vụ này sẽ có ảnh hưởng đến vấn đề an ninh, trong khi Trung Quốc nói cần phải thận trọng, không nên đưa ra những lời tuyên bố quá lố về vụ này.
Trong một tuyên ngôn công bố cuối cuộc họp, Diễn Đàn nói diễn tiến tình hình bán đảo Triều Tiên là một mối quan ngại chung và “tỏ sự đồng ý rằng các bên liên hệ cần phải loại bỏ những chính sách có thể phá hoại hòa bình và ổn định”.
Bản tuyên ngôn còn nói việc Bắc Hàn phóng thử các phi đạn năm 1998 là những hành động làm tăng thêm căng thẳng và đã có những hậu quả nghiêm trọng”.
Sau hết bản tuyên ngôn nói Mông Cổ đã gia nhập Diễn đàn An ninh Á châu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.