Hôm nay,  

Phím Đàn Ngang Cung

23/11/200600:00:00(Xem: 3584)

Phím Đàn Ngang Cung

Tổng Thống Bush đã nức nở ca ngợi các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam biết đi vào con đường tư bản hóa chế độ để mở ra một trang sử mới trong mối quan hệ giữa hai nước cựu thù, báo hiệu một sự tăng cường hợp tác, chủ yếu là kinh tế. Trong cuộc chiến tranh lạnh năm xưa, Mỹ đã thất bại trong mưu toan cắm dùi quân sự ở Việt Nam, nay ông Bush có kế hoạch cắm dùi kinh tế ở đây cũng là chuyện dễ hiểu. Kế sách này ai cũng thấy, chẳng có gì kỳ bí. Mấy ông Cộng sản Trung Quốc tất nhiên đã thấy rõ chủ trương đó từ lâu nên trước khi ông Bush đến, họ đã kéo sang Hà Nội thủ thế sẵn. Cắm dùi kinh tế ở Việt Nam là sách lược cần phải có để ép anh Trung Quốc chế ngự anh Ác Bắc Hàn. Tuy nhiên chuyến đi của ông Bush cũng có nhiều chuyện trớ trêu.

Đến Việt Nam lần này là lần đầu, Bush đã quá giang chuyến xe đò lớn có tên là Hội nghị Thượng đỉnh Kinh tế APEC, chớ không phải đi một mình chính thức đến Việt Nam như một quốc khách duy nhất. Trong ba-lô hành lý của ông khách Bush, ngoài những gói "cú-ki" và kẹo ngọt dành cho mấy ông lãnh đạo cộng sản Hà Nội, còn có một cục sắt đen sì và nặng trĩu có tên là Iraq. Thì ra cái của nợ đó vẫn đeo ông đằng đẵng, chẳng có cách nào dứt bỏ được. Vài ngày sau khi đảng Cộng Hòa mất quyền kiểm soát ở Quốc Hội và chính TT Bush đã phải tìm cách chấn chỉnh lại những sai lầm ở Iraq vì 2/3 dân Mỹ không tin ở tài lãnh đạo chiến tranh của ông, lời khen của ông Bush đối với cấp lãnh đạo Cộng sản Việt Nam vô hình chung đã bị giảm đi một phần. Giữa lúc cả thế giới đang nhìn vào Hội nghị APEC để xem tài lãnh đạo của ông trên trường quốc tế có gì hơn không, lời khen của ông thật không hợp thời hợp cảnh chút nào. Nhưng bất ngờ nhất, ông Bush đã đem cuộc chiến Việt Nam năm xưa ví von với cuộc chiến Iraq hiện nay.

TT Bush nói chiến tranh Việt Nam năm xưa đã đem lại một "bài học" cho ngày nay để áp dụng cho chiến tranh Iraq. Bài học đó là "chúng tôi sẽ thắng trừ phi bỏ cuộc". Cố nhiên ông Bush đã dùng lý luận này để bênh vực cho sách lược chiến tranh Iraq của ông và đả phá mọi đề nghị rút quân từng giai đoạn dù mau hay chậm. Ông đã nói quân Mỹ sẽ tiếp tục cuộc chiến cho đến khi hoàn thành sứ mạng chớ không rút. Rút quân là thất bại, là "bỏ và chạy" như đảng Cộng Hòa đã tố cáo đảng Dân Chủ khi có những tiếng nói đòi rút quân. Dĩ nhiên trừ những sự chụp mũ quen thuộc trong lúc tranh cử, không ai có thể nghĩ đến chuyện bỏ chạy. Thế nhưng ông Bush đem kinh nghiệm cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam để biện minh cho sách lược kiên trì không bỏ chạy trong cuộc chiến hiện nay ở Iraq, nghĩ cũng lạ lùng. Ở Việt Nam năm xưa, Mỹ đã bỏ chạy dù sự bỏ chạy đó không bị mất mặt vì đã có hiệp định Paris che chở và đã rút lui có trật tự. Nhưng giờ chót Mỹ vẫn phải bỏ chạy và chạy có cờ vì ông Đại sứ Mỹ đã kịp đem lá cờ Mỹ leo lên trực thăng mà chạy.

