Hôm nay,  

Mỹ Tái Phối Trí Toàn Cầu, Vây Hoa Lục

15/06/200300:00:00(Xem: 4371)
Mỹ, Ấn Đang Thương Thuyết Về Một Liên Minh Quân Sự
WASHINGTON -- Sau Chiến tranh Iraq, Mỹ tái phối trí lực lượng ở Trung Đông, bán đảo Triều Tiên, hai nơi được xem "nguy hiểm nhứt thế giới".
Chẳng những thế Mỹ còn tái phối trí lực lượng ở Đức và tăng cường liên minh quân sự với Aán độ trước việc Trung Cộng hiện đại hoá quân đội và bành trướng sức mạnh trên biển.
Tin tổng hợp của nhiều báo chí cho biết việc làm này của Mỹ làm thay đổi địa lý chiến lược hoàn cầu.
Tại Trung Đông, Mỹ rút quân ra khỏi Saudi Arabia, quê hương của Bin Laden. Hồøi giáo quá khích mất lý do kêu gọi Thánh Chiến bài Mỹ, chống "tà đạo". Quân Mỹ được đưa về đồn trú tại các căn cứ thường trực, ổn định của nước thân thiện hơn, là Iraq. Bộ Tư lịnh chỉ huy hành quân Vùng đưa về Qatar, gần Iran để cảnh cáo nước này đừng có xen vào vấn đề Iraq.
Tại Nam Á, một cách âm thầm Mỹ đã đổ quân trú đóng tại các nước Uzbekistan, Kyrgystan, gần với Afghanistan để yểm trợ và bành trướng thế lực Mỹ tại các nước thuộc CS Liên xô cũ.
Nhưng kế hoạch tăng cường liên minh quân sự với Aán độ là việc làm đáng chú ý nhứt của Mỹ. Mỹ đã hơn một lần tập trận chung với Aán độ trên Aán độ dương. Mỹ đang thương lượng với Aán độ cho sử dụng phi trường trong các cuộc hành quân chống khủng bố và tiếp vận quân cụ chiến lược. Và theo nhiều nhà quan sát quân sự Mỹ cũng như ngoại quốc, " những tham dự chiến lược [của Mỹ] với Aán độ sẽ là một đầu tư trong tương lai." Tương lai đó là đia lý chánh trị vùng này sẽ thay đổi lớn trước sức bành trướng của Trung Cộng (theo Carbaugh, chuyên viên quân sự, US India Friendship Net).
Thêm vào, tin UPI cho biết Phó Thủ Tướng Aán độ Advani đến Mỹ để thảo luận một dự án địa lý chiến lược mới với Mỹ. Tất cả những nhân vật đầu não an ninh quốc phòng Mỹ như Phó TT Cheney, Bộ trưởng Rumsfeld, NT Powell đếu dành cho Ô. Advini nhiều thì giờ bàn luận. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Bà Rice mô tả "chúng tôi chia xẻ nhau nhiều điều rất giá trị". Aán và TC là hai nước có nhiều xung đột. Thời Chiến tranh Lạnh Aán đi với Liên xô vì e ngại TC. Hiện tại Aán e ngại TC đã xây dựng nhiều căn cứ quân sự hai bên tiểu lục đia Aán độ. Miến điện đã được TC giúp tăng cường căn cứ hải quân trên Vịnh Bengal và Pakistan cũng thế. Đường ra biển của Aán độ bị đe doa cả hai bên. Mà cả hai bên đó đều thân TC. Theo tin UPI Aán độ và Mỹ đang tiến đến một hiệp ước liên minh quân sự một ngày không xa lắm.
Tạïi Aâu châu, ở Đức nơi 80 ngàn quân Mỹ trú đóng chận làn sóng xâm lược của Liên xô suốt Chiến tranh Lạnh, cũng dời đi qua các nước Aâu châu khác. Đợt 1, 16.500 quân Mỹ rút từ Đức đi tăng cường cho mặt trận Iraq khi trở về, sẽ không trở lại Đức nữa, có thể qua Ba Lan hay về Mỹ. Số còn lại của 80 ngàn quân ở Đức sẽ điều đi đồn trú tại các nước CS Đông Aâu cũ, chánh yếu là Ba lan, Lỗ ma ni, Bun ga ri. Hai lý do. Đức chống Mỹ trong Chiến tranh Iraq, Mỹ không còn xem Đức là đồng minh thân thiện ở Aâu châu nữa. Tiền thuê mướn căn cứ ở các nước mới đến rẻ hơn ở Đức.

