Hôm nay,  

Ông Kiệt Khai Tử Cs Vô Thần Kêu Gọi Từ Bi Hỉ Xả, Hàn Gắn

09/08/200600:00:00(Xem: 1889)

SÀI GÒN- Có phải đây là dấu hiệu khai tử chủ nghĩa vô thần Cộng Sản"

Lần đầu tiên kể từ khi rời chức Thủ tướng CSVN vào tháng 9/1997, Võ Văn Kiệt đã có bài phát biểu ý kiến về Lễ Vu Lan được phổ biến trên báo Tuổi Trẻ Online ngày 8/8/2006. Qua bài phát biểu, Võ Văn Kiệt đã gián tiếp phủ nhận chủ nghĩa vô thần khi đề cao giá trị của Đạo Phật qua nhận thức như sau: "Chưa có điều kiện nghiên cứu sâu, chỉ bằng trải nghiệm của chính cuộc đời mình, tôi nghĩ ở VN nhiều giá trị Phật giáo đã chảy trong huyết quản của nhiều người dân qua hàng ngàn năm."

Sau khi đề cao Phật Giáo, Võ Văn Kiệt đã làm công tác "dân vận" thay cho "Mặt trận Tổ quốc VN" với lời kêu gọi như sau: "Nhân đây tôi cũng mong mỏi các vị cao tăng và phật tử VN mở rộng lòng từ bi hỉ xả, bỏ qua những định kiến trong quá khứ, chung lòng đoàn kết cùng nhau phụng sự chúng sinh và Tổ quốc."

Võ Văn Kiệt cũng đã nhắc đến tinh thần cứu khổ độ sinh của nhà Phật để kêu gọi xóa bỏ hận thù. Võ Văn Kiệt nói: "Dân tộc ta nhiều lần bị bắt buộc phải cầm vũ khí để vượt qua nạn nhà, nạn nước. Tinh thần cứu khổ độ sinh của nhà Phật quyện kết trong ý chí kiên cường của người VN đã rèn đúc nên bản lĩnh khoan dung của dân tộc VN để lịch sử trường kỳ của dân tộc ta không phải là lịch sử truyền kiếp của thù hận, xung đột. Đó là di sản quý báu do tư tưởng Phật giáo chảy chung dòng với truyền thống dân tộc và đã hòa quyện làm một."

Võ Văn Kiệt đã củng cố cho nhận thức của ông ta khi  dẫn chứng sự kiện lịch sử  rằng "sau cuộc kháng chiến đánh thắng giặc Minh, dân tộc VN dưới sự lãnh đạo của các vị anh hùng Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã "lấy từ bi diệt hận thù", cấp lương, cấp thuyền, cấp ngựa cho những kẻ gây tội ác về nước, mở đường hiếu sinh cho kẻ thù cũng là mở ra phương trời mới của nền thái bình bền vững. Đó là đối với kẻ xâm lược.".

Từ dẫn chứng nói trên, Võ Văn Kiệt rao giảng đạo lý khi nói rằng "trong truyền thống văn hóa của dân tộc, cũng còn một nếp đạo đức: sau mỗi ly loạn, nhân dân lại nguyện cầu siêu độ cho những sinh linh tử vong dù ở bất cứ chiến tuyến nào. Đầu thế kỷ 19, sau hơn 200 năm chiến tranh triền miên, hòa bình lập lại, ông Nguyễn Văn Thành đã thay mặt triều đình viết Văn tế tướng sĩ trận vong; và trong nhân dân, đại thi hào Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn là vừa để giải thoát những đau thương về tinh thần và tâm linh đè nặng tâm hồn dân tộc, vừa để hướng dẫn đời sống tâm hồn và đạo lý của những người đang sống. Đó cũng là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta."

Đề cập đến  lễ Vu Lan, Võ Văn Kiệt nói: "Truyền thống ấy từ lâu đã thể hiện cô đọng trong một sinh hoạt văn hóa tinh thần thuộc về đời sống tâm linh của người Việt: lễ rằm tháng bảy. Rằm tháng bảy, đối với người Việt là ngày báo hiếu, theo nghĩa rộng, là ngày để ghi nhớ và báo bổ công ơn của tổ tiên, cha mẹ và cũng là ngày giải oan, ngày toàn xá vong nhân, dịp để xua tan thù hận, hỉ xả khoan dung."

Điều đáng chú ý trong bài viết trên, có một chỗ ông Kiệt nói cụ thể về hàn gắn vết thương nội chiến, trích, “...sau mỗi ly loạn, nhân dân lại nguyện cầu siêu độ cho những sinh linh tử vong dù ở bất cứ chiến tuyến nào...”

Trong thực tế, hẳn ông Kiệt cũng thấy rằng chính phủ Hà Nội vẫn chưa thực tâm với người bên chiến tuyến VNCH. Thậm chí, hai bia đá ngoài các đảo xa tận Indonesia và Mã Lai cũng bị Trần Đức Lương xin chính quyền địa phương đập nát. Chắc chắn là chính phủ phải có những hành động cụ thể hơn để biết rằng đấy mới thực là “từ bi hỉ xả...”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.