Hôm nay,  

Mỹ: Nhập Tăng, Xuất Giảm Mất Ưu Thế Trên Toàn Cầu

08/10/200600:00:00(Xem: 3063)

Washington.- Bài báo của ký giả Shobhana Chandra và Matthew Benjamin đăng trên International Herald Tribune đưa ra lời báo động: nền kinh tế Hoa Kỳ đang đánh mất vị trí ưu thế của nó trên toàn cầu.

Theo tác giả, Liên Âu, Nhật và các nền kinh tế nhanh nhạy khắp thế giới đang dứt bỏ dần sự lệ thuộc hàng hóa tiêu thụ của Hoa Kỳ. Nhu cầu của nền kinh tế Hoa Kỳ hiện đang xuống thấp đồng thời với sự đình trệ của thị trường nhà đất, tình trạng mà Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế gọi là nguyên nhân chính yếu sắp bùng phát nguy cơ suy thoái khắp toàn cầu.

Thị phần xuất cảng toàn cầu của người tiêu thụ và giới thương mãi Hoa Kỳ đã giảm thê thảm, từ 21.8% trong năm 2000 xuống còn 17.9% vào năm 2005 trong khi nhu cầu tiêu thụ không ngừng gia tăng ở Liên Âu, Nhật Bản và các thị trường nóng bỏng khác ở châu Á và Đông Âu.

Các nước xuất cảng ở Liên Âu và Á Châu đang chiếm một thị phần lớn dần thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại, trong khi Hoa Kỳ thì bó tay.

Liên Âu cho biết trong Tháng Chín đã ký kết các hợp đồng song phương với Trung Quốc và Nam Hàn. Trong Tháng Tám, Nhật Bản cũng đã ký với khối kinh tế 16 nước, gồm 10 nước Đông Nam Á, Hoa Lục, Nhật, Nam Hàn, Ấn Độ, Úc và Tân Tây Lan.

Theo một công ty nghiên cứu đặt trụ sở tại Luân Đôn, Hoa Kỳ hiện vẫn duy trì tình trạng nhập cảng lớn nhất cho tới nay, đã mua 1.7 ngàn tỉ đô hàng hóa và dịch vụ của thế giới hồi năm rồi, gấp đôi số lượng hàng nhập cảng của nước Đức.

Cơn khủng hoảng kinh tế của Hoa Kỳ diễn ra hồi năm 2001 đã làm tê liệt hoạt động thương mại, tài chính của các nước khắp thế giới. Tỉ lệ hợp đồng kinh tế Đài Loan ký kết trong năm đó là 2.2%, kỷ lục tồi tệ nhất chưa từng có. Kinh tế Nhật, Singapore, Mã Lai và Thái Lan cũng bị tổn thất nặng nề. Suy thoái ở Á Căn Đình và Mễ Tây Cơ trầm trọng hơn trong khi nhịp độ tăng trưởng của Đức và Ý đều xuống dốc.

Nhưng nay trong khi kinh tế Hoa Kỳ chậm lại thì các nền kinh tế khác vẫn đang phát triển.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ hy vọng sẽ xuống ở mức 2.6% vào ba tháng cuối năm 2006 trong khi 3 tháng đầu năm là 5.6%, theo cuộc khảo sát của các nhà kinh tế của Bloomberg News. Tốc độ tăng trưởng sức tiêu thụ - tiêu biểu cho hơn 2/3 nền kinh tế Hoa Kỳ, sẽ giảm xuống còn 2.7% trong khi quý đầu năm nay đạt 4.8%.

