Hôm nay,  

Tq Sẽ Thành Bá Chủ Á Châu; Nhật, Mỹ, Liên Âu Sẽ Ghìm Lại

25/01/200400:00:00(Xem: 4743)
BEIJING -- Thể theo lời mời của Hiệp hội Chiến lược Quốc tế của Trung quốc, nhà cựu cố vấn an ninh Zbigniew Brezinski cho tổng thống Hoa kỳ đã có lời nhận xét sau đâøy tại Bắc Kinh về Chính sách đối ngoại của Hoa kỳ và Chiều hướng quan hệ giữa hai đại quốc cho thấy Trung quốc sẽ phải là một trung tâm hợp tác của khu vực.
Sự tiến hóa của thế lực toàn cầu
Khi phân tách cường lực của một quốc gia, ông Brzezinski đã đưa ra các nhân tố khách quan như là cường tâm của quốc gia và ảnh hưởng quốc tế nằm trên đỉnh của các yếu tố kinh tế có thực như công nghiệp và tài chánh. Cứ theo chu kỳ 25 năm, kể từ năm 1900, ông lập một danh sách xếp cường lực thứ tự của các quốc gia như sau:
1900 : Anh quốc, Hoa kỳ, Đức quốc, Pháp quốc, Liên Sô hay Nhật Bản.
1925 : Hoa kỳ, Anh quốc (đi xuống), Pháp quốc, Nhật Bản, Liên Sô.
1950 : Hoa kỳ, Liên Sô (sát nút sau Hoa kỳ), Anh quốc, Pháp quốc, Trung quốc.
1975 : Hoa kỳ, Liên Sô, Nhật Bản (đi lên), Anh quốc, Trung quốc – Chu kỳ này sức mạnh có khoảng cách xa giữa hai quốc gia đầu với ba quốc gia đứng sau.
2000 : Hoa kỳ (số một độc tôn ), Đức quốc, Nhật Bản, Trung quốc, Anh quốc – Chu kỳ này sức mạnh có khoảng cách khá lớn giữa quốc gia thứ nhất với bốn quốc gia đứng sau.
Nhìn vào năm 2025, ông Brzezinski tin rằng không có sự gián đoạn ghê gớm nào cả hay bất chợt biến mất bất cứ quốc gia nào trong danh sách đã được sắp xếp theo thứ tự cường lực.
Hoa kỳ sẽ vẫn còn là siêu cường độc nhất, sau đó là Liên Âu với mức độ kết hợp cao nhiều hơn. Liên Âu may ra có thể bắt kịp hay vượt hơn Hoa kỳ, nhưng nói về sức mạnh chính trị và quân sự vẫn còn thua Hoa kỳ, tiếp sau đó là Trung quốc, Nhật Bản, Ấn Độ hoặc Nga.
Tính ra Hoa kỳ đứng vững chắc trên danh sách của thế kỷ vừa qua trong khi Trung quốc đang lên từ từ.

Ông Brzezinski cho rằng vào năm 2025 Trung quốc sẽ dẫn đầu nhóm về hợp tác Á châu. Trung quốc và Nhật Bản sẽ có thể trở thành đối thủ của nhau tuỳ thuộc lớn vào quan hệ hòa hợp hay chống nhau giữa Hoa kỳ và Trung quốc. Sau đó Hoa kỳ, Liên Âu, Trung quốc và Nhật Bản làm cho cái thế tam giác cường lực giảm đi.
Trung quốc phải trở thành trung tâm hợp tác của khu vực.
Vào 25 năm tới, theo ông Brzezinski, Liên Âu hầu như bành xa hơn tới vùng biển Azov, Đông Âu ở phía Nam nước Nga và biển Caspian có trữ lượng dầu mỏ lớn chưa khai thác.
Trong vùng Viển Đông, Trung quốc sẽ trở thành trung tâm hợp tác trong một vùng gồm có Đông Bắc Á châu, Đông Nam Á châu và Trung Á. Nếu như Hoa kỳ và Trung quốc hợp tác thân thiện với nhau theo diện chiến lược và chính trị, Nhật Bản sẽ trở thành đối tác toàn cầu nhiều hơn đối với Hoa kỳ, còn là một đối tác trong vùng đối với Trung quốc.
Hoa kỳ phải lập quan hệ chiến lược với một hệ thống của Trung quốc. Ông Brzezinski cho ý kiến là phải cho biến Tổ chức An ninh và Hợp tác tại Âu châu thành một cơ cấu cho cả hai, vừa Âu, vừa Á, có nghĩa là phải mời Trung quốc và Nhật Bản gia nhập cơ cấu này.
Trong trường hợp này, nhiệm vụ chính của Hoa kỳ trong 25 năm tới là không thống trị theo lối bá quyền nữa, nhưng lập ra mối hữu nghị chiến lược với hai quốc gia này.
Ông Brzezinski cho rằng Hoa kỳ với chủ trương đơn phương đã hiện rõ trong hai năm gần đây chỉ là một việc quái đản ngắn hạn.
Hoa kỳ sẽ trở lại tư thế trung gian trong Liên minh Thái Bình Dương. Theo như hiện giờ, việc hợp tác giữa Hoa kỳ và Nhật Bản vẫn còn chăm chú vào nền an ninh của vùng Đông Bắc Á châu, mối quan hệ hợp tác của Hoa kỳ và Nhật Bản cần phải lan sang việc hợp tác với thang độ toàn cầu.
Việc hợp tác toàn cầu rất là quan trọng để dẫn tới sự hợp tác an ninh và chính trị với Trung quốc, vì Trung quốc đang nằm trong cái thế chân vạc cân đối. Người dân Hoa kỳ phải nhận ra được sự khác biệt giữa vai trò lãnh đạo và vai trò thống trị mà ông Brzezinski đã nhấn mạnh ở phần chót.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.