Đặc biệt ở nước Mỹ có hai ông không cần nhập cuộc ở Việt Nam mà đã bỏ chạy và sau đó cả hai đều lên làm Tổng Thống Mỹ. Một là ông Bill Clinton vì ghét chiến tranh nên đã lẩn sang bên Anh để đi học nên thoát được nạn bị gọi nhập ngũ. Hai là ông George W. Bush, không những ghét chiến tranh mà ghét luôn cả học, nhờ gia đình có uy thế nên đã đăng được vào Không quân của Vệ Binh quốc gia, trở thành phi công để lái máy bay phòng thủ trên trời Mỹ vì lái phi cơ đánh Việt Cộng đã có Không quân chiến lược và chiến thuật của quân đội chính quy. Dù vậy ông Bush vẫn có bài học về chiến tranh Việt Nam, cho thấy cứ kiên trì chờ là thắng. Đây có thể gọi là kế "bất chiến tự nhiên thành" của các ông quân sư bên Tầu ngày xưa. Họ không phải là quân sư quạt mo, bởi vì mấy ông quân sư Mỹ thời nay đã đem áp dụng trong cuộc chiến tranh lạnh và đã thành công rực rỡ. Mỹ không cần phải dùng đến bom nguyên tử, dĩ chí không cần bắn một phát súng vào đất Nga mà cả khối Liên Xô cũng phải sụp đổ.

Kế "bất chiến tự nhiên thành" thật tài tình, nhưng trong cái kế vô thi này có một yếu tố căn bản. Đó là chữ "chờ". Và chờ có nghĩa là để thời gian quyết định thắng bại. Vì thế câu hỏi tiên quyết là "thời gian làm việc cho bên nào"". Các ông quân sư Mỹ đã trả lời trúng phoóc câu hỏi này trong cuộc chiến tranh lạnh. Thời gian làm việc cho Mỹ chớ không làm việc cho Liên Xô. Bởi vì chiến tranh lạnh càng kéo dài Liên Xô càng khốn khổ vì nạn kinh tế suy sụp, Gorbachev đổi mới và tái cấu trúc nhưng vẫn không cứu được khối Cộng sản vì đã muộn rồi. Ở Việt Nam cố nhiên lúc đó các ông quân sư Mỹ chưa học được bài học kế vô thi của chiến tranh lạnh, và dù có biết trước kế bất chiến cũng trở thành bất khả thi, bởi vì bối cảnh mỗi thời một khác. Mỹ đã tiến đánh Cộng Sản Việt Nam khi Liên Xô và Trung Cộng còn đó nên đánh không xong đành phải bỏ mà rút. Rút rồi kiên trì chờ đúng 30 năm sau, nay ông Bush mừng mà thấy anh Cộng sản Việt Nam đi vào con đường tư bản. Nhưng nếu nói đó là thành công cũng không đúng, vì chế độ Cộng sản độc đảng độc quyền vẫn còn đó để đàn áp nhân quyền và các quyền tự do khác.

Bây giờ Mỹ đã sa lầy ở Iraq, nếu TT Bush nói đến "kiên trì" cho đến lúc hoàn thành sứ mạng, câu hỏi gay gắt nhất "thời gian làm việc cho ai"" lại được đặt ra. Câu trả lời hiển nhiên là thời gian ở đây không làm việc cho Mỹ mà làm việc cho bọn khủng bố và nổi loạn. Mỹ càng ở lại Iraq lâu, máu Mỹ càng chảy thêm và tiền Mỹ càng tốn nhiều. Từ ba năm qua ánh sáng vẫn chưa le lói ở cuối đường hầm. Bây giờ làm thế nào ra khỏi cái đường hầm đó" Có nhiều giải pháp được bàn tới, nhưng không thể đem những kinh nghiệm chiến tranh của thế kỷ trước mà áp dụng cho giải pháp Iraq. Bởi vì hoàn cảnh đã khác và mối nguy mà Mỹ phải trực tiếp đương đầu ngày nay cũng khác với mối nguy ngày xưa.

