Hôm nay,  

Quốc Tế Hứa Cấp 37.5 Tỉ Rưỡi Viện Trợ Tái Thiết Iraq

25/10/200300:00:00(Xem: 4109)
MADRID - Các chính phủ và các định chế tài chánh quốc tế hứa cung cấp 37 tỉ rưỡi MK, gồm viện trợ không hoàn lại và cho vay, giúp Iraq tái thiết - kết qủa này là cao hơn mong đợi, mặc dù mục tiêu là 56 tỉ MK theo ước lượng về dự chi của Hoa Kỳ và Ngân Hàng Thế Giới.
Các hứa hẹn không rõ rệt gồm viện trợ nhân đạo và viện trợ tái thiết, bán thiếu hàng xuất cảng dưới dạng các chương trình khac nhau về thời hạn.
Theo bảng tính của thông tấn Reuters, các nước và tổ chức quốc tế hứa viện trợ và cho vay 17 tỉ rưỡi MK trong thời hạn tối đa 5 năm ngoài 20 tỉ MK của Hoa Kỳ hứa hẹn.
Ngoại Trưởng Colin Powell tuyên bố giữa hội nghị Madrid rằng "sự phô diễn hậu thuẫn từ hội nghị này sẽ đẩy nhanh tái thiết và mau chóng đưa tới ngày người Iraq có thể gánh vác toàn bộ trach nhiệm - nhân dân Iraq sẽ nhớ lâu những giúp đỡ vào thời điểm gay go này".
Ông Iyad Allawi, chủ tịch luân phiên của HĐ Cai Trị Iraq, cho biết "Các nỗ lực tái thiết là ngọn đèn soi đường cho tiến trình dân chủ hóa trong vùng và đưa tới kết thuc tình trạng bạo động sau ngày olãnh tụ Saddam bị hạ bệ".
Ngân Hàng Thế Giới thông báo sẽ cấp từ 3 tỉ đến 5 tỉ MK từ nay đến năm 2008, trong khi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hứa hẹn 2 tỉ rưỡi đến 4 tỉ 250 triệu MK trong 3 năm.
Nhật có phần đóng góp lớn nhất sau Hoa Kỳ, hứa cấp thêm 3 tỉ rưỡi MK bằng tiền cho vay trung-hạn, cộng chung là 5 tỉ MK. Vương quốc Saudi Arabia, lân bang giàu có nhất, hứa 1 tỉ MK, gồm chia đều cho tài trợ và bán hàng ghi nợ. Liên Hiệp Aâu Châu loan báo tổng số đóng góp giúp Iraq tái thiết năm 2004 là 700 triệu Euro. Uûy viên đối ngoại Chris Patten tuyên bố "Mặc dù có bất đồng về chiến tranh Iraq, tất cả chúng tôi chia sẻ quyết tâm cùng giúp Iraq xây dựng tương lai tươi sáng hơn cho họ và toàn vùng".
Tổng số hứa hẹn từ Liên Hiệp Aâu Châu và các nước thành viên tính đến năm 2007 là 1.3 tỉ Euro - con số này có thể tăng thêm khi nhóm này xem xét ngân sách vào mùa xuân 2004.
Lân bang Iran, kẻ thù cũ của chế độ Saddam, hứa cấp tín dụng tương đương 300 triệu MK - bằng điện và hơi đốt, đồng thời cho phép Iraq xuất cảng dầu thô thông qua các bến cảng của Iran.
Bộ Trưởng thương mại Francois Loos của Pháp không công bố viện trợ mới, nhưng mô tả 1 số hình thức giúp Iraq, trong khi Thứ Trưởng ngoại giao Yuri Fedetov cho biết các công ty Nga sẵn sàng đầu tư trị giá 4 tỉ MK.

+

Rumsfeld: Mỹ Cần Cuộc Chiến Ý Thức Hệ

PARIS - Bộ Trưởng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld đã mở đầu sự chuyển hướng chính sách khi ông đặt các câu hỏi "Hoa Kỳ đang thắng hay thua trong cuộc chiến diệt khủng bố".


