Hôm nay,  

Mỹ Dàn Lại Quân Số Bể Đông, 100,000 Quân Di Động Mau Hơn

30/11/200300:00:00(Xem: 4629)
SYDNEY (KL) – Tin của ký giả Alan Boyd – Thái Lan, Phi Luật Tân và Uùc Đại Lợi đã được nhắm như là tiền tiêu thích hợp cho việc phòng thủ của Hoa kỳ ngay sau những ngày Hoa kỳ công bố là Hoa kỳ sẽ tái cấu trúc lực lượng quân sự của Hoa kỳ tại Á châu, còn phần Ngũ Giác Đài thì đang quan tâm tới việc rút quân một phần ra khỏi các căn cứ tại Okinawa và Nam Triều Tiên.
Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld đã xác nhận trong tuần này, việc chấn chỉnh lại lực luợng quân sự toàn cầu sẽ ảnh hưởng tới 100 ngàn lính Hoa kỳ đóng tại vùng này. Việc chấn chỉnh này sẽ được đưa ra nội trong hai hoặc ba năm tới để chuẩn bị đối đầu với khủng bố lan tràn trên thế giới.
Sáng kiến của ông Rumsfeld đưa ra không bao lâu sau khi ông nhận chức bộ truởng quốc phòng năm 2001 và đã vội vã tiến vào cuộc chiến chỉ cách trận chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất không lâu, trong khi tiếp liệu còn khiếm khuyết. Theo binh sách, tiếp liệu là nền tảng của tất cả mọi chiến lược, ông Rumsfeld vẫn cho duyệt xét lại chiến lược với mục đích để cải tiến thời gian ứng xử của quân đội Hoa kỳ theo việc tiếp cận thêm nhiều nơi hơn nữa nằm ngoài Hoa kỳ.
“Việc xét lại này đòi hỏi có sự lanh lẹ hơn nữa, đòi hỏi tiếp cận một số nơi nhiều hơn nữa, đòi hỏi việc phòng thủ ít nằm ở một chỗ, nếu các tướng có quyết tâm,” theo lời của bộ truởng này đã tuyên bố tại đảo Guam trên đường đi Đông Á để bàn thảo với các kế hoạch gia về quân sự.
Việc nghiên cứu hoàn tất sẽ không đưa ra trong nhiều tháng và còn đợi Quốc hội Hoa kỳ duyệt xét lại, trong khi đó các lãnh tụ chính trị và quân sự tại Nam Hàn và Nhật bản cũng đã có một phác họa hầu như để sửa đổi. Theo các nhà ngoại giao, Ngũ Giác Đài không có chủ ý để mở thêm bất cứ căn cứ quân sự nào tại Á châu, nhưng sẽ thương lượng để làm nơi tàng trữ quân khí có thể chuyển tới bằng đường hàng không hay đường biển để quân có thể di chuyển mau lẹ tới các địa điểm có rắc rối. Úc, Thái và Phi Luật Tân đã đề cập không chính thức để chấp nhận việc tàng trữ quân khí này theo dã tâm để có được một số quân dụng dùng vào các cuộc chiến chống khủng bố.
Quan niệm “Bố trí, chứ không lập căn cứ địa” đã được nghĩ ra đầu tiên vào năm 1991, khi Ngũ Giác Đài gặp khó khăn trong việc cho di chuyển một lượng khổng lồ vũ khí cùng với số quân khá lớn cần thiết để tiến chiếm Iraq và Kuwait. Khi bị bắt buộc phải rời bỏ vịnh Subic tại Phi Luật Tân một năm sau, sự hiện diện độc nhất của Hoa kỳ còn lại tại Đông Nam Á nhờ vào một hậu cần nhỏ đang hoạt động ở các cứ địa tại Nam Hàn và Okinawa.
Kế đó nhờ vào việc sắp xếp mặt thương mại để đổi chác với Mã Lai, Brunei, Thái Lan, Nam Dương và Phi Luật Tân làm nơi tiếp tế nhiên liệu và việc ra vào cửa khẩu, tất cả không có một nước nào chịu cam kết để có một thời hạn dài nhất định mà quân đội Hoa kỳ cần có để đáp ứng theo cơ sở của mỗi vùng.
Các nỗ lực môi giới để lập các kho nổi cho vũ khí, đạn dược và nhiên liệu trên mặt biển Đông Nam Á đã bị cự tuyệt, vì có sự kích động mạnh về Chiến tranh lạnh trước sự hiện diện của quân đội Hoa kỳ. Song việc cảnh giác về khủng bố đã khiến cho phần đông dân chúng chấp nhận việc cần thiết để nâng cao vai trò của Hoa kỳ, không chỉ nguyên là sức mạnh trong vùng hay toàn cầu có khả năng làm thay đổi bản chất của chiến tranh.