Cuộc họp thượng đỉnh kinh tế quốc tế lần này có phụ đề một màn trình diễn "văn nghệ hòa bình" với các diễn viên áo quần xanh đỏ lòe loẹt theo kiểu phường chèo của mấy ông Cộng sản Hà Nội. Trong khung cảnh hát tuồng đó, đem cái phông chiến tranh Việt Nam dựng song song với cái phông chiến tranh Iraq, chẳng khác gì một phím đàn ngang cung trong một buổi nhạc thính phòng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ Tân Hoa Xã, TQ: Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ để tìm ra cách thức phù hợp nhằm hòa hợp với nhau - chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi. ✱ Al Jazeera, Qatar: Chính quyền Biden cho biết Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh duy nhất của Hoa Kỳ “với mục đích định hình lại trật tự quốc tế và ngày càng có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để thúc đẩy mục tiêu đó” ✱ Kyodo News, Jp: Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết việc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế khả năng Trung Quốc tiếp cận một số chip cao cấp được Bắc Kinh sử dụng để sản xuất các hệ thống quân sự tiên tiến. ✱ Global Times, CN: Cuộc chiến chip ngày càng leo thang của Mỹ chống lại Trung Quốc đã tạo ra sự bất ổn to lớn cho ngành công nghiệp chip thế giới và đặt các nhà sản xuất chip hàng đầu vào tình thế cực kỳ khó khăn có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng. ✱ Asia Nikkei, Jp: Những hạn chế sẽ khiến Bắc Kinh khó khăn hơn nhiều trong việc mua hoặc chế tạo chất bán dẫn tiên tiến cho một quân đội...
✱ Declassified Uk.: Các hồ sơ giải mật cho thấy, Vương quốc Anh đã dự đoán về một "cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Nga và Ukraine" từ năm 1992. ✱ The Grayzone: Bài thuyết trình vào tháng 4 năm 2022 dành cho các sĩ quan tình báo cao cấp của Anh, vạch ra một kế hoạch phức tạp để làm nổ tung Cầu Kerch ở Crimea. ✱ TASS Ru.: Các nhân viên thuộc các cơ quan tình báo của Mỹ và Anh trực tiếp tham gia vào các hoạt động bí mật với Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và đào tạo nhân viên để thực hiện công tác ✱ Yahoo News: CIA đã bí mật đào tạo các lực lượng Ukraine tại vùng tiền tuyến phía đông của Ukraine - CIA huấn luyện các đối tác Ukraine về các kỹ thuật bắn tỉa, cách vận hành tên lửa chống tăng Javelin và các thiết bị khác...
Trước khi ngưng đọc vì cho rằng chúng ta đã nói rất nhiều về những điều tương tự trong nhiều tháng qua, xin hãy để tôi nói rõ: Tôi không nói về Nga. Không, đây là một vấn đề lớn hơn. Nó mang tên Trung Quốc...
Sáng thứ Hai 10/10/22 vùa qua, phải chăng Putin đã thay đổi bản chất cuộc chiến ở Ukraine khi phóng 83 hỏa tiễn nhằm thẳng 11 cơ sở vật chất dân sự và nhà cửa dân chúng? Putin đã áp dụng đúng lý thuyết chiến tranh của cộng sản là tiêu diệt sự sống xã hội của quốc gia địch khi mục tiêu không đạt được. Nhưng có người cho rằng oanh tạc Ukraine hôm thứ Hai thực chất không phải Putin thay đổi chiến thuật mà đó chỉ để vớt vát thể diện trước dân chúng Nga và thế giới sau nhiều thất bại liên tiếp ở Ukraine và, đau đớn hơn nữa, « cầu Putin » (Kertch) bị đặc công Ukraine phá hỏng...
