Hôm nay,  

Dân Mỹ Sợ Toàn Cầu Hóa: 56 Triệu Việc Ra Nước Ngoài

26/03/200600:00:00(Xem: 5684)
WASHINGTON - Tương lai kinh tế Mỹ trong thời đại toàn cầu hóa sẽ gây ra nhiều lo lắng về việc làm cho người dân Hoa Kỳ, theo nhận xét của Harold Meyerson trên báo Washington Post hôm 22-3-2006.

Kinh tế gia Alan Binder của Đại Học Princeton cũng báo động tương tự trên tập san Foreign Affairs ấn bản tháng 3-tháng 4. Là phó chủ tịch của hội đồng các thống đốc ngân hàng trong Quỹ Dự Trữ Liên Bang từ 1994 tới 1996, Blinder là một kinh tế gia dòng chính nổi bật, lên lời báo động của ông cực kỳ đáng ngại.

Blinder viết, trong một trật tự tòan cầu mới, không chỉ việc làm trong các ngành sản xuất mà còn là hàng khối việc làm trong ngành dịch vụ cũng sẽ di tản sang các nơi lương nhân công rẻ.

Rồi thì, chỉ còn các công việc cần nhúng tay vào, hay các dịch vụ phải trực tiếp tiếp cận khách hàng thì mới an tòan trên nứơc Mỹ.

Blinder viết, "Lao công dọn vệ sinh và ngừơi lái xe cần cẩu mới có lẽ miễn nhiễm đối với cạnh tranh từ nước ngoài. Nhưng các kế tóan viên và thảo chương điện tóan thì không."

Sau khi làm các bài tóan, Blinder viết, "Tổng số việc làm khu vực dịch vụ Hoa Kỳ hiện nay có thể sẽ đưa ra nước ngoài thì nhiều từ 2 lần tới 3 lần tổng số việc làm khu vực sản xuất hiện nay (số sau này khoảng 14 triệu việc làm)".

Vì Blinder tin rằng tất cả những việc làm khu vực sản xuất đó có thể dọn ra hải ngọai, nên tổng số việc làm Hoa Kỳ có thể dọn ra Bangalore hay Bangladesh sẽ nằm trong khỏang từ 42 triệu việc làm tới 56 triệu việc làm.

Như thế không có nghĩa là tất cả các việc làm đó sẽ được dọn ra hải ngoại cả. Nhưng có nghĩa là những người Mỹ đang làm các việc đó sẽ phải cạnh tranh với những ngừơi làm cùng một việc với lương rẻ vô cùng so với người Mỹ.

Hiểm họa tòan cầu hóa và hiện thực của việc giải trừ công đòan kết hợp lại đã làm cho việc tăng lương với hầu hết dân Mỹ chỉ là chuyện quá khứ. Từ năm 2001 tới 2004, thu nhập hộ gia đình trung bình đã tăng có 1.6%, trong khi năng suất tăng 11.7%.

Cùng chết đi với các việc đó là nhiềm tin là nền giáo dục tốt sẽ là tự vệ tốt nhất để ngăn cản làn sóng tòan cầu hóa. Một bản nghiên cứu năm ngóai bởi các kinh tế gia J. Bradford Jensen của Viện Kinh Tế Quốc Tế (Institute for International Economics) và Lori Kletzer của Đại Học UC Santa Cruz cho thấy các công nhân khu vực dịch vụ càng có tay nghề cao thì nhiều phần là họ đang làm các việc có thể đưa ra ngoài nứơc.

Theo thống kê Bộ Lao Động, tỉ lệ số việc làm tại Mỹ đòi hỏi văn bằng cử nhân sẽ tăng chút xíu, có 1% -- tức là từ 26.9% trong năm 2002 tới 27.9% trong năm 2012 - trong súôt thập niên này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.