Tại bán đảo Triều tiên, Bắc Á châu. Trong cuộc họp G8, TT Bush và TT Putin có nhận định những nguy cơ vũ khí giết người hàng loạt đã dời sang Bắc Hàn CS. Tại Nam Hàn, Mỹ có 37 ngàn quân trú đóng để ngăn chận Hàn Cộng tràn qua khu phi quân sự từ sau Chiến tranh Triều Tiên. Thứ Trưởng QP Mỹ, Paul Wolfowitz đích thân đi Nam Hàn, sau đó đợt 1, rút 14 ngàn quân Mỹ xuống phía Nam, ngoài tầm pháo kích của Bắc Hàn CS.
Những tái phối trí lực lượng nói trên của Mỹtrên thế giới làm nhiều nước chấn động. Chiến lược, chiền thuật toàn cầu mới của Mỹ nhăm mục đích gì, là điều các nước theo dõi rất sát. Theo Bộ QP Mỹ tái phối trí đó là một tái phối trí lớn nhứt của Mỹ chưa tùng có từ trước đến giờ. Mục đích chánh là để chống khủng bố toàn cầu. Mỹ phân tán để tránh hai "vòng cung bất ổn" của thế giới chạy qua từ Núi Andes của Nam Bán Cầu qua Bắc Phi, Trung Đông và Đông Nam Á. Quân lực Mỹ hiện thời rất linh hoạt trong di chuyển nhờ không quân và hải quân nên không cần tập trung gần tuyến đầu nữa mà phân tán ra tại các vùng an ninh, có gì cần sẽ tập trung lại. Việc tái bố trí có lợi về tài chánh, giá mướn căn cứ rẻ, mà còn lợi về tâm lý chánh trị, tránh các vùng bài Mỹ, lâu nay lấy sự có mặt của Mỹ làm đề tài kêu gọi chống Mỹ như Hồi giáo Cực Đoan kêu gọi Thánh Chiến.

Nhưng nhiều nhà quan sát cũng nhận thấy cách tái phối trí mới không những phục vụ cho công cuộc chống khủng bố mà còn đáp ứng nhu cầu kế hoạch dài hạn là đề phòng Trung Cộng, nói đúng ra là ngăn chận sự bành trướng của TC trên thế giới và Đông Nam Á. Trên thế giới dù TC đang nỗ lực hiện đại hoá quân lực, thế lực quân sự của TC không thể bắt kịp Mỹ trong vòng một thập niên.
Cái Mỹ đang e ngại là sự canh tranh hải lực, thế lực trên biển của TC. Đường hàng hải trên thế giới có 10 điểm chiến lược, từ Kinh đào Panama, Suez đến Eo biển Đài Loan, Mã lai, v. v. TC đã cấm sử dụng Eo biển Đài Loan năm 1996 trong khi eo biển này là con đường thông thương của 80% hàng hoá viễn dương của thế giới và 95% hàng hoá viễn dương của Mỹ (theo George Putman, nhà nghiên cứu chiến lược của American Defense Council). TC đang xây dựng nhiều cơ sở và có ảnh hưởng trội yếu tại Kinh đào Panama, sát với Mỹ, có thể gây cản trở con đường vận chuyển tắt của Mỹ giữa Thái bình Dương và Đại Tây dương.
Do vậy tháng Hai rồi, Hội Đồng Cố vấn QP Mỹ có đưa ra một bản tường trình về địa lý chiến lươc mới của thế giới với lời khuyến cáo Hành Pháp Mỹ phải hết sức cảnh giác với sự bành trướng hàng hải của TC. Mỹ không thể lơ là với nỗ lực này của TC. Và Quốc hội Mỹ cũng thấy nguy cơ đó nên đã công khai nhận định Công ty Vận tải Biển của TC gọi tắt là COSCO, là một cánh tay nối dài của quân đội TC. Việc đổ quân lại vào Phi luật tân và nỗ lực tạo ảnh hưởng với các nước ở Đông Nam Á và Aán độ là việc làm có mục đích kép, vừa chống khủng bố vừa ngăn chận TC.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.