Vào giữa tháng 3, chưa đầy một tháng sau khi Nga xâm lăng Ukraine, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã đưa ra một dự đoán nổi bật: Ukraine sẽ chiến thắng. Sáu tháng sau, Ukraine đang trên đà tấn công và tái chiếm lãnh thổ quan trọng giữa nhiều dấu hiệu là quyết tâm của Nga đang suy yếu. Các bản tường thuật chỉ ra rằng vũ khí và thông tin tình báo do Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh khác cung cấp đang mang lại cho cuộc phản công của Ukraine một sự thúc đẩy nghiêm trọng. Liên minh NATO vẫn bền vững và đoàn kết đứng sau Ukraine, bất chấp nỗ lực của Nga nhằm làm suy yếu sự thống nhất đó bằng cách hạn chế xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu...
Trong thời đại kinh tế toàn cầu hoá dựa vào tri thức và thông tin, thì kiến thức trở thành sức mạnh và Internet là phương tiện kết nối. Các kiến thức mới đang được phổ biến tự do trên khắp thế giới và mọi người có thể truy cập được dễ dàng hơn. Trước các chuyển biến dông bão này, tình hình cạnh tranh giữa các cường quốc không chỉ còn nằm trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh mà còn canh tân kỹ thuật và nhiều quốc gia cảm thấy đang bị đe dọa bởi sự tụt hậu về kiến thức và trang bị kỹ thuật số...
Cả hai nhà lãnh đạo nữ này đều là những nhân vật xuất chúng, những phụ nữ đầu tiên giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp bậc nhất trên đất nước họ. Hình ảnh hai bà kề vai sát cánh trên trường thế giới bất chấp một siêu cường do đàn ông thống trị chuyên đi bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn, quả là một thách thức tương phản và là một biểu tượng dũng cảm của thời đại...
Chuyến thăm của bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ở Đài Loan tạo thêm sự đe doạ mới của Trung Quốc đối với hòn đảo này, nó được tạo ra do nhu cầu duy trì việc kiểm soát đối với tình hình ở eo biển Đài Loan sau những chiến thắng bầu cử liên tục của đảng ủng hộ sự độc lập của Đài Loan...
Bản đồ thứ ba về thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh bắt nguồn từ cái thường được gọi là “Lý thuyết Hiện thực” (Realist Theory) về quan hệ quốc tế. Theo lý thuyết này, các quốc gia thực sự là chủ thể quan trọng duy nhất trong các vấn đề thế giới, mối quan hệ giữa các quốc gia là một mối quan hệ hỗn loạn (anarchy), và do đó để đảm bảo sự tồn tại và an ninh của họ, các quốc gia luôn cố gắng tối đa hóa quyền lực của mình... Một cái nhìn viễn kiến về mối hiểm họa xung đột giữa các quốc gia trên thế giới, của nhà Chính trị học lừng danh Samuel P. Huntington, do Bác sĩ Hồ Văn Hiền chuyển ngữ và chú thích. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ MI5: ĐCSTQ áp dụng cách tiếp cận cấp nhà nước, trong đó các doanh nghiệp và cá nhân bị pháp luật TQ buộc phải hợp tác với Đảng ✱ SHU Yenjoon, sĩ quan tình báo Trung Quốc đã bị kết án về tội đánh cắp bí mật thương mại trong lĩnh vực hàng không Hoa Kỳ ✱ MI5: Để ngăn chặn, năm 2020, Hoa Kỳ ngừng cấp thị thực mới cho các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Quân đội PLA ✱ ALJ: Giám đốc FBI Cảnh báo các công ty phương Tây rằng Bắc Kinh quyết tâm đánh cắp công nghệ của họ để đạt được lợi ích cạnh tranh. ✱ ĐS Trung Quốc tại London đã bác bỏ các cáo buộc của McCallum (MI5) và Wray (FBI), là "hoàn toàn vô căn cứ”. ✱ AFP: TMT Liên Quân Mỹ cáo buộc ông Tập Cận Bình thất hứa...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.