Hôm nay,  

Các Nước Đông Aù Tiến Mạnh Trên Đường Thịnh Vượng

03/11/200200:00:00(Xem: 4387)
Các quốc gia thuộc loại rộng cọp Á châu đang bắc cầu vượt qua đường phân cách kỹ thuật, và học hỏi làm thế nào để có thể cạnh tranh toàn cầu theo công thức “3 chữ I”: Innovation, Integration and Information (Canh tân, Hội nhập và Quảng bá).
“Các quốc gia Á châu khởi đầu từ một tư thế mạnh nhờ có một nguồn tài nguyên đồi dào, có các tay nghề giỏi về chế xuất, có hạ tầng sở về giáo dục và nghiên cứu, lại có căn bản về các dịch vụ tài chánh và kinh doanh. Hầu hết các quốc gia này đều có sự cạnh tranh và mở kinh tế rộng r ahơn nữa. Hiện nay các nuớc này còn đi xa thêm và trở thành những nền kinh tế được canh cải cao,” theo như Tiến sĩ Shahid Yusuf, cố vấn của Ngân hàng Thế giới, đã tuyên bố.
Shahid là tác giả chung cho một trong vài cuộc xét nghiệm về sự biến động tài chánh năm 1997, ông đang họa ra một hình ảnh lạc quan nhất về sự tranh thủ trong vùng đề tìm kiếm ra mẫu thức tăng trưởng mới cho nền kinh tế.
Chương trình UNDP (United Nation Development Pro gram) của LHQ xếp hạng ba quốc gia vùng Đông của Á châu – Nhật, Nam Hàn và Singapore – đứng vào hàng đầu trong số 10 quốc gia xử dụng kỹ thuật tân tiến.
Sự ngăn cách về phát triển quan trọng vẫn còn có giữa các quốc gia này theo như sự sắp xếp kỳ tới của hạng ghế Á châu : Hong Kong thứ 24, Malaysia thứ 30, Thái Lan thứ 40, Phi Luật Tân thứ 44, Trung quốc thứ 45, và Indonesia thứ 60.
“Nam Hàn và Nhật bản có mức độ về bằng sáng chế ngang với Hoa kỳ, cả hai quốc gia này đã vượt qua khoảng ngăn cách với các Quốc gia đang canh tân và với quốc gia chỉ biết có chế xuất,” theo như chương trình UNDP đã công bố.

So sánh với dân số, Trung quốc có tỷ lệ tương đối thấp về điện thoại di động mang tay, nhưng Trung quốc cứ khoe là họ có số dân xử dụng điện thoại di động cầm tay lớn nhất trên thế giới. Đài Loan mạo hiểm bỏ vốn đầu tư vào các phòng thí nghiệm tại Hoa kỳ, nhưng bằng phát minh hàng năm của Đài Loan lại cao hơn Hoa kỳ gấp ba lần.
Cuộc khảo cứu của Ngân hàng Thế giới với sự hợp tác của Oxford University Press chỉ cho thấy rõ, vùng Đông Á là vùng đang tiến trước các vùng phát triển khác, tính theo đầu người dân có computer.
“Việc nối mạng và xử dụng Internet tại vài quốc gia Đông Á vượt hẳn các quốc gia kỹ nghệ. Con số người có computer của Đông Á còn cao hơn con số ĐôngÂu và Mỹ châu La tinh.”
Theo tổ chức World Economic Forum , Singapore đứng hàng thứ tư trong nền kinh tế Đông Á, Đài Loan đứng hàng thứ năm, Nhật thứ tám, Hong Kong thứ 11 và Nam Hàn đứng thứ 17.
Mặc dầu dân số chỉ bằng một phần trăm dân số của Hoa kỳ , Singapore có tới 70 phần trăm kỹ sư và khoa học gia ngang tài với các kỹ sư và khoa học gia của Hoa kỳ. Nhật bản có số kỹ sư và khoa học gia đông gấp hai lần Hoa kỳ và Nam Hàn, nếu nói về số lượng.
Trong khi đó tay nghề kỹ sư và khoa học gia mỗi quốc gia có thể khác nhau, nhưng học sinh Singapore, Nam Hàn, Đài Loan và Nhật bản lại đạt được số điểm cao về hai môn toán và khoa học, vượt trên các đối tác Hoa kỳ có nhiều phương tiện hơn. Thái Lan và Phi Luật Tân cũng không thua xa nhiều lắm trong việc đào tạo nhân tàiø.
Chỉ có Nhật và Nam Hàn là có 3% tổng sản lượng nội điạ bỏ vào việc nghiên cứu và phát triển, một mức độ tối thiểu thích hợp để canh tân nền công nghiệp . Singapore đầu tư 1,5% tổng sản lượng vào việc nghiên cứu, còn Trung quốc đầu tư vào lãnh vực nghiên cứu chưa được 1%.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.