Hôm nay,  

Dân Hết Tiền, Hàng Sụt Giá Lại Bị Hàng Á Châu Phá Giá

08/06/200300:00:00(Xem: 4266)
Nữu Ước -- Các chủ nhân các cơ sở kinh doanh nhỏ Hoa kỳ không cần ông Alan Greensspan cảnh cáo họ về sự nguy hiểm của việc giá cả giảm sút trong nền kinh tế.
Liên đoàn Quốc gia các chủ nhân độc lập, trong một cuộc dò thăm dư luận hôm tháng Tư cho thấy rằng có 23 phần 100 các công ty có nhà máy sản xuất đã phải hạ giá bán của họ xuống. Các chủ nhân có nhà máy sản xuất là những người bị thiệt hại nhiều nhứt trong khi nền kinh tế xuống dốc, các khu vực kinh tế khác như bảo hiểm, địa ốc... chỉ hạ giá có 8 phần 100.
Việc giá cả sút giảm làm cho một công ty bị mất nhiều lợi tức, buộc các chủ nhân phải cho nghỉ việc nhiều công nhân và giảm nhiều chi phí khác. Nhưng về một phương diện khác trong việc quân bình giá cả, tình hình lạm phát cũng gây cho các tiểu chủ nhân nhiều vấn đề vì giá cả cao làm cho họ khó cạnh tranh hơn.
Ông Vic Tanon nhìn vấn đề dưới hai khía cạnh khác nhau. Ông là giám đốc điều hành của công ty StaffPay ở Irvine, Ca., một công ty làm hợp đồng cho nhiều công ty khác. Công ty của ông phải lên giá trung bình 20% vì cần phải trả tiền thêm cho nhân viên, nhưng các công ty thân chủ của ông thì lại phải đối đầu với việc giá bán đang hạ. Vì thế các nhà lãnh đạo các công ty đang phân tích để xem các mối nguy lớn nhứt nằm ở đâu để tạo ra một chương trình cho phép họ phục vụ khách hàng của họ một cách tốt đẹp hơn.

Trong cuộc dò thăm dư luận của mình, tổ chức Liên đoàn Quốc Gia các chủ nhân độc lập cho thấy rằng 52 phần 100 các chủ kinh doanh nhỏ dính líu tới tài chánh, bảo hiểm và điạ ốc cho biết rằng họ đã phải tăng giá bán trung bình của họ. 20 phần 100 các dịch vụ về chuyên nghiệp đều tăng giá. Trái lại chỉ có 8 phần 100 những nhà sản xuất tăng giá bán của họ.
Tình trạïng của những nhà sản xuất cũng sẽ không được giải quyết bằng một nềân kinh tế được tăng trưởng. Họ bị áp lực phải duy trì giá hạ vì sự cạnh tranh của Trung Quốc, Đại Hàn,và nhiều quốc gia khác có giá lao động thấp. Ông Hank Cox, phát ngôn viên của Hiệp hội Quốc gia những nhà sản xuất ở Washington, cho biết rằng từ năm 1994 tới năm 2001, giá bán các hàng sản xuất của các nhà máy đã giảm 6 phần 100, trong khi đó giá các sản phẩm của các khu vực khác có thể lên tới 18 phần 100.
Ông nói rằng các công ty dịch vụ như nhà hàng hay khách sạn chỉ phải cạnh tranh ở trong nước, trong khi các nhà máy sản xuất phải cạnh tranh với thế giới bên ngoài.
Ôâng Alan Greenspan, trong cuộc điều trần trước Quốc Hội hôm tuần rồi, tuyên bố rằng việc giảm phát là một khả năng còn xa xăm, nhưng Ngân Hàng Trung Ương sẵn sàng đối phó với việc giá cả tụt xuống nếu việc đó xảy ra. Từ khi có cuộc Đại khủng hoảng kinh tế, chưa bao giờ Hoa kỳ phải trải qua nạn giảm phát.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.