Hôm nay,  

Chi Phí Quân Sự Toàn Cầu: Mỹ Chiếm 43% Tổng Số Chi

22/06/200300:00:00(Xem: 4667)
STOCKHOLM (KL) – Cuộc chiến tranh khủng bố đã làm cho Hoa kỳ tăng chi kinh khủng, theo như bản tường trình của viện SIPRI (Stockholm International Peace Research Institute), chuyên về vấn đề Quốc tế Hòa bình tại Thụy sĩ.
Viện SIPRI hiện cho biết, năm ngoái thế giới đã chi ra 784 tỷ Mỹ kim về vũ khí, có tăng chi từ 741 tỷ Mỹ kim theo như so với năm trước. Ba phần tư số chi tiêu về việc này gia tăng là của Hoa kỳ.
Viện SIPRI đã cho rằng việc chi tiêu gia tăng cho quân sự, chính là của Hoa kỳ để đáp ứng vụ tấn công khủng bố sau Tháng chín 2001.
Nhưng trước đây quân đội Hoa kỳ cũng đã cho tăng chi. Con số cho thấy việc chi của Hoa kỳ về quân sự đã leo thang từ 296 tỷ Mỹ kim năm 1997 lên tới 335,7 tỷ Mỹ kim hồi năm ngoái.
Giám đốc viện SIPRI là Alyson J.K. Bailes, bà đã nói cho thông tấn IPS (Inter Press Service) được biết:
“ Những con số của chúng tôi chỉ rõ cho thấy, kích cỡ tăng nhanh để chi cho năm 2002 là hoàn toàn của riêng Hoa kỳ.”
Bộ Quốc Phòng của Hoa kỳ đã phỏng định việc chi tiêu cho quân đội Hoa kỳ vào năm 2004 vào khoảng 390 tỷ Mỹ kim, chi tiêu này sẽ tăng lên 400 tỷ Mỹ kim cho năm 2005.
Cuộc chiến tranh gần đây tại Iraq đã làm Hoa kỳ tốn tới 150 tỷ Mỹ kim, so sánh với cuộc Chiến tranh Vịnh năm 1991 tốn khoảng 61 tỷ Mỹ kim.
Ngân quỹ chi cho quân sự của Nhật Bản là quỹ lớn nhất đứng hàng thứ hai trên thế giới vớiø 49 tỷ Mỹ kim, thua xa ngân sách quân sự của Hoa kỳ, kế tiếp là Anh quốc đã chi cho quân sự tới 36 tỷ Mỹ kim.
Năm quốc gia đứng đầu trong việc chi tiêu về quân sự theo thứ tự : Hoa kỳ, Nhật Bản, Anh , Pháp và Trung quốc, số tiền chi ra của năm quốc gia này chiếm 62% tổng số chi về quân sự trên toàn thế giới.
Theo Niên giám của viện SIPRI, hiện nay Hoa kỳ đã chiếm 43% tổng số chi về quân sự trên toàn thế giới..
Trung quốc, Nga và Brasil, tất cả ba nước này đã tăng ngân sách quốc phòng một cách đáng kể.
Những quốc gia đột giảm chi tiêu năm 2002 cho quân sự là Argentina, Guatemala và Venezuala, đều là ba quốc gia nằm trong Mỹ châu La tinh, quốc gia còn lại là Belarus và cựu Cộng hoà Macedonia của Nam Tư tại Âu châu.
Bà Bailes cho biết bà không thấy Liên Âu đi theo Hoa kỳ để cho tăng ngân sách quốc phòng. Theo bà ngân sách quốc phòng của Nga cũng đã thấy tăng lên rồi, hình như còn giới hạn.
Trong Niên giám, viện SIPRI có đề cập:
“Xét các khuynh hướng chi tiêu này trên toàn thế giới, chúng cho thấy phần các quốc gia còn lại hiện nay trên thế giới hoàn toàn không chuẩn bị hay không đủ sức để noi gương Hoa kỳ.”
Trong các quốc gia nghèo hơn , người ta nhận thấy có dấu hiệu lẫn lộn, bà Bailes cho biết : “Một số quốc gia đã tự ý cắt giảm chi tiêu về binh bị, vì các cuộc xung đột nội địa chấm dứt, hoặc là các quốc gia này đang gặp phải vấn đề kinh tế.
Vì sự cải tiến lãnh vực an ninh trở thành một việcï tập trung quan trọng vào hai lối, đường lối chi viện quốc tế và việc hợp tác an ninh địa phương, chúng ta cũng nhìn ra có sự tiến triển theo cái được gọi là phẩm chất hay chất lượng trong việc chi tiêu về quốc phòng (hợp lý, trong sáng và nhắm theo mục đích riêng) có thể thường kèm theo với những việc cho cắt giảm về số lượng quân đội.”
Bà cho biết thêm, một số ngân qũy quốc phòng ngày trước không bị cắt giảøm nhiều lắm đã bị chia ra tuỳ theo các mục đích nội an hay phi nội an, như công tác đi theo chủ trương chống khủng bố.