Trong thư gửi các viên chức Ngũ Giác Đài lộ ra ngoài trong tuần này, ông Rumsfeld 3 lần nhắc tới các trường đạo của Hồi Giáo mà ông nói là nơi tuyển mộ du kich tham gia thánh chiến.
Trong 1 cuộc phỏng vấn dành cho báo Washington Times, ông nêu ra các gợi ý về 1 loại cơ quan thông tin củûa thế kỉ 21 trong chính phủ để đảm trach cuộc đấu tranh về tư tưởng.
Bộ Trưởng Donald Rumsfeld chỉ rõ "Đa số người thuộc mọi tôn giáo không tin vào chủ nghĩa khủng bố - họ không tin vào việc đuổi giết người vô tội từ người lớn đến trẻ em, nhưng chúng ta cần thêm nhiều người đứng lên tuyên bố điều đó, không riêng chúng ta".
Theo dư luận chỉ trich chính sách của Washington, sự chuyển hướng không thể xẩy ra gần đây.
Chuyên gia chống khủng bố của Pháp Xavier Raufer nói rằng cho tới nay, chiến lược của Washington là vô hiệu và ngu dốt - thất bại là ở chỗ không đối phó được sức hô hào thánh chiến của Bin Laden phát đi từ 2 đài truyền hình A Rập.
Theo ông Raufer, Washington tập trung quá nhiều vào nhân lực, lại thiếu về thông điệp, ứng phó với trùm al-Qaeda như là 1 Tướng lục quân hay là lãnh tụ của 1 lực lượng du kich. Ông Raufer giải thich "sức mạnh duy nhất của Bin Laden là rao giảng, kich động, nhưng không ép ai, cũng không thể ra lệnh như 1 đại tướng".
Các nhà phân tich an ninh tại Hoa Kỳ nhận xét rằng thư của ông Rumsfeld gửi các viên chức Ngũ Giác Đài không phải là dấu hiệu của sự hoảng sợ, nhưng cho thấy chính phủ Bush chấp nhận nhu cầu cập nhật về tư duy trước những khó khăn vấp phải ở Afghanistan và Iraq.
Ông John Pike, giám đốc cơ sở nghiên cứu GlobalSecurity nhận xét "Hoa Kỳ đã có mặt ở Afghanistan 2 năm, họ vẫn còn bắn chúng ta" - theo ông, thư gửi Ngũ Giác Đài do chính ông Rumsfeld làm lộ với chủ ý cho biết ông đang có banh, ông không ngu mà nhận thức được nhu cầu cập nhận kế hoạch hành động.
Ông Pike nghĩ rằng Hoa Kỳ chịu đựng được mức độ bạo động ở Iraq, giá trị chiến lược của nước Iraq giàu tài nguyên dầu là rất lớn để Hoa Kỳ có thể bỏ đi - ông kết luận "Tuyên bố thắng rồi về không phải là chọn lựa ở Iraq như trường hợp VN".
Ông Ivo Daalder, nhà nghiên cứu của Viện Brookings, cho rằng ông Rumsfeld nên xét tới chính sách về Trung Đông cũng như chủ trương ủng hộ cac chế độ áp chế ở Ai Cập và Saudi Arabia - theo ông Daalder, ý định hạ thấp cuộc chiếm đóng Iraq sẽ tăng lên khi cuộc bầu cử TT 2004 đến gần, nhất là nếu lãnh tụ Saddam bị bắt hay bị giết.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
SPIEGEL phỏng vấn Ngoại trưởng Mỹ huyền thoại về nỗi ám ảnh và lệnh ngừng bắn của Putin...
Báo cáo năm 2021của Welthungerhilfe, một tổ chức cứu đói quốc tế được thành lập tại Đức từ năm 1992, vừa được phổ biến gần đây, cho thấy thực tế đã đánh tan bao hy vọng. Bảng chỉ số về nạn đói của báo cáo đã báo động về các nguy cơ dinh dưỡng của dân số thế giới và nguồn cung ứng lương thực trong toàn cầu...