Theo truyền sử chứng nghiệm (pragmatic) của dân Trung quốc qua bộ Tam Quốc Chí diễn nghĩa, đây là cuộc chiến thiên ma trận, khủng bố có pháp sư như Osama bin Laden biết hú hồn để gọi âm binh có bản chất kết tinh bằng thánh kinh Quran để sống từng đoàn theo như thú rừng, các âm binh này bất kể nhân quyền là gì, chúng có quyết tâm reo tang tóc khắp nơi để trở về an bình sống nơi Thượng đế Allah, còn quân đội Hoa kỳ như là thiên lôi chỉ biết đánh vào những nơi nào thấy bóng ma hay âm binh xuất hiện hay ngăn chặn những bàn tay nghi đã giúp khủng bố xưa nay bằng các phù phép sẵn có, nhưng không ra mặt.
“Bỏ việc phòng thủ bất động, chúng tôi di chuyển trên khắp thế giới để theo vết chân lạ, khi nhận ra một vết chân mà ngày nay không có thể nào dự đoán chính xác việc đe dọa từ đâu tới hay đúng thực ra nó thuộc về mối họa nào,” theo lời tuyên bố của ông Rumsfeld tại đảo Guam.
Theo các nhà ngoại giao, Thái Lan đã đồng ý trên nguyên tắc để cho phép Hoa kỳ lập kho quân giới tại một cơ sở hải quân nằm trong vịnh Thái Lan, trong khi đó Uùc vẫn còn đang bản thảo các kế hoạch bắc dàn trú sẵn trên bờ biển phía bắc của Úc.
Cảm tình dân chúng tại Phi Luật Tân bất trắc, mặc dầu có sự cộng tác mật thiết để chống khủng bố. Chính quyền Phi Luật Tân có thể thay đổi sau cuộc bầu cử tổng thống của quốc gia này, mọi cuộc thương lượng hình như có thể diễn ra vào lúc nào đó.
Tư lệnh Thái Bình Dương là Đô đốc Dennis Blair, ông đã tuyên bố năm ngoái là Hoa kỳ có trách nhiệm theo một vai trò lâu dài như điều phối viên trong vùng trong công cuộc hợp tác bảo an như là một chiếc dù bao che và cố gắng tạo ra hệ thống vũ khí và hệ thống liên lạc thích hợp hơn nữa.

Các trở ngại về hậu cần đã xẩy ra trong chiến dịch giữ hòa bình tại Đông Timor năm 2000, các đơn vị Hoa kỳ không có thể nào liên lạc được với hầu hết các toán quân khác trong lực lượng quân đa quốc. Kết cục, Washington phải cho nâng cấp hệ thống hậu cần của vùng Đông Á và phối hợp hành quân nhờ các cuộc thao diễn chung như cuộc tập trận Kim sà tại Thái Lan, cuộc tập trận Balikalan tại Phi Luật Tân và tập trận mũi dùi Tandem tại Úc châu.
Việc hợp tác để trấn áp khủng bố đã cho Washington việc kết lại cần thiết để bảo vệ chiếc dù che chở này còn nguyên vẹn.
“Lẽ đương nhiên một số đồng minh được coi trọng hơn những đồng minh khác. Nhật bản, Nam Hàn và Úc vẫn là những cái chốt của trục này, bởi vì những nước này có cùng một bàn đạp cơ bản cho việc phòng ngự như Hoa kỳ, ngoài ra còn có cộng huởng về mặt chính trị,” theo lời của các nhà ngoại giao. “Các điểm đang diễn ra là hậu cần nhiều hơn là quan niệm chiến lược. Singapore là một mô hình đóng vai trò của căn cứ hải quân Changi trong nhiều năm, hiện nay nhận thêm việc cung phụng chiến đoàn hàng không mẫu hạm hạng Nimitz của Hoa kỳ.”
Hoa kỳ, Nhật bản và Úc đã thành lập phái bộ liên lạc năm ngoái để nghiên cứu làm thế nào để tăng tiến các khả năng bảo vệ an ninh và phòng thủ tại Đông Á, phái bộ này hiên đang họp mặt tại Canberra. Các quốc gia trên chiến tuyến sẽ được huấn luyện và trang bị hơn nữa, cũng sẽ đảm thêm trách nhiệm tự phòng thủ khi Hoa kỳ cho làm gọn lại sự hiện diện của Hoa kỳ trong vùng này để giữ sứ mạng thiên lôi.