Việc tăng chi ngân quỹ quốc phòng cũng bị áp lực do những yếu tố buộc phải bám sát theo những kỹ thuật tiền tiến và mới nhất, và chủ ý của các quốc gia đang triển khai sứ mạng giữ hòa bình và những sứ mạngï can thiệp khác, theo lời của bà Bailes.
Sự quyết tâm của Trung quốc với các nỗ lực để gửi người vào không gian và lập trạm trên mặt trăng với những ý đồ bắt chước Hoa kỳ đang lót dưới chính sách ngoại giao, an ninh quốc gia, gây ảnh hưởng kinh tế và khoa học. Quyết tâm này cũng đang làm cho toàn thế giới nghi ngại và đã buộc Hoa kỳ phải cho chỉnh đốn lại việc đóng quân hiện nay và tăng chi vào vũ khí tối tân hơn để ổn định thế giới, đối phó với Bắc Hàn theo sự giựt dây của Trung quốc.
Bà cho biết, cũng có yếu tố ảnh hưởng mạnh của việc viện trợ quân sự của Hoa kỳ, viện trợ này đang đưa ra cho những quốc gia có khả năng giúp Hoa kỳ triệt tiêu hay cô lập được tiềm thế thù nghịch đối với Hoa kỳ.
Các ghi chú trong Niên giám SIPRI đã nói rõ về sự sai lệch chi tiêu về quân sự của từng vùng.
Năm 2001, Trung Đông đã chi ra 6,3 phần trăm tổng sản lượng nội địa cho quân sư, theo như so sánh với việc chi tiêu này của toàn cầu được bình quân là 2,3 phần trăm. Vùng Mỹ châu La tinh chỉ chi ra được 1, 3 phần trăm đối với tổng sản lượng nội địa.
Quân bình việc chi tiêu về quân sự của từng vùng đuợc tính như sau:
Phi châu (2,1%), Á châu (1,6%) và Tây Âu (1,9%) chi ra ít hơn mức mức quân bình của toàn thế giới, trong khi đó Bắc Mỹ chi ra 3%, Trung Âu và Đông Âu ra 2,7 phần trăm để có thêm được những loại vũ khí nào đó.
Trung Đông là thị truờng lớn và độc nhất cho các loại vũ khí của Hoa kỳ (thị trường để tiêu thụ những vũ khí lỗi thời do Hoa kỳ loại ra để bán hay viện trợ).
Vụ Iraq lấn chiếm Kuwait năm 1990 đã khiến cho sáu quốc gia như Bahrain, Oman, Qatar, Kuwait, Saudi Arabia và lãnh địa United Arab Emirates đột nhiên gia tăng trong việc thu mua vũ khí.
Hỏi về việc mua bán vũ khi có giảm đi không sau khi Hoa kỳ cho lật đổ được chế độ Saddam, bà Bailes đã cho biết :
“Vẫn còn những việc bất chắc xẩy ra theo như vẻ tương lai của Iraq và chế độ tương lai của cái xứ bất hạnh này, nhìn thấy rõ còn kéo dài trong khi ít ra chúng ta cũng không thấy một Iraq hiếu chiến nào khác có vũ lực và có ý đồ dọa để dẫm chân lên các lân bang.”
Các lực lượng bình định quốc tế trên đất Iraq một thời gian nào đó có thể cho phép các quốc gia khác được tài giảm mức binh bị của họ xuống, theo lời của bà Bailes.
Nhưng bà này lại cho biết hậu quả này có thể khôn lường, nếu như các các cường quốc nằm ngoài cho kiếm mối khách hàng quân sự mới để cạnh tranh với nhau.
Jayantha Dhanapala, cựu phó tổng thư ký LHQ đặc trách về giải giới, cho biết, việc chi tiêu vào quân sự trên toàn cầu đi lên không những làm ly tán các nguồn lực tài chánh, vật chất và nhân lực trong việc đeo đuổi các mục đích xây dựng hay không xây dựng, việc chi tiêu này cũng còn tạo nguy cơ về sinh thái và triển vọng trongcông cuộc phát triển kinh tế và xã hội.