Omar là con trai thứ tư của Bin Laden, người khủng bố giết người nổi tiếng khắp thế giới mà vụ gây chấn động hơn hết là vụ 9/11 ở NY năm 2001, hiện đang chọn sanh sống ở Normandie, vùng biển cực Bắc nước Pháp, với nghề vẽ tranh. Hôm đầu tháng 6 vừa qua, ông gặp nhà báo Charles Guyard của tuần báo Le Point, trong câu chuyện với nhà báo, ông kể lại tại sao ông chọn nước Pháp để sanh sống và may mắn, được Pháp chập nhận...
Ba người phụ nữ đầu tiên trên thế giới, được bầu cử vào chức vụ thủ tướng. Năm 1949, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh vai trò bình đẳng giữa phái nam và phái nữ, trong mọi lãnh vực, nhưng thời đó chưa có một lãnh đạo quốc gia nào trên thế giới do dân bầu lên là phụ nữ cả...
Tháng 11-1952 chiến tranh Cao Ly tiếp tục khốc liệt giữa Hoa Kỳ với quân Trung Cộng dưới quyền Bành Đức Hoài. Ngày 18 xảy ra đụng độ giữa một phi tuần Grumman F9F với một phi đội Sô-Viết bên trên không phận giữa Hội Ninh (Hoeryong) và căn cứ Hải Sâm Uy (Vladivostok) của Nga-Sô. Eisenhower vừa đắc cử Tổng thống, đích thân sang thị sát mặt trận và triệu tập viên phi công đã bắn rơi 4 chiếc MIG-15 của Nga. Một chiến tích chưa từng có và chưa hề tái lập. Kỳ lạ là chiến công bị ém nhẹm và Trung úy Royce Williams buộc phải im lặng trong suốt nửa thế kỷ...
Để thực hiện ý đồ bành trướng bá quyền Hán tộc dưới chiêu bài Giấc mơ Trung Hoa, Tập Cận Bình đã xây dựng hai vành đai về kinh tế và quân sự. Kinh tế là “Con đường tơ lụa thế kỷ 21”. Quân sự là “Chuỗi ngọc trai”. Hai vành đai nầy đi từ Châu Á qua Châu Phi và về Châu Âu. Hoa Kỳ chống lại bằng việc xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương. Về quân sự là vành đai Thái Bình Dương từ những căn cứ của đồng minh là Nhật Bản, Hàn Quốc, Okinawa, Australia và Singapore, Ấn Độ. Indonesia có thể là đồng minh tương lai...
Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Mậu dịch và Phát triển (UNCTAD) cảnh báo, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ 3,6% xuống 2,6% cho năm 2022 và các nước đang phát triển sẽ cần 310 tỷ Mỹ kim để đáp ứng các yêu cầu cho dịch vụ nợ công nước ngoài trong năm nay...
Lần đầu tiên, giới chỉ huy quân sự của Nga tuyên bố nay sẽ tập trung vào “giải phóng hoàn toàn” tỉnh ly khai Donbass thay vì gây chiến trên toàn lãnh thổ Ukraine như trước đây
Số người tị nạn chiến tranh từ Ukraine đến Đức đã vượt qua mức 100.000 (một trăm ngàn) người. Một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Liên bang thông báo rằng có 109.183 người tị nạn đã được ghi nhận vào sáng thứ Sáu 11.3.2022. Nhiều hơn 13.270 người so với hôm thứ Năm. Chính phủ Cộng Hòa liên bang (CHLB) Đức đảm bảo với các tiểu bang về sự hỗ trợ và cố gắng phân phối những người tị nạn tốt hơn.
Trong cuộc xung đột Ukraine, các phản ứng rõ ràng đối với các cuộc tấn công của Putin đang đến từ Đức.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.