Kết hợp số quân Hoa kỳ tại Nhật và Nam Hàn để giảm quân số còn lại 20-30 phần trăm, số quân cần thiết ít hơn để tiến hành những cuộc chiến tranh tương lai dùng toàn hỏa tiễn và những loại vũ khí chiến lược gián kích có tầm phóng xa vào các yếu điểm thuộc hạ tầng cơ sở kinh tế của đối phương. Tận dụng các chiến đoàn hàng không mẫu hạm có khả năng lưu động và khả năng không lực bao một vùng rộng lớn hơn là quân đội đóng trên đất liền theo như xưa.
Vì lý do này, đảo Okinawa là căn cứ dành cho hạm đội thứ bẩy của Hoa kỳ, một chiến đoàn mẫu hạm duy nhất nằm ngoài Hoa kỳ sẽ còn được giữ lại sau khi các đơn vị bộ binh của Nam Hàn giảm xuống, mặc dầu dân chúng của đảo này chống đối việc 30 ngàn lính Hoa kỳ đang đóng trên đảo.
“Một quân số bộ binh đông đóng trên bán đảo này (Triều Tiên) chỉ có ý nghĩa trong cuộc chiến tranh lạnh, nhưng hiện nay trở thành dư thừa khi tập trung để chuyển hướng sang loại hỏa tiễn theo vùng chiến thuật (theater missiles),” theo lời của tuỳ viên quốc phòng Tây phương. “Theo quan điểm của Hoa kỳ, củng cố các khả năng của hạm đội cùng với các khả năng của thuỷ quân lục chiến tại Okinawa và chuyển bộ binh Hoa kỳ tại Cao ly về đảo Guam hay Hawaii, nơi này bộ binh Hao kỳ có thể giữ vai trò ứng xử cấp kỳ, việc củng cố này có vẻ thực tế hơn.”
Nhưng Okinawa đã công bố là muốn quân đội Hoa kỳ ra khỏi đảo này. Toàn quyền Keiishi Inamine đã làm cho ông Rumsfeld bị bối rối trong tuần này khi cự tuyệt Washington một cách công khai để cho đảo này sẽ kề vai mang lấy “cái gánh nặng quá tải của những căn cứ Hoa kỳ qua những năm dài”.
Mặc dầu các căn cứ Hoa kỳ không còn thành vấn đề đối với dân Nhật trên đại lục, việc ủng hộ mạnh mẽ hơn cho đảng Dân chủ đối lập trong cuộc tổng bầu cử của Nhật gần nay thấy ngả sang tự do có thể tạo ra áp lực để đứng trong tư thế độc lập phòng thủ nhiều hơn.
Washington sẽ đưa ra việc giảm hẳn toàn bộ số quân, kể cả việc cắt giảm 17 ngàn lính thuỷ quân lục chiến đã gây ra nhiều tai tiếng để đổi lấy việc tiếp tục ra vào hải cảng của Nhật bản.
Một điểm còn sót lại có thể Không đoàn Cầu không vận 374 của Hoa kỳ đóng tại căn cứ không quân Yokota, phía bắc của Tokyo, trong tương lai là đơn vị vận tải duy nhất tại Á châu có khả năng củng cố Cao ly cấp kỳ khi lính Hoa kỳ được rút ra khỏi.
Trong khi đó Nhật bản ra dấu Nhật không muốn để rút toàn bộ và để lại một số quân nhỏ có khả năng chống lại hỏa tiễn của Bắc Hàn, dân chúng Nhật lại bất bình về tiếng ồn ào của phi cơ trong căn cứ này tạo ra mối súc động về mặt chính trị.
Tại Nam Hàn, một số lớn trong 37 ngàn binh sĩ bộ binh Hoa kỳ cũng đã rút ra khỏi các vị trí chiến tuyến truớc khi quân đội Hoa kỳ cho chấn chỉnh lại. Theo điện toán mô phỏng về các trận đánh cho thấy cuộc chiến tranh với Bắc Hàn có thể là với những số quân nhỏ hơn. Cái chính còn là ông Rumsfeld đã kêu gọi Nam Hàn phải tin vào chính quân đội của mình. Hán thành đã chi ra 12 tỷ Mỹ kim cho lực lượng quốc phòng những năm 1998-2002, nhưng còn chi thua xa Trung quốc, Nhật bản, Đài loan và Aán độ.
Bộ truởng Quốc phòng Hoa kỳ đã công nhận Nam Hàn là một trong những vùng trọng điểm đang được duyệt xét lại trong toàn cảnh thế giới cùng với vùng Nam Á, vùng Trung Đông, một phần Aâu châu và Phi châu.
“Dĩ nhiên những việc này sẽ được điều chỉnh khi chúng ta bàn bạc với các đồng minh và các quốc gia bạn của chúng ta. Nhưng nó là một sự cố gắng lơn lao đối với Hoa kỳ, có caí tôi tin rằng khi hoàn thành … Hoa kỳ sẽ có được cái tư thế khá hơn trong thế kỷ thứ 21,” theo lời của ông Rumsfeld.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.