Mưới sáu năm trước đây cộng đồng thế giới đã ngồi lại với nhau ở LHQ trong Hội nghị quốc tế về sự tương quan giữa công việc giải giới với công việc phát triển. Song việc chi tiêu về quân sự ngày hôm nay lại đi lên, theo như lời của ông Dhanapala đã nóùi với thông tấn IPS.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thủ tướng Scott Morrison cho biết, Úc Đại Lợi sẽ cùng Hoa Kỳ tẩy chay ngoại giao Thế Vận Hội Mùa đông ở Bắc Kinh, dù quyết định có thể sẽ làm xấu đi mối quan hệ song phương vốn đã cay đắng, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Tư, 8 tháng 12 năm 2021. Hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không cử các quan chức chính phủ của mình đến tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh, để phản đối “hành động tàn bạo” xâm phạm nhân quyền của Trung Quốc. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài tuần sau các cuộc đàm phán nhằm xoa dịu quan hệ căng thẳng giữa hai bên. Sau đó, Trung Quốc đã cảnh báo Hoa Kỳ sẽ “trả giá” cho quyết định của mình và về “các biện pháp đáp trả kiên quyết”.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng phương Tây sẽ áp đặt “các biện pháp kinh tế mạnh mẽ cùng các biện pháp khác” đối với Nga nếu họ xâm lược Ukraine, trong khi ông Putin yêu cầu đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng xa hơn về phía đông, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Ba, 7 tháng 12 năm 2021. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài hai giờ về Ukraine và các tranh chấp khác về mối quan hệ Mỹ-Nga, vốn đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc hơn ba thập kỷ trước, khi Nga có hàng chục nghìn quân lính ở biên giới Ukraine.
Công ty dầu hỏa Mỹ ExxonMobil tiếp tục các kế hoạch khai thác khí đốt tại mở Cá Voi Xanh năm ngoài khơi bở biển Việt Nam bất chấp sức ép của Trung Quốc, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm 8 tháng 12 năm 2021.
Trưởng phòng báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết, chính quyền Biden sẽ không cử phái đoàn chính thức của Hoa Kỳ đến Thế vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh như một tuyên bố chống lại “tội ác diệt chủng và chống lại loài người đang diễn ra ở Tân Cương,” theo trang CNN đưa tin hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021. Các vận động viên Hoa Kỳ sẽ vẫn được phép thi đấu tại Thế vận hội, nhưng chính quyền sẽ không cử các quan chức chính phủ tới các trận đấu. Chính sách tương tự cũng được áp dụng cho Thế vận hội Paralympic (Thế vận hội cho người khuyết tật), cũng sẽ diễn ra ở Bắc Kinh.
Ủy ban Quản lý Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết hôm Chủ Nhật, 5 tháng 12 năm 2021, vụ phun trào đã khiến 56 người khác bị thương, trong đó có 35 trường hợp nghiêm trọng, sau khi tro bụi bao phủ các ngôi làng và khiến người dân phải chạy khỏi những đám mây bụi dày đặc. Theo Ủy ban, 5 trong số các nạn nhân vẫn chưa được xác định và 9 người vẫn đang mất tích. Khoảng 1.300 người đã phải di dời đến các trung tâm sơ tán. Hàng trăm ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn và 33 trường học bị hư hại do vụ phun trào.
Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Thống Nga Vladimir Putin sẽ đối thoại qua cuộc gọi video vào Thứ Ba tới, theo Bạch Ốc cho biết, giữa những căng thẳng đang gia tăng về vấn đề Ukraine, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Bảy, 4 tháng 12 năm 2021. Tin này đến sau khi Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Hoa Kỳ có bằng chứng cho thấy Nga đã lên các kế hoạch cho một cuộc tấn công ở “quy mô rộng lớn” vào Ukraine. Nhưng ông nói thêm rằng điều không rõ là không biết Ông Putin đã có quyết định sau cùng để xâm lăng chưa.
Tình hình Biển Đông ngày càng u ám khi Trung Quốc tiếp tục “các hành động đơn phương có vấn đề” đã làm cho Mỹ và Liên Âu quan ngại và khiến cho Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự của họ ở Biển Đông qua các cuộc tập trận chung với các nước trong vùng và thực hiện những chuyến đi lại “tự do hàng hải” trong vùng biển này, theo hai bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021.
Chính phủ liên bang và tiểu bang đã đồng ý vào thứ Năm 02.12.2021 để thắt chặt đáng kể các quy tắc về Corona ở Đức. Trong số những thứ khác, sẽ không chỉ có những hạn chế tiếp xúc đáng kể đối với những người chưa được tiêm chủng. Cũng không thể đến được rạp chiếu phim, đến tham dự các sinh hoạt hoặc đi mua sắm.
Như vậy là TQ đã thực hiện được một phần trong kế hoạch “một đai một đường” để khống chế Đông Nam Á và sẽ mở rộng ra thế giới mà cụ thể là TQ và Lào đã xây xong con đường xe lửa cao tốc trị giá 5.9 tỉ đô la qua xuyên qua Lào, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát đi hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021, giờ VN.
“Bằng lương tâm, tôi không thấy cách nào tôi có thể yêu cầu các lực sĩ của chúng tôi cạnh tranh ở đó khi mà Peng Shuai không được phép thông truyền tự do và có vẻ bị đàn áp để nói ngược lại sự cáo buộc về tấn công tình dục của cô. Với tình hình hiện tại, tôi cũng rất quan ngại về những nguy hiểm mà tất cả cầu thủ và nhân viên của chúng tôi sẽ đối diện nếu chúng tôi tổ chức các giải đấu tại Trung Quốc vào năm 2022.” Hành động của WTA đã được chào đón bởi nhiều nhân vật quần vợt thế giới đã và đang vận động cho sự an toàn của Peng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.