Hôm nay,  

Dân Mỹ: Chịu Tổn Thất, Sẽ Thắng Ơû Iraq

01/09/200300:00:00(Xem: 4593)
WASHINGTON D.C. - Quan ngại về tổn thất của lực lượng Hoa Kỳ tại Iraq có tăng, nhưng chưa khiến đa số dân Mỹ phản đối chiến dịch bình định.
Cac nhà phân tich khảo cứu về mối liên quan giữa tổn thất và tâm lý ủng hộ của công chúng trong thời chiến cho biết mức độ bào mòn lập trường ủng hộ chiến tranh thay đổi tùy từng trường hợp - ông Eric Larson, chuyên viên tổ chức nghiên cứu RAND, nói "tổn thất chiến trường thường có ảnh hưỏng đến lập trường ủng hộ chiến tranh", và nhận xét rằng tâm lý công chúng chịu đựng tổn thất của chiến sĩ vì thấy vấn đề Iraq rất quan trọng và vì tâm lý chung luc này là lạc quan tin rằng cac mục tiêu Hoa Kỳ theo đuổi sẽ thành công.
Tính từ đầu chiến cuộc, Hoa Kỳ mất trên 280 chiến binh kể cả vì tai nạn - sau ngày chấm dứt giai đoạn nành quân lớn mà TT Bush công bố ngày 1-5, trung bình 8 người mỗi tuần, riêng về tử trận là dưới 4 người/tùan.
Kết quả thăm dò nhận thấy người dân Mỹ có quan tâm về sự gia tăng tổn thất, nhưng tâm lý ủng hộ chiến dịch Iraq vẫn là vững.

Theo kết quả khảo sát của báo The Washington Post phổ biến ngày 12-8, tổn thất là không chấp nhận được với 53%, trong khi với 46% là chấp nhận được.
Trong Tháng Tư, phe chấp nhận là 66%, phe kia 28%. Cùng trong cuộc khảo sát của tờ Post, 61% nghĩ rằng chiến tranh Iraq là đáng để làm, 35% không đồng ý.
Theo khảo sát của ABC News, phổ biến ngày 25-8, thành phần tán thành quân đội Mỹ lưu lại Iraq là 69%, muốn rút quân chiếm 27%. Nước Mỹ mất 116,000 chiến sĩ trong Thế Chiến 1, khoảng 405,000 trong Thế Chiến 2, ở bán đảo Hàn 54,000 và ở VN 58,000.
Ngũ Giác Đài nhắc lại rằng tổn thất trong chiến dịch Bão Sa Mạc 1991 là 382, ở Afghanistan 84 (gồm 22 do hỏa lực đích)..
Giáo sư chính trị học Peter Feaver của trường đại học Duke cho biết tầm quan trọng của niềm tin vào chiếùn thắng sau cùng làm tăng sự chịu đụng tổn thất - điều này đúng trong trường hợp chiến tranh VN, công chúng chỉ nản lòng sau vụ Tết Mậu Thân và vì không thấy Bạch Oác có kế hoạch để thắng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.