Vùng sử dụng đồng euro trong năm nay tăng trưởng nhanh nhất từ năm 2000 trở lại đây, dẫn đầu là Đức, nước có nền kinh tế lớn nhất Liên Âu. Nhu cầu tiêu thụ nội địa ở Nhật đang phục hồi dần sau 7 năm giảm phát và kinh tế Hoa Lục cũng tăng trưởng với tỉ lệ nhanh nhất trong quý 2 năm nay trong hơn một thập niên nay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tổng Thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte đã bày tỏ mối quan ngại đối với đại sứ của Trung Quốc về các tàu TQ tràn ngập trên Biển Đông, theo phát ngôn viên của ông cho biết, trong khi Việt Nam thúc giục Bắc Kinh tôn trọng chủ quyền biển của họ, theo bản tin của Reuters tường thuật hôm Thứ Năm, 25 tháng 3 năm 2021.
Tại Bangladesh, những người cấp cứu đang lục lội trong các đống đổ nát từ vụ đại hỏa hoạn tại một trại tị nạn đã phát hiện nhiều thi thể của gần một chục người – nhưng hàng trăm người vẫn còn mất tích, theo các nhà chức trách cho hay qua tường thuật của Đài NPR hôm Thứ Ba, 23 tháng 3 năm 2021.
Hoa Kỳ đã công bố các trừng phạt hôm Thứ Hai, 22 tháng 3 năm 2021, chống lại 2 cán bộ Trung Quốc vì “những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng” chống lại người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ, là bước tiến phối hợp với các đồng minh gồm Liên Âu, Canada và Anh Quốc, mà đã đưa ra các trừng phạt đối với cùng các cá nhân và những người khác, theo Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ cho biết qua tường thuật của CNN hôm Thứ Hai.
Bộ trưởng quốc phòng Phi Luật Tân hôm Chủ Nhật, 21 tháng 3 năm 2021, đã yêu cầu hơn 200 chiếc tàu Trung Quốc mà ông nói đã được dân quân điều khiển phải rời khỏi bãi san hô tại Biển Đông mà Manila đã tuyên bố chủ quyền, nói rằng sự hiện diện của họ là “hành động cổ võ việc quân sự hóa khu vực này,” theo hãng thông tấn Mỹ AP tường thuật hôm Chủ Nhật.
Người sáng lập của công ty sản xuất Vaccine (vắc xin) corona Mainz Biontech dự tính ​​các biện pháp cấm vận (Lockdown / lệnh đóng cửa) ở Đức sẽ chấm dứt chậm nhất là vào mùa thu 2021. Ugur Sahin đã nói với báo “Welt am Sonntag”: “Ở nhiều quốc gia tại châu Âu và ở Mỹ, vào cuối mùa hè chúng ta có thể sẽ ở vị trí không phải rơi vào tình trạng Lockdown”.
Trước sân Tòa Thị Chính Thành Phố Stanton vào lúc 12 giờ trưa Thứ Bảy ngày 20 tháng 3 năm 2021, hằng trăm cư dân người Mỹ gốc Miến Điện đã tham dự cuộc biểu tình để phản đối nhà cầm quyền quân phiệt miến đã dùng vũ lực để đàn áp dân chúng Miến Điện
“Còn có nhiều vấn đề nơi mà chúng tôi trên cơ bản còn mâu thuẫn,” theo Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết tại phiên họp cuối đưa đến chấm dứt hôm Thứ Sáu, “gồm các hành động của TQ tại Tân Cương, Hong Kong, Tây Tạng, Đài Loan, cũng như các hành động họ đang làm về tin tặc mạng. Và không ngạc nhiên khi chúng tôi nêu những vấn đề đó rõ ràng và trực tiếp thì chúng tôi gặp phản ứng bào chữa.”
Cộng đồng tình báo Hoa Kỳ cho biết trong một phúc trình mang tính bước ngoặc hôm Thứ Ba, 16 tháng 3 năm 2021, rằng chính quyền Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2020 với một chiến dịch gây ảnh hưởng “làm tổn hại” Tổng Thống Joe Biden và “ủng hộ” cựu Tổng Thống Donald Trump, nêu ra chi tiết về sự thúc đẩy thông tin sai lạc rộng lớn đã nhắm đích thành công, và đã được công khai chấp nhận, bởi các đồng minh của Trump, theo CNN tường thuật hôm Thứ Ba.
Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã thức giấc với bầu trời màu vàng hôm Thứ Hai, 15 tháng 3 năm 2021, khi bão cát lớn nhất mà đất nước này đã chứng kiến trong một thập niên đã quét qua đây, khiến nhiều lo sợ về sức khỏe mới, theo NBC News tường thuật hôm Thứ Hai.
Giáo Hội Công Giáo La Mã không thể chúc phúc cho các cặp hôn nhân đồng tính, bất kể mối quan hệ của các cặp ổn định hay lạc quan đến mức nào, theo Tòa Thánh Vatican cho biết hôm Thứ Hai, 15 tháng 3 năm 2021, qua tường thuật của NPR hôm Thứ Hai.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.